Mụn bọc ở mông - vấn đề tế nhị khiến nhiều người hoang mang, mất tự tin trong cuộc sống. Những nốt mụn sưng to, đỏ tấy này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, để lại thâm sẹo khó chữa. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn giải quyết mụn một cách triệt để.

Định nghĩa mụn bọc ở mông

Sự hình thành của mụn bọc ở mông tương tự như mụn bọc trên mặt. Quá trình sản sinh bã nhờn (sebum) quá mức kết hợp với tế bào chết tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông. Môi trường ẩm ướt, thiếu thoáng khí tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) phát triển, gây viêm nhiễm và hình thành mụn bọc.

Mụn bọc ở mông tuy không nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời để tránh viêm nhiễm, sẹo thâm.

Mụn bọc ở mông sưng đỏ tương tự mụn bọc ở mặt

Nguyên nhân bị mụn bọc ở mông

Các chuyên gia cho biết, có khá nhiều nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mông, trong đó cần phải kể tới gồm:

  • Tăng sinh tế bào sừng: Quá trình sản sinh tế bào sừng diễn ra quá mức khiến chúng bong tróc nhưng không bong hoàn toàn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Propionibacterium acnes (P. acnes): Vi khuẩn P. acnes cư trú tự nhiên trên da, tuy nhiên, trong môi trường lỗ chân lông bị tắc nghẽn, chúng sẽ tận dụng bã nhờn và các chất hữu cơ khác để sinh sôi, gây viêm nhiễm, hình thành mụn mủ và mụn bọc.
  • Mặc quần áo bó: Các bộ đồ bó sát tạo ra ma sát liên tục lên vùng da mông, kích thích nang lông tiết nhiều bã nhờn, đồng thời gây bít tắc lỗ chân lông. Chất liệu vải thô sơ cũng có thể làm tổn thương nhẹ da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Ngồi nhiều: Ngồi lâu hạn chế sự thông thoáng vùng da mông, khiến mồ hôi và bã nhờn tích tụ, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh không kỹ: Đặc biệt sau khi vận động nhiều, mồ hôi và bã nhờn tiết ra nhiều. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ tích tụ trên da, gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc các hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể làm tăng sản xuất bã nhờn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes phát triển.

Vi khuẩn P. acnes dễ gây ra mụn bọc

Đối tượng bị mụn mọc ở mông

Qua việc xác định nguyên nhân nổi mụn, có thể dễ dàng đưa ra các nhóm đối tượng dễ bị mụn nhất như sau:

  • Người có da dầu, lỗ chân lông bít tắc.
  • Các trường hợp ngồi một chỗ liên tục trong thời gian dài.
  • Những đối tượng có thói quen vệ sinh vùng mông không kỹ.
  • Thường mặc đồ bò sát, bí.

Triệu chứng mụn bọc ở mông

Dấu hiệu mụn bọc ở mông rất dễ nhận biết, có thể kể tới một số đặc điểm nổi bật như sau:

  • Nốt sần đỏ: Ban đầu, vùng da mông xuất hiện những nốt sần nhỏ, có màu đỏ. Đây là giai đoạn đầu của quá trình hình thành mụn bọc.
  • Mụn viêm: Theo thời gian, nốt sần sẽ sưng to, tấy đỏ, có thể kèm theo cảm giác đau nhức khi chạm vào. Đây là đặc trưng của mụn bọc.
  • Mụn mủ: Trong một số trường hợp, mụn bọc có thể chuyển thành mụn mủ, bên trong chứa dịch mủ trắng hoặc vàng.
  • Đau nhức: Mụn bọc thường gây ra cảm giác đau nhức, đặc biệt khi ngồi hoặc vận động mạnh. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến dữ dội tùy thuộc vào kích thước và mức độ viêm của mụn.
  • Ngứa ngáy: Mụn bọc ở giai đoạn đầu có thể gây ngứa ngáy khó chịu, khiến bạn có xu hướng gãi nhiều, làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Mụn bọc mủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn sưng to, ửng đỏ và dễ gây đau nhức

Biến chứng mụn bọc ở mông

Thông thường, mụn bọc ở mông không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể mang đến những phiền toái đáng kể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

  • Đau nhức: Khi ngồi hoặc vận động mạnh thường có cảm giác đau nhức, làm cản trở nhiều sinh hoạt hàng ngày.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Nếu không được chăm sóc vệ sinh đúng cách, mụn bọc có thể bị vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Sẹo thâm: Mụn bọc sau khi khỏi có thể để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Mụn bọc ở vùng da nhạy cảm có thể khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi diện trang phục yêu thích.

Mặc dù mụn bọc ở mông thường không nguy hiểm, nhưng một số trường hợp cần được đặc biệt chú ý:

  • Mụn bọc kích thước lớn: Mụn bọc quá lớn có thể gây đau nhức nhiều, khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
  • Mụn mủ: Nếu mụn bọc chuyển thành mụn mủ, chứa dịch mủ trắng hoặc vàng, đây là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm nặng.
  • Mụn bọc thường xuyên tái phát: Mụn bọc tái phát liên tục có thể tiềm ẩn các vấn đề về nội tiết tố.

Đọc thêm thông tin: Điểm Qua 11 Loại Kem Trị Thâm Mụn Nhật Bản Hiệu Quả Nhất

Chẩn đoán mụn bọc ở mông

Bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ trực tiếp quan sát vùng da mông, đánh giá kích thước, mức độ viêm, số lượng mụn và các đặc điểm khác của mụn bọc.
  • Hỏi về tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mụn trứng cá, các bệnh lý nền tảng (nếu có), thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của bạn.

Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thăm khám lâm sàng là đủ để bác sĩ chẩn đoán mụn bọc ở mông. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể cần thêm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra các yếu tố nội tiết tố tiềm ẩn liên quan đến mụn trứng cá.

Điều trị mụn bọc ở mông 

Bị mụn bọc ở mông phải làm sao? Bạn có thể áp dụng các phương pháp như sau:

Thuốc Tây trị mụn bọc ở mông

Thuốc Tây là cách trị mụn bọc ở mông nhanh chóng nhất, hiệu quả rõ rệt nhất. Thuốc thường dùng với cả dạng bôi và uống.

Nhóm thuốc bôi: Được lựa chọn để điều trị mụn bọc ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa. Một số loại thuốc bôi phổ biến bao gồm:

  • Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm và diệt khuẩn P. acnes. Tuy nhiên, benzoyl peroxide có thể gây kích ứng nhẹ trên da.
  • Retinoid bôi: Retinoid bôi giúp đẩy nhân mụn, kiểm soát bã nhờn và kích thích quá trình tái tạo da. Các sản phẩm retinoid bôi cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây khô da, bong tróc.
  • Salicylic acid: Salicylic acid có khả năng tẩy tế bào chết, giúp thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên, salicylic acid có tác dụng nhẹ hơn so với các loại thuốc bôi khác.
  • Kháng sinh bôi: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh bôi để giảm viêm cho mụn bọc.

Có thể kết hợp cả thuốc uống và bôi trị mụn

Thuốc uống: Đối với mụn bọc ở mông nặng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn P. acnes. Một số loại thuốc kháng sinh đường uống thường dùng gồm:

  • Tetracycline: Đây là loại kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, bao gồm cả mụn bọc.
  • Minocycline: Minocycline là một loại kháng sinh bán tổng hợp có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
  • Isotretinoin: Isotretinoin là thuốc điều trị mụn trứng cá nặng, có tác dụng mạnh nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, isotretinoin chỉ được sử dụng dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Xem thêm:  22+ Kem Trị Mụn Bọc Tác Động Cực Nhanh

Công nghệ cao

Công nghệ cao trị mụn bọc ở mông tận dụng các năng lượng khác nhau để tác động lên vùng da mụn, tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy lành thương. Một số công nghệ thường được sử dụng bao gồm:

  • Laser: Tia laser với bước sóng phù hợp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, giảm viêm và kích thích sản sinh collagen. Điều này giúp cải thiện tình trạng mụn, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm và se khít lỗ chân lông.
  • IPL (Ánh sáng xung cường độ cao): IPL sử dụng dải bước sóng rộng để tác động lên vùng da mụn, giảm viêm, thu nhỏ lỗ chân lông và cải thiện sắc tố da.
  • Điều trị bằng sóng radio (RF): Sóng radiofrequency (RF) tác động nhiệt sâu vào nang lông, giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và kích thích sản sinh collagen.

Chữa mụn bằng nguyên liệu tự nhiên

Có một số cách dùng các nguyên liệu tự nhiên cũng có hiệu quả khá tốt trong cải thiện mụn bọc ở mông sưng to. Trong đó thường dùng nhất là:

Lá bạc hà:

Tinh dầu bạc hà có chứa các hoạt chất có khả năng hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn. Cùng với đó là khả năng làm mát, dịu nhẹ, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, bạc hà còn giúp điều tiết bã nhờn trên da.

Cách sử dụng:

  • Chọn lá bạc hà tươi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Giã nát lá bạc hà hoặc xay nhuyễn.
  • Đắp lên vùng da mụn ở mông, lưu ý tránh vùng niêm mạc.
  • Giữ khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch.

Nha đam:

Nha đam (Aloe vera) là một loài thực vật mọng nước được biết đến với nhiều công dụng chăm sóc da. Nha đam chứa các thành phần Polysaccharide có khả năng cấp ẩm, làm dịu da, Anthraquinon giúp kháng viêm nhẹ. Theo đó, có thể sử dụng để trị mụn bọc ở mông.

Cách sử dụng:

  • Lột bỏ vỏ nha đam, lấy phần gel bên trong, rửa sạch hết nhựa.
  • Thoa gel nha đam lên nốt mụn bọc ở mông.
  • Giữ khoảng 15 - 20 phút rồi rửa vùng da mông với nước mát.

Hành tây:

Hành tây (Allium cepa) là một loại củ phổ biến được sử dụng trong chế biến món ăn. Ngoài ra hành còn chứa các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhẹ trên da.

Cách sử dụng:

  • Chọn hành tây tươi, rửa sạch và thái thành lát mỏng.
  • Đắp lát hành tây lên nốt mụn bọc ở mông, lưu ý tránh vùng niêm mạc.
  • Giữ khoảng 10 - 15 phút rồi rửa lại.

Lá bạc hà hỗ trợ giảm sưng tấy mụn

Phòng tránh mụn bọc ở mông

Để hạn chế tối đa nổi mụn bọc ở mông, bạn nên áp dụng những biện pháp chăm sóc cơ thể như sau:

  • Tắm rửa hàng ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất kích thích. Lau khô vùng mông nhẹ nhàng bằng khăn mềm sau khi tắm.
  • Chọn quần áo chất liệu cotton, thoáng khí để tránh bí mồ hôi. Tránh mặc quần bó sát, cọ xát vào vùng mông.
  • Sau khi tập luyện thể thao, thay quần áo ướt mồ hôi càng sớm càng tốt.
  • Căng thẳng có thể làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tập thư giãn bằng các hoạt động như nghe nhạc, đọc sách, đi bộ, yoga, thiền định,...
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường và tinh bột. Bổ sung rau xanh, trái cây và uống đủ nước để hỗ trợ sức khỏe làn da.

Mụn bọc ở mông là vấn đề khiến người bị gặp nhiều rắc rối trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và có tâm lý tự ti. Để trị dứt điểm cần áp dụng đúng phương pháp, chăm sóc vệ sinh cơ thể thật tốt. Đồng thời cũng không tùy ý bôi các loại thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ để tránh xảy ra biến chứng. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn kiểm soát mụn hiệu quả, dễ dàng hơn.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mụn bọc bị chai, thậm chí nhầm lẫn rằng đây chính là mụn nang. Điều này dẫn tới sai lệch trong phương pháp điều...

Xem chi tiết

Có nên nặn mụn bọc không là câu hỏi được gửi tới rất nhiều cho các chuyên gia tại Favina trong thời gian gần đây. Mụn bọc có thể xảy ra ở mọi đối tượng,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp