Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mụn bọc bị chai, thậm chí nhầm lẫn rằng đây chính là mụn nang. Điều này dẫn tới sai lệch trong phương pháp điều trị, làm mụn ngày càng nặng hơn, làn da khó phục hồi khỏe khoắn như ban đầu. Để có thể nhận biết và loại bỏ mụn một cách hiệu quả nhất, bạn đọc không nên bỏ lỡ những thông tin chia sẻ trong bài viết này.
Như thế nào là mụn bọc bị chai?
Mụn bọc bị chai là các nốt mụn phát triển sau khi mụn bọc thông thường không được chữa trị đúng cách hoặc chữa chậm trễ. Chúng sẽ chuyển sang trạng thái như các vết chai và khá cứng trên mặt, khi chạm tay vào có thể cảm nhận rõ ràng nhân mụn ở sâu bên trong.
Mụn cũng sẽ có sự biến đổi từ màu hồng, ửng đỏ sang màu nâu sậm, mụn càng ngày càng tối màu và nhân mụn khô hơn. Thông thường, khi này sẽ khó tránh khỏi sẹo thâm. Mụn bọc khi bị chai vẫn gây ra cảm giác đau nhức tương tự như ở thể mụn thường và có thể ở trên da mãi mãi nếu bạn không tìm cách xử lý.
Mụn bọc bị chai cứng do nguyên nhân gì?
Bên cạnh nguyên do không chữa trị mụn bọc từ sớm dẫn tới chai cứng, còn có thêm những yếu tố sau kích thích mụn chuyển nặng:
- Người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, điều này gây cản trở cho quá trình cơ thể và làn da đào thải các độc tố. Từ đó, mụn càng có điều kiện lý tưởng để phát triển nặng hơn.
- Khi nặn mụn bọc, nhân mụn và mủ không được lấy hết khỏi ổ mụn, gặp phải điều kiện môi trường sống tác động sẽ gây ra mụn chai.
- Những người thường tự ý nặn mụn, nặn khi mụn chưa có nhân đều có nguy cơ bị mụn chai.
- Ngoài ra, cũng có trường hợp nốt mụn bị vi khuẩn, bụi bẩn tác động hoặc do vấn đề nội tiết tố gây ra.
- Khi bị mụn bọc, nếu bạn trang điểm thường xuyên và không tẩy trang sạch sẽ, mụn sẽ chuyển sang dạng chai.
Tham Khảo: Nguyên nhân gây mụn bọc không đầu phổ biến nhất
Phân biệt mụn bọc chai và mụn nang
Khi được hỏi về 2 loại mụn này, có không ít người nhầm lẫn rằng chúng là một thể mụn. Tuy nhiên, mụn bọc bị chai và mụn nang là hai loại mụn khác nhau. Mặc dù về cơ bản, mụn đều ở sâu trong các lỗ chân lông, không có đầu nhưng vẫn có những khác biệt sau.
- Mụn bọc bị chai: Là dạng các nốt mụn nang khá giống với nốt sần trên mặt, mụn chai cứng, phát triển cứng đầu. Mụn hình thành khi mụn bọc thường ở trên da quá lâu, tạo ra nốt sần ăn sâu, bám gốc trong lỗ chân lông rất chắc chắn. Thậm chí có thể ở trên mặt tới vài tháng, ít bị tác động.
- Mụn nang: Biểu hiện với thể sưng đỏ và giống các vết nhọt lớn trên mặt. Mụn cũng mềm hơn mụn bọc bị chai, khi vỡ sẽ thấy chảy ra rất nhiều dịch, có thể bị bục ổ mủ nếu bạn không may chà xát mạnh. Chu trình phát triển của mụn khá ngắn.
Các giai đoạn hình thành mụn bọc bị chai
Mụn bọc bị chai sẽ không lập tức chuyển từ mụn bọc sang dạng chai, các nốt mụn sẽ có quá trình phát triển dần dần như sau:
- Giai đoạn 1: Mụn hình thành do da tiết quá nhiều bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông, gặp phải các yếu tố tác động từ môi trường sống dẫn tới mụn bọc.
- Giai đoạn 2: Các lỗ chân lông đã bị bít kín, khi này, vi khuẩn P.acnes phát triển mạnh mẽ, bạch cầu sẽ có những phản ứng khá dữ dội và gây ra viêm sưng, đau nhức, nốt mụn ửng đỏ rõ rệt.
- Giai đoạn 3: Mụn ngày càng có dấu hiệu chuyển nặng hơn, nếu áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời và đúng cách, mụn có thể thuyên giảm tốt. Nhưng nếu chậm trễ, mụn sẽ không thể gom cồi, cộng với thói quen nặn mụn bằng tay không, tác động vào mụn sai cách sẽ gây ra vết chai.
Xem Thêm: Các yếu tố hàng đầu gây ra mụn mủ ở má
Mụn bọc chai có được nặn không?
Mụn bọc bị chai không thể tự biến mất nếu không có biện pháp chữa trị, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tùy ý nặn mụn. Được biết, mụn bọc chai khi nặn sai cách có thể dẫn tới nhiễm trùng, ổ mụn chuyển sang viêm nhiễm và gây ra loét da, để lại sẹo lõm rất sâu trên mặt. Đồng thời, đây cũng là loại mụn khá khó để lấy nhân nếu không có kỹ thuật chuyên sâu. Vì vậy, với câu hỏi mụn bọc bị chai có nặn được không, đáp án là có, nhưng nên thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên khoa.
Hiện nay, quy trình nặn mụn bọc bị chai lâu năm hay mới chai đều sẽ thực hiện theo những bước gồm:
- Vệ sinh da bằng tẩy trang, sữa rửa mặt và tẩy da chết để làm sạch toàn bộ vi khuẩn, dầu thừa, bụi bẩn trên da.
- Tiếp đó sẽ xông hơi để làm sạch thêm lần nữa, đồng thời kích thích lỗ chân lông giãn nở, làm mềm nhân mụn ở bên trong.
- Bước tiếp theo cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nặn mụn và tay với xà phòng hoặc dung dịch sát trùng chuyên khoa.
- Tiến hành lấy nhân mụn bằng kim chích vào đầu nốt mụn, khi đã thấy cồi sẽ dùng lực từ tay để ấn đều xung quanh cho mụn trồi ra ngoài. Cũng có thể dùng que nhấn mụn.
- Khi đã loại bỏ toàn bộ nhân mụn bọc chai, cần vệ sinh lại da một lần nữa để không dính máu, dịch vàng ra các vùng da khỏe mạnh.
- Thoa kem hoặc thuốc để làm dịu vết sưng đỏ, ngăn ngừa hình thành sẹo và thâm.
Xem thêm: Bật Mí 12+ Cách Làm Mụn Bọc Nhanh Chín Siêu Hiệu Quả
Các phương pháp trị mụn bọc bị chai tác dụng rõ nhất
Mụn bọc bị chai khi được chữa trị sớm sẽ thuyên giảm nhanh chóng, các nốt mụn dần xẹp xuống, đẩy cồi ra bên ngoài và tái tạo hiệu quả các tế bào da bị tổn thương. Để có phương án phù hợp nhất với bản thân, bạn nên chủ động tới các bệnh viện da liễu để thăm khám cụ thể.
Hiện nay, có 4 cách trị mụn bọc bị chai bao gồm: Thuốc Đông y, công nghệ kỹ thuật cao, mẹo dân gian và thuốc Tây y.
Thuốc Đông y loại bỏ mụn bọc bị chai
Với các bài thuốc Đông y, mụn sẽ được loại bỏ tận gốc một cách an toàn, hiệu quả lâu dài. Các hoạt chất trong dược liệu quý sẽ đi sâu vào tạng phủ, triệt để chấm dứt các căn nguyên gây mụn từ bên trong. Làn da có thể phục hồi hiệu quả sau tổn thương, giảm tối đa nguy cơ để lại thâm và sẹo. Tuy nhiên, dùng thuốc y học cổ truyền sẽ cần sắc và kiên trì trong một thời gian nhất định để thấy được tác dụng tốt nhất.
Hiện nay, có khá nhiều người lựa chọn sử dụng các bài thuốc trị mụn bọc chai sau đây:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Nhân trần, xích thược, hoàng bá, chi tử, hoàng cầm, xa tiền, đại hoàng, cam thảo.
- Cách dùng: Sắc thuốc bằng 5 bát nước, khi nước thuốc sôi sẽ hạ nhỏ lửa và đợi cạn còn 2 bát. Thuốc chắt ra chia nhỏ thành 3 bữa uống và sử dụng thuốc ấm sẽ tốt nhất.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Cam thảo, cát cánh, đẳng sâm, liên nhục, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, bạch linh, bạch truật.
- Cách dùng: Cho vào 1 lít nước, sắc thuốc trong ấm đến khi phần thuốc còn 3 bát con. Uống 3 bữa sáng, trưa và tối, khi thuốc nguội hãy hâm ấm lại để sử dụng.
Có Thể Bạn Cần Biết: Làm sao để mụn bọc nhanh chín đơn giản ngay tại nhà
Bài thuốc số 3:
- Vị thuốc: Xuyên khung, hồng hoa, xích thược, thục địa, đơn bì, chi tử, sài hồ, uất kim.
- Cách dùng: Bài thuốc uống mỗi ngày 1 thang sau khi sắc với 1 lít nước. Chia đều thuốc làm 3 bữa để sử dụng hết trong ngày.
Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng
Với những người có nhiều mụn bọc bị chai trên mặt, thường sẽ lựa chọn thuốc Tây để nhanh chóng thấy hiệu quả. Các đơn thuốc sẽ kết hợp nhiều loại khác nhau để cho tác dụng trị mụn chuyên sâu, kích thích tế bào da bị tổn thương có thể phục hồi tốt nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ dùng thuốc có chỉ định của các bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà hoặc tự thay đổi đơn thuốc. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc còn có thể gây ra các tác dụng phụ, làm rối loạn tiêu hóa, suy thận, gan.
Nhóm thuốc bôi ngoài da chữa mụn bọc bị chai:
Các loại thuốc được dùng chủ yếu ở dạng kem bôi, dùng trên diện tích da nhỏ. Với các vùng da chi chít mụn, thuốc sẽ không đạt được hiệu quả như ý muốn. Một số thuốc thường gặp nhất gồm:
- Benzoyl Peroxide, acid Salicylic: Mang tới khả năng làm sạch dầu nhờn, các tế bào chết trong từng lỗ chân lông. Thuốc có các phản ứng khá mạnh trên da, vì vậy bệnh nhân không thể tự mua về dùng sẽ dẫn tới sai nồng độ rất nguy hiểm.
- Các loại kháng sinh: Kháng sinh được bôi ngoài da để tiêu diệt hết vi khuẩn đang sinh sôi phát triển, từ đó da không hình thành thêm các nốt mụn bọc mới.
- Retinoids: Được sử dụng với mục đích làm sạch da, hạn chế các yếu tố gây hại cho da từ môi trường bên ngoài.
Xem Thêm: Kem trị mụn bọc cho nam tốt nhất hiện nay
Nhóm thuốc uống:
Khi sử dụng các thuốc bôi nhưng mụn bọc bị chai không thuyên giảm, thuốc uống sẽ được chỉ định. Các loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng tác động tới từng nốt mụn, đẩy cồi, làm khô ổ mụn, da mới được sản sinh và vi khuẩn bị tiêu diệt toàn bộ.
Một số thuốc kháng sinh dạng uống cho người bị mụn bọc chai gồm: Cotrimoxazol, Trimethoprim, Clindamycin, Minocyclin, Doxycyclin,…
Mẹo dân gian
Trong trường hợp bạn chỉ bị một vài nốt mụn bọc bị chai, mụn ở thể nhẹ, chúng ta có thể tận dụng những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Qua một vài lần sử dụng, các nốt mụn sẽ thuyên giảm tốt, da tái tạo hiệu quả và cũng không xảy ra các tác dụng phụ.
Nước cốt chanh và mật ong
Chanh là nguyên liệu tuyệt vời để làm sạch bã nhờn, bụi bẩn và da chết trên mặt. Các axit trong chanh sẽ tạo sự khô thoáng, sạch sẽ cho từng lỗ chân lông, những nốt mụn có thể gom cồi và đẩy lên bề mặt da một cách rất rõ rệt. Đối với mật ong, có thể làm giảm viêm nhiễm, dưỡng da khỏe và mịn hơn, các tế bào mới được tái tạo nhanh. Tuy nhiên, nếu mặt bạn đang có các vết thương hở, tuyệt đối không dùng chanh để tránh đau xót da và gây ra viêm loét.
Cách thực hiện:
- Dùng một nửa quả chanh, vắt lấy phần nước cốt và trộn đều cùng 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Rửa mặt rồi thoa hỗn hợp lên nốt mụn, đợi sau 15 phút vệ sinh lại bằng nước sạch.
- Hàng tuần có thể dùng mặt nạ trị mụn bọc bị chai bằng chanh và mật ong 3 lần.
Đọc Thêm: Mụn bọc ở cằm phải làm sao nhanh khỏi
Tỏi trị mụn bọc chai
Trong các công thức trị mụn bọc bị chai bằng nguyên liệu tự nhiên, tỏi vẫn luôn là lựa chọn của rất nhiều người. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, tỏi sẽ làm dịu nốt mụn rất tốt, nhân mụn được gom lại và đẩy bật lên bề mặt da dễ dàng. Chỉ sau một vài lần dùng, bạn sẽ thấy các nốt mụn có sự khác biệt rất rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ tỏi, bóc hết vỏ và rửa cho thật sạch. Sau đó bạn cho tỏi vào máy xay hoặc giã nhuyễn.
- Phần tỏi thu được đem hòa thêm nước lọc để ép nước chấm lên mụn.
- Sau 5 phút, dùng nước sạch để rửa lại mặt.
- Công thức tỏi có thể dùng 2 – 3 lần trong tuần và không để nước tỏi trên da quá 5 phút.
Sử dụng nghệ tươi
Thông qua nguồn hoạt chất curcumin, nghệ sẽ phát huy tốt hiệu quả với các loại mụn bọc, mụn trứng cá. Nghệ tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn, làm lành tổn thương trên da, giảm viêm nhiễm và gom cồi mụn tốt. Các nốt mụn bọc không còn nguy cơ bị thâm hay để lại sẹo.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ nghệ tươi, đem rửa cho hết tất cả đất bẩn và vi khuẩn.
- Sau đó gọt vỏ nghệ rồi cắt thành các miếng nhỏ, cho vào máy xay nát.
- Ép lấy phần nước cốt nghệ rồi chấm lên những vùng da có mụn. Sau 20 phút rửa mặt với nước mát và sữa rửa mặt.
- Hàng tuần, bạn có thể dùng nghệ tươi 3 lần để mụn bọc nhanh chóng thuyên giảm.
Đọc thêm: Bật Mí 11 Cách Chữa Dị Ứng Da Mặt Bằng Nghệ An Toàn Không Lo Sẹo
Các lưu ý nên biết khi trị mụn bọc bị chai
Mụn bọc bị chai có thể thuyên giảm tốt hay không sẽ không chỉ dựa vào các loại thuốc điều trị. Chúng ta cũng cần chú ý tới những biện pháp chăm sóc da hàng ngày. Theo đó, khi bị mụn, cần đặc biệt đảm bảo những điều sau:
- Luôn rửa mặt mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và tối trước lúc đi ngủ. Vệ sinh da với tẩy trang, kết hợp thêm tẩy da chết và xông hơi để làm sạch sâu cho da.
- Khi ra ngoài cần dùng kem chống nắng đầy đủ, che chắn cho da cẩn thận để tránh nắng và các loại khói bụi xâm nhập khiến da yếu hơn.
- Không dùng các mỹ phẩm làm trắng da, trị thâm khi da chưa hết mụn bọc chai, những sản phẩm đó sẽ khiến mụn viêm nhiễm nhiều hơn.
- Luôn vệ sinh chăn gối, ga trải giường và không gian sống thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm gây hại.
- Không tự ý dùng các sản phẩm trôi nổi ngoài thị trường, không có xuất xứ rõ ràng hay các loại kem trộn. Điều này khiến mụn không thể thuyên giảm, thậm chí còn làm da tổn thương nặng nề.
- Cần tạo thói quen uống đủ ít nhất 2 lít nước hàng ngày, nước giúp thanh lọc da, đào thải độc tố, cung cấp độ ẩm để da hạn chế đổ dầu, vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi phát triển.
- Hãy hạn chế các thực phẩm có vị cay nóng, đồ ăn được chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp cùng các đồ uống có cồn và chất kích thích.
- Không nên thức khuya thường xuyên và nên duy trì giấc ngủ mỗi ngày 7 – 8 giờ sẽ giúp làn da phục hồi nhanh chóng hơn.
Mụn bọc bị chai có những biểu hiện, nguyên nhân hình thành thế nào, làm sao để điều trị đều đã có câu trả lời chi tiết. Bạn đọc hãy tham khảo để có thêm những kinh nghiệm chữa mụn hữu ích. Ngoài ra, cần đảm bảo tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn từ bác sĩ sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi, không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị Mụn Bọc Không Nên Ăn Gì Và Làm Gì theo lời khuyên của bác sĩ
- Phải Làm Gì Khi Nổi Mụn Bọc Ở Trán