Mụn bọc là loại mụn khá nặng, dễ gây ra nhiều tổn thương cho làn da khi không chữa trị kịp thời nhưng nhiều người vẫn khá chủ quan. Theo đó, mụn cần phải được điều trị sớm với các biện pháp phù hợp, khoa học. Sau đây là các thông tin kiến thức quan trọng nhất về mụn để bạn có cách chăm sóc làn da chuẩn nhất.
Định nghĩa mụn bọc
Mụn bọc được xác định là thể mụn trứng cá có các biểu hiện viêm nhiễm nặng hơn rất nhiều mụn khác. Kích thước của mụn cũng khá lớn, dễ sưng to, gây đau nhức và ửng đỏ vùng da quanh mụn. Khi hình thành mụn bọc tức là các tầng da ở sâu bên trong đã bị tổn thương không nhẹ, có nguy cơ để lại sẹo lõm rất cao.
Hiện nay không ít người vẫn nhầm lẫn mụn bọc với mụn u nang tuyến bã nhờn, mụn nang. Theo đó, đây là 3 loại mụn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Mụn u nang tuyến bã nhờn có các biểu hiện là nốt sần, mụn không làm da bị đau nhức, sưng tấy hay ửng đỏ, mụn cũng không có nhân và có thể nằm trên da mãi mãi.
- Mụn nang sẽ có khá nhiều mủ và mềm hơn so với mụn bọc, các nốt mụn nang cũng không gây ra sưng đỏ nhiều và có thể bám trụ trên da tới vài tháng.
Xem thêm: Mụn Trứng Cá Dạng Nang Có Mấy Giai Đoạn, Làm Sao Chữa Khỏi?
Nguyên nhân mụn bọc
Có rất nhiều yếu tố kích thích làn da nổi mụn bọc, trong đó những nguyên nhân chủ yếu nhất cần được biết gồm:
- Da bị bít tắc bởi dầu nhờn, bụi bẩn, da chết, cặn trang điểm và cả vi khuẩn gây mụn sinh sôi. Thêm vào đó việc làm sạch da không đúng cách càng gia tăng nguy cơ nổi mụn bọc.
- Lạm dụng các loại mỹ phẩm trang điểm hay skincare, dùng phải những chế phẩm chứa thành phần xà phòng, dầu khoáng, các chất gây kích ứng cho da.
- Nội tiết tố rối loạn khi trong độ tuổi dậy thì, người có thai, sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, nữ giới sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên làm bã nhờn gia tăng, da bị bít tắc gây ra mụn.
- Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên thức khuya, giấc ngủ không được đảm bảo gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, giảm sức đề kháng của da, dầu thừa tiết ra mạnh hơn sẽ khó tránh khỏi mụn.
- Thường xuyên chịu nhiều áp lực căng thẳng, stress khiến da nhanh lão hóa, da yếu, dễ nổi mụn và xuất hiện nếp nhăn, khô ráp, xỉn màu.
- Ăn uống tùy ý với các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn đã qua chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp hoặc có nhiều gia vị cay nóng.
Đọc thêm: Mụn Bọc Không Đầu Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa
Đối tượng bị mụn bọc
Mụn bọc có thể xảy ra ở mọi đối tượng nếu không có cách chăm sóc da cẩn thận, trong đó những người có nguy cơ cao nhất là:
- Những người làm việc căng thẳng quá sức, thường xuyên chịu nhiều áp lực đèn én.
- Người trong giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh,...
- Người có làn da dầu, da dễ bị nhạy cảm.
- Các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, gan.
Tham khảo: Mụn Bọc Ở Trán Có Nguyên Nhân Do Đâu? Tìm Hiểu Cách Chữa Tốt Nhất
Triệu chứng mụn bọc
Đặc trưng dễ nhận biết nhất của mụn bọc là tình trạng nổi mụn lớn, sưng đỏ, đau nhức, xung quanh mụn tương đối cứng. Khi mụn vỡ sẽ chảy ra dịch trắng hoặc vàng, có mủ đi kèm và hết mụn thường bị thâm khá rõ.
Mụn sẽ được phân thành các loại nhỏ như sau:
- Mụn không nhân: Có biểu hiện là các nốt mụn lớn nhưng không thấy đầu trắng, mụn khi chạm vào rất đau, có cảm giác cứng và luôn sưng to. Nhân mụn sẽ nằm rất sâu bên dưới và cần phải áp dụng nhiều cách đẩy mụn.
- Mụn bọc có nhân: Có dạng cục lớn, nhân mụn cũng ẩn khá sâu, cảm giác mụn cứng và đau nhức nặng. Mụn có thể tái phát ở chính vị trí cũ trước đó và dễ bị lan rộng khi làm vỡ mụn.
- Mụn có mủ: Mụn bọc có mủ thuộc mức độ nặng, luôn căng tức, sưng mọng và rất dễ bị vỡ gây chảy cả máu, mủ. Sau khi trị mụn, có thể xuất hiện sẹo rỗ.
- Mụn bị chai: Xảy ra khi mụn bọc không được điều trị triệt để, vẫn còn nhân mụn dẫn tới chai cứng, mụn thường chuyển sang màu đen và khá sần sùi.
- Mụn bọc máu: Là các nốt mụn có kích thước khá to, mụn có khá nhiều máu, dịch mủ gây đau nhức nặng, tổn thương nghiêm trọng. Đầu nhân mụn tròn và có màu trắng. Khi mụn vỡ sẽ chảy ra lượng dịch và máu lớn, làm các vị trí da khỏe mạnh khác bị lan mụn mới.
- Mụn bọc có đầu trắng: Thường xuất hiện ở nhiều vị trí thay vì chỉ có trên mặt. Mụn có đầu nhân trắng với vùng da ửng đỏ ở xung quanh, kích thước nhỏ hơn các loại mụn bọc khác.
Xem thêm thông tin: Nặn Mụn Bọc Có Được Không? Cần Thực Hiện Quy Trình Thế Nào?
Biến chứng mụn bọc
Mụn bọc là loại mụn nặng, do đó sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho làn da. Mụn nếu phát triển quá lâu trên mặt sẽ gây ra viêm nhiễm nặng, tầng da bị tổn thương khá sâu và dễ dàng lan rộng hơn.
Đặc biệt mụn vỡ sẽ làm các nốt mụn tái phát liên tục, tế bào da mất hoàn toàn khả năng tái tạo, sau đó sẽ thành sẹo thâm và sẹo lõm rất khó khắc phục.
Ngoài ra, cũng có những trường hợp tự ý nặn mụn tại nhà sai cách khiến viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hoặc chữa trị ở những cơ sở không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra tổn thương sau:
- Da bị biến dạng do mụn tái phát dai dẳng không dứt.
- Mụn chai sần, nhân mụn ẩn vĩnh viễn dưới da khiến da sần sùi.
- Da có thể bị mỏng, yếu đi và dễ bị lão hóa hơn.
Thông tin thêm: Mụn Bọc Mủ: Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Là Gì?
Chẩn đoán mụn bọc
Mụn bọc được chẩn đoán chính xác sẽ giúp cho quá trình điều trị đi đúng hướng, đạt kết quả tốt nhất. Một số phương pháp kỹ thuật được áp dụng gồm:
- Thăm khám trực tiếp với bác sĩ để trao đổi về tình trạng mụn, các thói quen ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da.
- Soi da và kết hợp các kỹ thuật thăm khám khác để xác định mức độ tổn thương trong tầng biểu bì.
Điều trị mụn bọc
Mụn bọc được điều trị bởi nhiều phương pháp khác nhau dựa theo mức độ tổn thương cụ thể. Những cách chữa được áp dụng hiện nay gồm:
Thuốc Tây
Thuốc Tây có rất nhiều loại, để sử dụng cần có sự chỉ định cụ thể từ các bác sĩ. Hiện nay trong đơn thuốc chữa mụn bọc thường có:
- Nhóm thuốc bôi: Cho khả năng giảm mụn sưng viêm, làm cồi mụn khô nhanh hơn, da cũng hạn chế đổ nhiều dầu thừa. Các tế bào chết được loại bỏ tốt, da sạch và có sức đề kháng, khả năng phục hồi tốt hơn. Có thể kết hợp thuốc với một số loại kháng sinh giúp gia tăng hiệu quả. Các thuốc bôi phổ biến gồm có: Retinol, Benzoyl Peroxide, Salicylic acid.
- Thuốc uống Isotretinoin: Isotretinoin đường uống có thể được sử dụng khi mụn bọc phát triển nặng, lan ra nhiều vùng da rộng và không thuyên giảm dù đã dùng nhiều thuốc khác. Thuốc cho hiệu quả nhanh chóng nhưng đồng thời cũng dễ gây ra các tác dụng phụ khi dùng sai cách. Da có thể bị khô, bong tróc hơn khiến da không được mềm mại, mịn màng.
- Kháng sinh uống: Nếu mụn bọc lan sang cả vùng cổ, vai hoặc lưng, thuốc kháng sinh sẽ rất cần thiết. Thuốc cho tác dụng kháng viêm, hạn chế sự phát triển của mụn, làm dịu các dấu hiệu sưng đau và kích thích gom nhân mụn sớm. Thuốc kháng sinh được dùng nhiều gồm có: Doxycycline, Minocycline, Erythromycin, Clindamycin.
Xem ngay: Top 10 Thuốc Trị Mụn Bọc Hiệu Quả, Lành Tính, Giá Thành Hợp Lý
Kỹ thuật công nghệ trị mụn bọc
Trị mụn bọc bằng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến giúp khắc phục nhanh chóng các tổn thương trên da, tiêu diệt sạch vi khuẩn, lấy hết nhân mụn và hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo. Một số kỹ thuật được sử dụng nhiều gồm:
- Công nghệ IPL trị mụn bọc: IPL - Intense Pulsed Light là kỹ thuật dùng các ánh sáng cường độ cao để tiến hành loại bỏ các ổ mụn sưng viêm. Với bước sóng có phổ quang từ 420nm - 1200nm, IPL dễ dàng tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, thu nhỏ các lỗ chân lông, mụn giảm đi rõ rệt sau một vài lần sử dụng. Da tái tạo nhanh, không xâm lấn, không chảy máu hay đau rát.
- Scale Peeling: Sử dụng nguồn acid thiên nhiên tác động tới từng nốt mụn, dễ dàng gom cồi mụn và đẩy ra ngoài. Sau đó, làn da có thể hồi phục khỏe mạnh và mụn không còn cơ hội quay trở lại nếu chăm sóc da đúng cách. Kỹ thuật này cũng cho hiệu quả hồi phục nhanh, không gây tổn thương cho làn da.
- Công nghệ PDT: Là phương pháp trị mụn bọc thông qua việc đưa chất nhạy cảm ánh sáng lên khu vực da đang tổn thương để khắc phục viêm nhiễm. Các vết mụn lành lại và hạn chế tối đa việc để lại sẹo, thâm, da tái tạo tốt, không bị bỏng rát hay đau nhức.
Mẹo dân gian
Mụn bọc có thể loại bỏ tốt bằng một số nguyên liệu tự nhiên khá quen thuộc, cho tác dụng an toàn và thân thiện với làn da. Có thể kể tới:
- Bột trà xanh: Trộn 1 - 2 thìa bột trà xanh với nước lọc hoặc sữa tươi không đường để có được hỗn hợp đồng nhất. Rửa mặt xong, thoa đều hỗn hợp lên da và nên massage nhẹ khoảng 2 phút cho dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu. Đợi qua 20 phút, dùng nước mát rửa mặt sạch sẽ và lặp lại công thức thêm 2 lần mỗi tuần.
- Dầu tràm trà: Dầu tràm trà có thể sử dụng để trị mụn bằng cách rửa mặt sạch rồi thấm khô, chấm một chút dầu tràm lên những vùng da đang có mụn bọc. Để dầu khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm rửa mặt một lần nữa. Mỗi tuần thoa dầu tràm trà 3 lần.
- Lá tía tô: Chuẩn bị một lượng lá tía tô vừa đủ, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Sau đó vớt lá ra và xay nhuyễn cùng một ít muối trắng. Hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên da khoảng 15 - 20 phút. Cuối cùng vệ sinh mặt với nước sạch và có thể tiếp tục những bước dưỡng da tiếp đó. Hàng tuần đắp mặt nạ lá tía tô 3 lần.
Tham khảo: Mụn Bọc Không Đầu Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa
Phòng tránh mụn bọc
Mụn bọc dễ xuất hiện khi không có cách chăm sóc da và sinh hoạt điều độ. Chỉ cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và dưỡng da hợp lý, mụn bọc sẽ không có cơ hội xuất hiện. Các biện pháp phòng ngừa mụn bọc sưng viêm như sau:
- Chế độ ăn uống hàng ngày cần hạn chế sữa, chế phẩm từ sữa, các đồ ăn có lượng đường cao.
- Không dùng các loại bia rượu, thuốc lá hoặc chất kích thích khác.
- Các món ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn đóng hộp, chứa nhiều chất bảo quản đều có khả năng kích thích làn da.
- Tạo thói quen duy trì giấc ngủ sâu 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Nên đi ngủ trước 11h và dành ra khoảng 30p nghỉ trưa hàng ngày để cơ thể được thư giãn, giảm các dấu hiệu lo lắng, stress.
- Nên tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp làn da có sức đề kháng tốt, tuần hoàn máu duy trì ổn định tạo sự sáng hồng, rạng rỡ cho làn da.
- Luôn duy trì thói quen tẩy trang đều đặn hàng ngày. Dù không trang điểm vẫn cần thực hiện để loại bỏ các bụi bẩn, dầu thừa và mồ hôi trong các lỗ chân lông. Da được làm sạch cẩn thận sẽ hạn chế bít tắc.
- Nên ăn nhiều chất xơ thông qua các loại rau củ quả tươi, các vitamin A từ cà rốt, rau bina, cà chua, khoai lang, bông cải xanh. Bổ sung thêm nhiều kẽm trong các loại đậu, các loại hạt, trứng, hải sản. Ngoài ra, có thể nạp thêm các chất hỗ trợ đào thải độc tố khỏi gan thông qua trái cây, rau củ.
- Mỗi ngày rửa mặt 2 lần vào các buổi sáng và tối với sản phẩm phù hợp, nên lưu ý về độ pH để đảm bảo phù hợp với làn da.
- Nên dùng các dòng serum, kem dưỡng ẩm thích hợp với mục đích chăm sóc da hàng ngày. Không cùng lúc thoa quá nhiều loại lên da sẽ gây ra không ít kích ứng, làm da có thể bị mất đi khả năng tự bảo vệ.
- Có thể xông hơi mỗi tuần 1 lần, kết hợp tẩy da chết 2 lần để làm sạch sâu cho làn da. Theo đó, các yếu tố gây hại cho da từ bên ngoài sẽ được ngăn chặn tốt, da có sức khỏe tốt hơn.
- Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF thích hợp, không nên dùng những sản phẩm gây bí da, có chứa các gốc dầu khoáng hay thành phần gây hại.
- Không nên cho tay lên sờ mặt thường xuyên, cố ý nặn các nốt mụn chưa rõ nhân.
Mụn bọc gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho làn da, dễ khiến da xuất hiện các vết thâm và sẹo lõm. Do đó, cần chú ý điều trị mụn từ sớm, sử dụng các sản phẩm phù hợp để làn da được cải thiện nhanh chóng, phục hồi hiệu quả sau tổn thương. Đồng thời, chỉ chữa mụn ở những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, nhiều kinh nghiệm.
Xem thêm: Bị Mụn Bọc Nên Ăn Gì Và Kiêng Những Gì Cho Mụn Thuyên Giảm Tốt?