Nội dung chính

Mụn bọc, hay còn gọi là mụn mủ, là loại mụn viêm nặng xuất hiện trên da mặt, thường gây đau nhức, sưng đỏ và có thể để lại thâm sẹo sau khi lành. Việc xử lý mụn bọc bị vỡ cần được thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng và để lại sẹo. Vậy cụ thể cần làm gì? Mời bạn đọc theo dõi cùng Favina.

Nên làm gì khi mụn bọc bị vỡ?

Mụn bọc bị bể là tình trạng rất thường gặp. Mụn có thể vỡ do nhiều nguyên nhân như: Mụn đã chín và tự vỡ để đẩy nhân ra ngoài, va quệt vào mụn hoặc trong quá trình rửa mặt dùng lực quá mạnh khiến mụn vỡ sớm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý mụn bọc bị vỡ để da lành thương nhanh cũng như hạn chế mụn tái phát, để lại sẹo rỗ.

Dưới đây sẽ là các hướng dẫn giúp bạn ứng phó trong trường hợp mụn bọc bị vỡ ngay tại nhà.

Xử lý tức thì

Trước tiên, cần có các bước xử lý tức thì để làm sạch vết thương do mụn bị vỡ gây ra. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh tay: Trước khi tiếp xúc với vùng da mụn, rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây. Bước này giúp loại bỏ vi khuẩn trên da tay, ngăn ngừa chúng xâm nhập vào vết thương hở do mụn vỡ gây nhiễm trùng.
  • Loại bỏ sạch máu và dịch mủ: Dùng bông tẩy trang y tế hoặc khăn giấy mềm thấm nhẹ nhàng để loại bỏ dịch mủ và máu trên bề mặt da. Tuyệt đối không chà xát mạnh vì có thể khiến vùng da tổn thương thêm, làm nặng nề tình trạng viêm nhiễm. Nếu nhận thấy phần nhân vẫn còn hoặc mủ vẫn tích tụ bên trong chưa thoát ra hết, cần nặn đúng cách để làm sạch ổ mụn.
  • Sát trùng vết thương: Tiếp theo, sử dụng dung dịch sát trùng như nước muối sinh lý hoặc dung dịch y tế chuyên dụng để làm sạch và sát khuẩn vùng da bị mụn. Lưu ý: chọn dung dịch sát trùng có độ pH trung tính, dịu nhẹ với da mụn nhạy cảm.
  • Chườm lạnh: Sau khi đã hết nhân mụn, nên chườm lạnh để giảm sưng đỏ cho vết thương. Đồng thời đây cũng là cách giúp bạn giảm cơn đau nhức từ nốt mụn gây ra.
  • Che chắn vết mụn hở: Dùng gạc y tế hoặc miếng dán mụn vô trùng để che chắn vùng da bị mụn. Băng che chắn giúp ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào vết thương hở, thúc đẩy quá trình lành thương.

Xem thêm: Cần Thực Hiện Nặn Mụn Bọc Như Thế Nào?

Cần lấy hết mủ và máu khi mụn bọc bị vỡ

Dùng thuốc và thăm khám da liễu

Bên cạnh các biện pháp xử lý cơ bản tại nhà, dùng thuốc và thăm khám da liễu là những bước quan trọng trong một số trường hợp mụn bọc bị vỡ. Vậy, khi nào bạn cần can thiệp y tế để điều trị mụn bọc hiệu quả?

Những trường hợp cần dùng thuốc:

Sau khi mụn bọc bị vỡ, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng: Nếu vùng da mụn có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy lan rộng, nóng đỏ, chảy dịch mủ nhiều, có mùi hôi, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi tại chỗ để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
  • Đau nhức dữ dội: Mụn bọc vỡ có thể gây đau nhức khó chịu. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau nhẹ không kê đơn (OTC) như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau tạm thời.
  • Nguy cơ để lại sẹo: Nếu mụn bọc có kích thước lớn, tấy đỏ nhiều, bác sĩ có thể kê thuốc bôi giảm viêm, mờ thâm để giúp da mau lành và hạn chế hình thành sẹo thâm sau mụn.
Thoa kem hoặc thuốc khi cần thiết

Khi nào cần thăm khám da liễu?

Không phải trường hợp mụn bọc bị vỡ nào cũng cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, bạn nên đặt lịch hẹn khám da liễu ngay lập tức nếu gặp phải các vấn đề sau:

  • Mụn bọc thường xuyên bị vỡ: Nếu mụn bọc vỡ liên tục, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm da nặng hơn. Bác sĩ da liễu sẽ giúp xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị mụn bọc hiệu quả.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Như đã đề cập, nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm của mụn bọc vỡ. Nếu các triệu chứng nhiễm trùng như sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức không thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Sẹo thâm nặng nề: Mụn bọc vỡ có thể để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ. Nếu bạn lo lắng về nguy cơ sẹo thâm, bác sĩ da liễu có thể tư vấn các phương pháp trị sẹo hiệu quả.
  • Mụn bọc không đáp ứng với điều trị tại nhà: Nếu bạn đã chăm sóc da mụn đúng cách tại nhà nhưng tình trạng mụn không cải thiện, bác sĩ da liễu có thể kê thuốc bôi hoặc thuốc uống đặc trị mụn bọc.

Một số lưu ý quan trọng khác

Ngoài cách xử lý mụn bọc bị vỡ ở trên, các bạn

  • Tránh trang điểm: Nên tạm thời ngưng trang điểm cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Lớp trang điểm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng: Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể kích thích sản sinh melanin, làm thâm sẹo mụn nặng hơn. Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và che chắn da kỹ càng khi ra ngoài.
  • Ăn uống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây. Uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi da.
  • Ngủ đủ giấc: Giữ cho tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/đêm) để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ da mau lành.
Nên có chế độ ăn uống nhiều rau xanh

Trên đây là các hướng dẫn xử lý khi mụn bọc bị vỡ cho bạn đọc tham khảo. Hãy lưu ý nếu mụn vỡ cần làm sạch ổ mụn ngay lập tức để tránh tiếp tục xảy ra viêm. Ngoài ra, tham khảo bác sĩ về các thuốc bôi, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định để tránh xảy ra sẹo thâm, rỗ.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Có nên nặn mụn bọc không là câu hỏi được gửi tới rất nhiều cho các chuyên gia tại Favina trong thời gian gần đây. Mụn bọc có thể xảy ra ở mọi đối tượng,...

Xem chi tiết

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mụn bọc bị chai, thậm chí nhầm lẫn rằng đây chính là mụn nang. Điều này dẫn tới sai lệch trong phương pháp điều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa