Mụn mủ thuộc nhóm nhóm mụn nghiêm trọng, sẽ gây ra nhiều tổn thương lớn cho làn da khi không chữa trị sớm. Để điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả, cần nắm được các thông tin chi tiết về mụn. Dưới đây là những chia sẻ cụ thể cho người bị tham khảo.

Định nghĩa mụn mủ

Mụn mủ là các nốt mụn có kích thước lớn, sưng to và có màu đỏ rất rõ trên da. Mụn còn có thể gọi là mụn bọc chứa mủ, phần dịch lỏng ở trong mụn thường có màu trắng ngà. Cũng tương tự các loại mụn sưng viêm khác, mụn bọc mủ rất đau nhức và dễ để lại nhiều tổn thương trên da khi không chăm sóc cẩn thận.

Mụn chủ yếu xuất hiện bởi các vi khuẩn P.Acnes tấn công, cùng với các dấu hiệu bã nhờn, bụi bẩn tích tụ khiến mụn dễ phát triển rộng. Do đó, cần phải sớm lựa chọn các biện pháp loại bỏ mụn phù hợp, hiệu quả nhất.

Mụn mủ là loại mụn chứa cả mủ và dịch lỏng ở trong
Mụn mủ là loại mụn chứa cả mủ và dịch lỏng ở trong

Nguyên nhân mụn mủ

Mụn mủ xuất hiện bởi nhiều yếu tố, có thể kể tới như: Nội tiết tố, khả năng bài tiết của cơ thể, việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày,...

Nội tiết tố

Khi nội tiết tố thay đổi bất thường, da sẽ khó đào thải độc tố, dầu nhờn tiết ra nhiều, các lỗ chân lông bị bít tắc sẽ làm mụn mủ hình thành. Nếu gặp phải các yếu tố kích thích như vi khuẩn, mụn nhanh chóng phát triển mạnh mẽ khắp mặt và nhiều vị trí khác.

Hệ thống bài tiết

Mụn mủ sẽ hình thành khi hệ thống bài tiết của cơ thể bị suy giảm chức năng. Cụ thể gan và thận bị tích tụ độc tố, hạn chế khả năng đào thải các chất gây hại sẽ giảm khả năng thanh lọc của làn da, cản trở các chất gây hại đẩy ra ngoài. Da mất nước, khả năng miễn dịch kém, dễ bị vi khuẩn tấn công, bít tắc lỗ chân lông.

Cách vệ sinh da

Mụn mủ và nhiều loại mụn khác sẽ xuất hiện khi làn da không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Việc chỉ dùng nước rửa mặt sẽ làm da bị tích tụ nhiều vi khuẩn, da chết, bã nhờn, bụi bẩn. Sau một thời gian nang lông bị bít kín sẽ hình thành mụn. Ngoài ra, khi vệ sinh tạo nhiều lực tác động mạnh lên da, làm da tổn thương cũng có thể bị nổi mụn.

Chỉ dùng nước sạch rửa mặt sẽ không làm hết bụi bẩn bã nhờn
Chỉ dùng nước sạch rửa mặt sẽ không làm hết bụi bẩn bã nhờn

Chế độ sinh hoạt

Các thói quen sinh hoạt hàng ngày gồm: Thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử liên tục buổi đêm, ngủ không sâu giấc, không che chắn bảo vệ làn da khi ra ngoài,... đều gây ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.

Chế độ ăn uống

Các bữa ăn hàng ngày nạp quá nhiều đường, muối, dầu mỡ, các gia vị cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, các thức uống có cồn, chất kích thích,... sẽ gây mụn mủ. Những yếu tố này làm gan bị tích tụ nhiều độc tố, giảm chức năng bài tiết, khiến da mất nước, suy yếu hàng rào bảo vệ. Từ đó mụn mủ bùng phát nhanh chóng trên mặt.

Đối tượng bị mụn mủ

Qua các nguyên nhân hình thành, nhóm đối tượng dễ bị mụn mủ nhất có thể chỉ ra gồm:

  • Người mang thai hoặc sau sinh.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Người đang dậy thì.
  • Các trường hợp ăn uống và sinh hoạt thất thường.
  • Người thường tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, da đổ nhiều dầu nhờn nhưng không có cách chăm sóc, vệ sinh da phù hợp.

Triệu chứng mụn mủ

Mụn mủ có các dấu hiệu khá tương đồng với các loại mụn trứng cá thông thường nhưng mức độ tổn thương nhiều hơn. Các biểu hiện gồm có:

  • Mụn bị sưng đỏ, có thể nổi rải rác hoặc tập trung thành các cụm lớn nhỏ trên mặt.
  • Trong ổ mụn có chứa dịch trắng hoặc vàng, nếu vỡ ra ngoài sẽ làm lây lan mụn.
  • Khi chạm vào mụn rất đau nhức, dễ bị vỡ.
  • Mụn có thể để lại thâm và sẹo rỗ.

Một số vị trí dễ nổi mụn bọc có mủ nhất là:

  • Mụn quanh miệng, cằm: Mụn mụn nổi quanh cằm và miệng là vị trí khá nguy hiểm, có khả năng là mụn đinh râu, dễ gây viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng máu hoặc tê liệt một số dây thần kinh khi tự ý nặn nhân mụn.
  • Mụn ở mũi: Mũi cũng dễ nổi mụn mủ sưng to, đau nhức và có thể tái phát liên tục khi gốc mụn vẫn còn ẩn sâu dưới da. Nặn mụn mủ ở mũi cũng gây nhiều khó khăn do bề mặt da không bằng phẳng, dễ đau nhức hơn các vị trí khác.
  • Mụn bên thái dương: Mụn mủ ở thái dương có thể gây ảnh hưởng tới một số huyệt đạo, người bị dễ đau nhức liên tục, mụn gây sưng viêm, ửng đỏ da và dễ để lại tổn thương ăn sâu do vùng da này khá mỏng.
  • Mụn chân mày: Vị trí chân mày cũng khá thường bị mụn bọc, các nốt mụn phát triển mạnh, đau nhức, dễ để lại thâm mụn và kéo theo ảnh hưởng tới các dây thần kinh chạy xung quanh.

Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên mặt
Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên mặt

Biến chứng mụn mủ

Mụn mủ không phải loại mụn nhẹ có thể chủ quan trong việc điều trị. Mụn khi chuyển nặng sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho làn da. Dịch mủ bị vỡ nhanh chóng làm mụn lây lan ra các vùng da khỏe mạnh.

Mụn bọc mủ cũng dễ để lại nhiều sẹo thâm và rỗ trên mặt, gây sưng viêm lớn, làm người bị đau nhức không dứt. Nếu mụn đột ngột vỡ mủ, cần sớm tới các cơ sở y tế thăm khám kịp thời vì đây là dấu hiệu mụn đã bị nhiễm trùng, dễ gây hoại tử da.

Chẩn đoán mụn mủ

Mụn mủ được chẩn đoán chính xác sẽ có cách điều trị phù hợp nhất. Hiện nay các phương pháp đánh giá mụn được thực hiện gồm:

  • Thăm khám, quan sát tình trạng mụn bằng mắt thường.
  • Soi da nhằm đánh giá độ sâu của gốc mụn, các tổn thương bên dưới da, mức độ phát triển, sinh sôi của vi khuẩn.
  • Thực hiện xét nghiệm khi có dấu hiệu nổi mụn mủ do nội tiết tố mất cân bằng.

Điều trị mụn mủ

Mụn mủ được điều trị với các phương pháp từ thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian cho tối các kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Thuốc Tây y

Y học hiện đại bào chế nhiều loại thuốc trị mụn bọc khác nhau, thuốc được dùng theo liều lượng và loại riêng đối với mới người bệnh. Một số thông tin về thuốc như sau:

  • Benzoyl Peroxide: Thuốc dùng phổ biến trong các đơn điều trị mụn mủ. Công dụng chính gồm: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, hạn chế các dấu hiệu tổn thương do mụn gây ra. Nồng độ thuốc được dùng tùy theo tình trạng mụn của mỗi người.
  • Thuốc kháng sinh: Để kiểm soát mụn mủ, thuốc kháng sinh cần được sử dụng theo đúng liệu trình. Chủ yếu sẽ sử dụng Erythromycin hoặc Clindamycin và sử dụng trong tối đa 6 tháng.
  • Retinoids: Thuốc làm giảm tình trạng đổ dầu thừa, tích tụ tế bào chết trên da. Các lỗ chân lông được làm sạch hoàn toàn, biểu hiện viêm sưng thuyên giảm, mụn mủ sẽ gom cồi nhanh.
  • Acid Salicylic: Cũng có tác dụng loại bỏ các tế bào chết và giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm da hiệu quả. Da nhanh chóng được phục hồi, làm dịu cảm giác ửng đỏ, sưng đau rõ rệt. Thuốc dùng cho cả mụn mủ và mụn trứng cá thông thường.
  • Thuốc tránh thai: Được sử dụng với mục đích tạo sự cân bằng cho hormone, hạn chế dầu thừa. Tuy nhiên thuốc chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Người bệnh không tự mua thuốc về dùng tại nhà.

Điều trị mụn mủ bằng thuốc Tây được áp dụng phổ biến
Điều trị mụn mủ bằng thuốc Tây được áp dụng phổ biến

Kỹ thuật công nghệ

Có khá nhiều kỹ thuật công nghệ được ứng dụng trong việc điều trị mụn mủ, nổi bật nhất gồm những phương pháp sau:

  • Q-Plus Evo: Đây là kỹ thuật trị mụn mủ  sử dụng nguồn laser có bước sóng 532nm và 1064nm, 3 chế độ phát xung. Theo đó, các vết mụn mủ sẽ được làm khô nhanh chóng, giảm viêm nhiễm. Đồng thời, da không để lại các vết thâm sẹo, thời gian tái tạo phục hồi được rút ngắn và không làm da xảy ra các tổn thương kích ứng.
  • Laser CO2 vi điểm: Kỹ thuật dùng nguồn laser được cài bước sóng 10.600nm, chiếu laser lên da với những chùm tia siêu nhỏ, cho hiệu quả tốt và không gây hại cho làn da. Da được kích thích sản sinh thêm collagen, gia tăng sự bền chắc cho các liên kế để ngăn chặn hình thành sẹo lõm. Mụn khô nhanh, không còn biểu hiện sưng đỏ, đau nhức, các tế bào da khỏe mạnh không bị tác động ảnh hưởng tiêu cực.
  • IPL: Trị mụn mủ bằng IPL ứng dụng nguồn ánh sáng có xanh - đỏ với bước sóng trong khoảng 400 - 1200nm. Qua đó, các vi khuẩn gây mụn trú ngụ trong lỗ chân lông bị tiêu diệt hoàn toàn, da tái tạo tốt sau tổn thương, không để lại sẹo lõm và thâm. Những vùng da khỏe mạnh quanh mụn mủ không bị gây tổn thương kích ứng khi chiếu IPL.

Mẹo dân gian

Có khá nhiều cách chữa mụn bọc mủ trong dân gian, được sử dụng rộng rãi đối với những trường hợp mụn không quá nghiêm trọng. Có thể kể tới một số công thức như:

  • Lá bạc hà: Chuẩn bị một lượng lá bạc hà vừa đủ, đem rửa và ngâm với muối loãng để làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn trên lá. Xay nhuyễn bạc hà cùng một chút nước lọc, ép lấy phần nước cốt rồi thoa đều lên các vùng da đang có mụn mủ. Đợi sau 15 phút, làm sạch làn da với nước mát và cần đảm bảo thực hiện mỗi tuần 3 lần.
  • Chanh: Chuẩn bị 1 quả chanh, rửa sạch và vắt lấy phần nước cốt, thêm vào 1 thìa nước lọc. Vệ sinh da bằng sản phẩm sữa rửa mặt thường dùng, tiếp đó chấm đều nước chanh lên các nốt mụn mủ. Khi nước chanh đã khô, thoa thêm 1 lần nữa và rửa lại mặt sau khoảng 15 phút. Cần duy trì dùng nước chanh mỗi tuần 3 lần để mụn thuyên giảm.
  • Mật ong: Cần vệ sinh làn da trước, sau đó lấy mật ong nguyên chất chấm đều lên các nốt mụn. Để mật ong trên da khoảng 15 - 20 phút rồi sử dụng nước ấm rửa mặt sạch sẽ. Hàng tuần dùng mật ong trị mụn mủ tối đa 3 lần.

Chanh có tác dụng giảm sưng viêm, gom cồi mụn
Chanh có tác dụng giảm sưng viêm, gom cồi mụn

Thuốc Đông y trị mụn mủ

Với các bài thuốc Đông y, sẽ có nhiều dược liệu quý được ứng dụng kết hợp vào bài thuốc để trị mụn từ sâu bên trong. Hiện nay có một số liệu trình được dùng phổ biến cho mụn mủ gồm:

Bài thuốc số 1:

  • Vị thuốc: Xích thược, cam thảo, nhân trần, hoàng bá, xa tiền, chi tử, đại hoàng, hoàng cầm.
  • Cách dùng: Cho thuốc đã rửa sạch vào ấm sắc với 800ml nước. Nước thuốc khi sôi cạn còn 1 bát con sẽ lấy ra và uống theo 3 bữa mỗi ngày. Thuốc nên hâm ấm trước mỗi lần sử dụng để phát huy được hết công dụng.

Bài thuốc số 2:

  • Vị thuốc: Cam thảo, đẳng sâm, cát cánh, hoài sơn, sa nhân, liên nhục, ý dĩ, bạch truật, bạch biển đậu, bạch linh.
  • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm với 7 bát nước. Sắc thuốc cho sôi nhỏ và đều, khi nước thuốc đã rút bớt ¾, dừng sắc và chắt nước thuốc ra ngoài. Uống thuốc vào các buổi sáng, trưa và tối đều đặn cho tới hết liệu trình.

Bài thuốc số 3:

  • Vị thuốc: Đơn bì, sài hồ, xích thước, uất kim, chi tử, thục địa, đào nhân, xuyên khung, hồng hoa, đương quy.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 1 lít nước, đợi nước thuốc cạn còn 1 bát con sẽ chắc ra uống hết trong ngày. Thuốc để qua đêm sẽ làm giảm hiệu quả trị mụn.

Phòng tránh mụn mủ

Áp dụng các biện pháp chăm sóc làn da phù hợp, sinh hoạt và ăn uống điều độ sẽ giúp ngăn chặn sự xuất hiện của mụn mủ rất tốt. Một số cách có thể thực hiện gồm:

  • Luôn đảm bảo da được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày với các bước tẩy trang, rửa mặt bằng những sản phẩm phù hợp, thành phần lành tính, không chứa các yếu tố gây kích ứng cho làn da.
  • Kết hợp tẩy da chết vật lý hoặc hóa học, xông hơi mỗi tuần 1 lần giúp làm sạch sâu cho da, hạn chế sự tích tụ bụi bẩn, da chết trong các lỗ chân lông, giảm sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn.
  • Không nên lạm dụng các sản phẩm trang điểm, không dùng mỹ phẩm trộn, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Luôn thoa kem chống nắng đầy đủ khi ra ngoài để tăng cường hàng rào bảo vệ cho làn da. Nếu hoạt động dưới nắng liên tục cần bổ sung lại lớp kem mới sau mỗi 2 đến 3 tiếng.
  • Che chắn cho da bằng mũ, nón, khẩu trang, đặc biệt khi phải tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, độc hại, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây rủi ro cho làn da.
  • Nên có chế độ ăn uống lành mạnh thông qua các loại trái cây, rau củ và nguồn thịt cá bổ dưỡng. Cung cấp các vitamin A, B, C, E, các loại khoáng chất như kẽm, sắt, magie, kali, canxi,... các chất chống oxy hóa và men để làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Nên có chế độ ăn uống lành mạnh để ngừa mụn
Nên có chế độ ăn uống lành mạnh để ngừa mụn

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng cà phê, nước có ga, nước ngọt, rượu, bia, các chất kích thích. Da sẽ rất dễ bị mất nước, bong tróc, mất khả năng tự bảo vệ khi độc tố tích tụ quá nhiều và không thể đào thải ra ngoài.
  • Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ đông lạnh, các món ăn ngập dầu mỡ, đồ cay nóng hay những thực phẩm chứa lượng đường và muối cao.
  • Uống 2 lít nước mỗi ngày nhằm thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố khỏi da. Đặc biệt khi tập luyện thể dục thể thao, lao động nặng nhọc càng cần chú ý bổ sung nhiều nước hơn.
  • Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng mỗi ngày để da có thời gian phục hồi, tái tạo. Tránh thức khuya thường xuyên hay tâm trạng thường bị căng thẳng lo lắng quá độ. Có thể giảm tải stress bằng các môn thể thao phù hợp, tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc không lời hoặc đọc sách.

Mụn mủ dễ có nguy cơ chuyển biến nặng, làm làn da tổn thương sâu vào các tầng bên dưới dẫn tới thâm vào sẹo lõm. Để điều trị một cách hiệu quả nhất cần sớm tới bệnh viện thăm khám, thực hiện chính xác các hướng dẫn từ bác sĩ, thay đổi những thói quen có hại cho sức khỏe làn da và luôn sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da khoa học. Nếu thấy mụn ngày càng có dấu hiệu chuyển nặng cần sớm tới các cơ sở y tế, tuyệt đối không tự chữa hay nặn mụn tại nhà để tránh để lại di chứng.

Câu hỏi liên quan

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mụn bọc bị chai, thậm chí nhầm lẫn rằng đây chính là mụn nang. Điều này dẫn tới sai lệch trong phương pháp điều...

Xem chi tiết

Có nên nặn mụn bọc không là câu hỏi được gửi tới rất nhiều cho các chuyên gia tại Favina trong thời gian gần đây. Mụn bọc có thể xảy ra ở mọi đối tượng,...

Xem chi tiết

Mụn trứng cá có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, theo đó chúng ta cũng có không ít biện pháp điều trị như uống thuốc, bôi kem, đắp mặt nạ,... Nhưng liệu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp