Nội dung chính

Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào? Mụn bọc chai và cứng là vấn đề khiến nhiều người vô cùng khó chịu, do đó làm sao để loại bỏ mụn được rất nhiều người tìm hiểu. Với những nốt mụn này, cần biết cách nặn để loại bỏ mụn tận gốc, giúp da tái tạo và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ thông tin chi tiết tới bạn đọc.

Mụn bọc bị chai cứng là gì?

Mụn bọc bị chai cứng thường có kích thước nhỏ, không sưng đỏ như mụn bọc thông thường, nhưng lại cứng và nhô lên trên bề mặt da. Khi chạm vào, mụn thường không gây đau nhức nhiều như mụn viêm, nhưng lại có cảm giác cứng và sần sùi. Mụn bọc bị chai cứng có thể tồn tại trên da trong thời gian dài, thậm chí nhiều tháng hoặc nhiều năm nếu không được điều trị.

Khi nào nên và không nên nặn mụn bọc chai cứng?

Quyết định nặn mụn bọc chai cứng cần cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên thực hiện trong trường hợp nhất định:

  • Mụn đã chín: Mụn chín thường có đầu trắng rõ ràng, nhân mụn gần bề mặt da. Việc nặn mụn lúc này có thể giúp loại bỏ nhân mụn và giảm viêm.
  • Không có dấu hiệu viêm nhiễm: Mụn không sưng đỏ, không đau nhức, không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Các trường hợp không nên nặn:

  • Mụn đang viêm: Mụn sưng đỏ, đau nhức, có dấu hiệu nhiễm trùng không nên nặn vì có thể làm tình trạng viêm nặng hơn.
  • Mụn nằm sâu dưới da: Mụn chưa có đầu trắng, nhân mụn chưa nổi lên bề mặt da không nên nặn vì khó lấy sạch nhân mụn và dễ để lại sẹo.
  • Tay không sạch hoặc dụng cụ không vô trùng: Việc nặn mụn trong điều kiện không vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm nặng và để lại sẹo.

Tham khảo: Mụn Bọc Không Đầu Nên Xử Lý Thế Nào?

Chỉ nên nặn mụn khi không có dấu hiệu viêm

Nặn mụn bọc bị chai sai cách có nguy hiểm không?

Việc nặn mụn bọc bị chai sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho làn da. Cụ thể như sau:

  • Nguy cơ nhiễm trùng: Da là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi nặn mụn, bạn vô tình tạo ra một vết thương hở nhưng không xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí là nhiễm trùng máu.
  • Sẹo: Nặn mụn sai cách có thể gây tổn thương đến các mô da xung quanh, dẫn đến hình thành sẹo lồi, sẹo lõm hoặc thâm đen. Những vết sẹo này khó điều trị và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da.
  • Mụn lan rộng: Khi nặn mụn, áp lực từ tay có thể khiến nhân mụn và vi khuẩn lan rộng sang các nang lông xung quanh, gây ra tình trạng mụn viêm lan rộng trên da mặt.
  • Da mỏng yếu hơn: Việc nặn mụn bằng tay không đúng cách có thể gây tổn thương đến tế bào da, làm cho da trở nên mỏng yếu, dễ kích ứng và nhạy cảm với các tác nhân gây hại từ môi trường.

Hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng

Để nặn mụn bọc bị chai cứng, bạn cần có kỹ thuật, cứng tay và đảm bảo vô trùng hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích mọi người nên tới các cơ sở y tế, phòng khám da liễu uy tín để được thực hiện các cách trị mụn bọc an toàn nhất.

Quy trình nặn mụn bọc chai cứng thường diễn ra như sau:

Chuẩn bị trước khi nặn mụn

  • Vệ sinh tay và dụng cụ: Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và vô trùng dụng cụ nặn mụn bằng cồn y tế.
  • Làm sạch da mặt: Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Đồng thời, xông mặt bằng các loại thảo mộc tự nhiên sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông, làm mềm da và giúp đẩy nhân mụn dễ hơn. Quá trình lấy nhân mụn cũng sẽ giảm đau đáng kể.
  • Chọn thời điểm thích hợp: Nên nặn mụn vào buổi tối để da có thời gian phục hồi cũng như tránh phải ra ngoài tiếp xúc với nắng, khói bụi so với thời điểm ban ngày.
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng cần đặc biệt chú ý việc làm sạch da

Các bước nặn mụn

  • Đảm bảo mụn đã chín: Mụn bọc chín thường có đầu trắng hoặc vàng, dễ dàng nặn ra. Nếu mụn chưa chín, không nên nặn vì có thể gây tổn thương da.
  • Sử dụng dụng cụ nặn mụn chuyên dụng: Dùng hai đầu của dụng cụ nặn mụn để ép nhẹ hai bên của mụn, tạo áp lực để đẩy nhân mụn ra ngoài. Cần chắc chắn rằng nhân mụn và máu độc đã được lấy ra hết khỏi ổ mụn.
  • Làm sạch vết thương: Sau khi nặn mụn, rửa sạch vùng da với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.
  • Chăm sóc sau khi nặn mụn: Thoa kem kháng viêm hoặc gel lô hội để làm dịu da và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Lưu ý khi nặn mụn bọc bị chai cứng

Ngoài những hướng dẫn về cách nặn mụn bọc bị chai cứng ở trên, bạn cũng nên chú ý thêm một số lưu ý nhỏ dưới đây để có thể xử lý mụn thật tốt.

  • Chỉ nên nặn mụn khi đã xuất hiện đầu trắng: Nếu mụn chưa có đầu trắng, không nên nặn vì có thể gây tổn thương da và làm tình trạng viêm nặng hơn.
  • Không nặn quá mạnh: Nặn mụn quá mạnh có thể gây chảy máu, để lại sẹo và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không tự ý nặn mụn nhiều lần: Nặn mụn nhiều lần có thể làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương dẫn tới khó có khả năng phục hồi.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bạn đọc chi tiết cách nặn mụn bọc bị chai cứng. Tuy nhiên, để đảm bảo xử lý mụn hiệu quả nhất, bạn nên tới các cơ sở y tế, phòng khám da liễu uy tín thăm khám và điều trị. Đồng thời, cần chú ý tới việc làm sạch da, ăn uống sinh hoạt điều độ để da có khả năng phục hồi tốt nhất.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Có nên nặn mụn bọc không là câu hỏi được gửi tới rất nhiều cho các chuyên gia tại Favina trong thời gian gần đây. Mụn bọc có thể xảy ra ở mọi đối tượng,...

Xem chi tiết

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mụn bọc bị chai, thậm chí nhầm lẫn rằng đây chính là mụn nang. Điều này dẫn tới sai lệch trong phương pháp điều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa