Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể gây thâm sẹo, lở loét hay khiến da bé bị nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Vì những nguy cơ mà bệnh có thể gây ra cho trẻ sơ sinh, bố mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, phụ huynh cần tìm hiểu bệnh hắc lào ở trẻ, điều trị và phòng tránh an toàn cho con.
Định nghĩa hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bệnh hắc lào hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là lác đồng tiền. Bệnh hình thành do nấm sợi - Dermatophytes, một loại nấm gây viêm da phổ biến ở Việt Nam. Hắc lào có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em cho đến người trưởng thành.
Trong đó, bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh cũng là tình trạng phổ biến. Trẻ gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đôi khi đau rát khiến quấy khóc, thậm chí bỏ bú gây thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể.
Nguyên nhân hắc lào ở trẻ sơ sinh
Nấm gây bệnh hắc lào có thể xâm nhập và gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Những yếu tố tăng nguy cơ có thể kể đến như:
- Vệ sinh: Bố mẹ không giúp con làm vệ sinh da sạch sẽ, mặc đồ cho con khi chưa thấm khô hết nước hoặc sử dụng dung dịch tắm, sữa tắm không phù hợp cho da bé,...Những vấn đề này có thể gây kích ứng da, tạo điều kiện cho nấm ngứa hay những vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh cho trẻ sơ sinh.
- Thời tiết: Trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Đặc biệt là khi nhiệt độ thay đổi thất thường, trời ẩm ướt khiến cho tác nhân gây hại từ môi trường sinh sôi, tấn công làn da yếu mềm của các bé.
- Hệ miễn dịch: Như đã đề cập, trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch, do đó rất dễ bị tác động khi gặp dị nguyên. Ngoài ra, trường hợp những trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng như thiếu vitamin A, E, C,...Khi gặp vi khuẩn, nấm cơ thể trẻ dễ dàng bị chúng tấn công hơn những em bé khỏe mạnh khác.
- Di truyền: Một số nghiên cứu gần đây có ghi nhận yếu tố di truyền bệnh hắc lào từ bố mẹ sang con cái, đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh.
- Cơ địa: Những trẻ có cơ địa mẫn cảm khi gặp phải những tác nhân gây hại sẽ thường kích ứng, khởi phát bệnh bất cứ lúc nào.
- Lây nhiễm: Trường hợp trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hắc lào hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh,...sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
Ngoài những yếu tố gây bệnh phổ biến kể trên, khi cơ thể trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa,...cũng có thể khiến bệnh bùng phát.
Đọc thêm: Bệnh Hắc Lào Có Lây Không? Có Bị Di Truyền Không? HỎI ĐÁP
Đối tượng hắc lào ở trẻ sơ sinh
Đối tượng trẻ nào dễ bị hắc lào nhất? Theo đó, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hắc lào khá cao khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Trẻ không được bố mẹ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
- Các bé có cơ địa dễ bị tác động, kích ứng bởi thời tiết.
- Trẻ có hệ miễn dịch kém, đề kháng không tốt.
- Những bé bị di truyền bệnh từ cha, mẹ.
Triệu chứng hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có những triệu chứng như sau, bố mẹ nên lưu ý để sớm nhận biết và giúp trẻ điều trị:
- Trên da trẻ có những vùng da bị mụn trắng, đỏ, bên ngoài có viền vảy hình tròn, chúng có kích thước từ 1cm đến 2cm.
- Mụn phồng rộp ban đầu hình thành ở một vùng da nhỏ sau đó có thể lan rộng ra vùng da xung quanh nếu không điều trị sớm.
- Trẻ sơ sinh quấy khóc thường xuyên, ngứa rát và gãy liên tục.
- Trẻ biếng ăn, không chịu bú, người luôn khó chịu nhất là không ngủ vào ban đêm.
- Dịch vàng chảy sau 5 - 7 ngày xuất hiện mụn trắng, sau đó vùng da sẽ dần khô lại và sần sùi.
- Vị trí da ở mép, má, cằm, trán, tai,...những vùng có nếp gấp thường xuất hiện dấu hiệu hắc lào dễ nhận diện nhất.
Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi trẻ mà dấu hiệu nhận diện hắc lào cũng có sự thay đổi không ổn định. Bố mẹ nên quan sát và theo dõi những triệu chứng bất thường của con. Nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị phòng ngừa các nguy cơ.
CẢNH BÁO: Hắc Lào Bị Tái Phát Do Đâu? TÌM HIỂU NGAY Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
Biến chứng hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh nếu không chữa sớm, áp dụng sai các biện pháp có thể gây ra những biến chứng sau:
- Nhiễm trùng da: Da trẻ bị hắc lào sẽ yếu đi rất nhiều, mất khả năng bảo vệ trước các yếu tố gây hại từ môi trường. Khi này các loại nấm khuẩn sẽ tấn công lên vết thương và gây nhiễm trùng.
- Bội nhiễm da: Các tổn thương về lâu dài có thể gây ra bội nhiễm, khiến tế bào da hư hỏng hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi và để lại sẹo cho tới khi trưởng thành.
- Suy giảm sức khỏe: Con khi bị hắc lào sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, từ đó dẫn tới quấy khóc, chán ăn, ngủ không ngon giấc. Điều này sẽ nhanh chóng làm sức khỏe của con sụt giảm rõ rệt, con gầy yếu và xanh xao hơn.
ĐỌC NGAY: Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Ảnh Hưởng Như Thế Nào?
Chẩn đoán hắc lào ở trẻ sơ sinh
Khi đưa con tới các cơ sở y tế thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật chẩn đoán sau:
- Thăm khám bằng mắt thường: Nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh thông qua các đặc điểm tổn thương trên bề mặt da. Sau đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi phụ huynh về những bệnh lý nền, tiền sử viêm da của bé (nếu có). Các thông tin liên quan tới yếu tố gây bệnh như tiếp xúc với người bị hắc lào, vấn đề vệ sinh cơ thể, các loại thú cưng chơi cùng con đều cần thông báo với bác sĩ.
- Xét nghiệm mẫu da: Mẫu da trên vùng hắc lào sẽ được lấy đi kiểm tra để tìm ra nấm gây bệnh. Kỹ thuật này sẽ giúp xác định nguyên nhân khiến bé bị hắc lào và không gây ra đau đớn cho trẻ.
Điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể chữa theo nhiều phương thuốc khác nhau, ví dụ như:
Thuốc Tây y chữa bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Với thuốc Tây y, các loại dùng cho trẻ đều phải có sự chỉ định hướng dẫn từ các bác sĩ để đảm bảo an toàn, có hiệu quả. Thuốc thường dùng gồm có:
- Kem bôi: Các loại thuốc bôi ngoài da sẽ thích hợp với trẻ trong độ tuổi này. Kem bôi chứa các thành phần giúp giảm nhanh cơn ngứa, làm xẹp mụn nước, kích thích da mới hình thành và hạn chế hắc lào lan rộng. Có thể dùng thuốc Lotrimin, Miconazole, Tolnaftate, Lamisil,...
- Thuốc tăng cường miễn dịch: Các loại thuốc có khả năng tăng cường hệ miễn dịch sẽ được chỉ định để trẻ có khả năng chống đỡ các loại vi khuẩn, nấm tốt hơn.
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi thật sự cần thiết theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Mẹo dân gian
Mẹo chữa dân gian được áp dụng cho trường hợp bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh mới khởi phát, còn ở mức độ nhẹ. Thông thường, những bài thuốc được sử dụng có nguồn gốc là thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn, lành tính cho làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Tham khảo:
- Rau răm: Chuẩn bị một nắm lá rau răm, rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút. Lá rau răm đem giã nát rồi ép nước cốt để thoa lên vị trí da bị hắc lào của trẻ. Sau 15 phút vệ sinh lại với nước ấm và thấm khô bằng khăn sạch.
- Củ riềng: Dùng 1 củ riềng đã rửa sạch hết bụi bẩn, thái thành miếng nhỏ, cho vào cối giã nát và thêm một chút nước lọc. Khuấy đều rồi ép nước cốt và thoa đều lên da mỗi ngày 2 lần.
- Nhựa chuối xanh: Lấy 1 quả chuối xanh rửa sạch, cắt phần đầu chuối để lấy nhựa và thoa nhẹ nhàng lên da.
ĐỪNG BỎ LỠ: THAM KHẢO NGAY TOP 9+ Cách Trị Hắc Lào Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cao
Phòng tránh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên chủ động trong việc chăm sóc và phòng tránh bệnh cho con. Một số vấn đề cần lưu ý như:
- Vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày, sử dụng nước ấm để tắm rửa.
- Giữ da bé khô thoáng, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt khiến vi khuẩn, nấm lưu trú gây hại cho da.
- Sử dụng sản phẩm tắm, dưỡng da cho trẻ có thành phần phù hợp, ưu tiên loại chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính, không sử dụng sản phẩm chứa hóa chất có thể khiến da trẻ kích ứng.
- Chọn quần áo thoải mái cho trẻ, chất liệu thấm hút tốt, thoáng mát.
- Giữ vệ sinh môi trường sống, tránh để bé tiếp xúc với dị nguyên như lông thú nuôi, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, bụi bẩn,...
- Không để bé tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh về da, đặc biệt là người bị hắc lào để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Dùng riêng đồ dùng cho bé, không nên để bé dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người lớn.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy da bé có dấu hiệu bất thường.
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp. Bệnh không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, trường hợp không can thiệp kiểm soát có thể khiến hắc lào lan rộng, biến chứng nguy hại cho sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ. Do đó, bố mẹ nên chủ động thăm khám cho con tại cơ sở y tế uy tín. Điều trị và chăm sóc giúp bé sớm phục hồi và phòng ngừa nguy cơ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
- Bị Hắc Lào Nên Kiêng Gì Và Ăn Gì Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất
- Hắc Lào Ở Tay Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng Ngừa Hiệu Quả