Một trong số những loại mụn khiến nhiều người mệt mỏi nhất chính là mụn bọc ở cằm. Chúng khiến da quanh cằm sưng đỏ, đau nhức, làn da mất thẩm mỹ và có khả năng lây lan rộng cũng như tái phát khá cao. Để không làm da bị tổn thương nặng hơn, cần phải nắm được các biện pháp điều trị, chăm sóc sao cho phù hợp nhất.
Mụn bọc ở cằm là gì?
Mụn bọc ở cằm cũng tương tự nhóm mụn bọc thông thường, chúng phát triển từ mụn trứng cá bị viêm nhiễm nặng. Hình thái của mụn luôn có màu ửng đỏ, kích thước lớn, sưng to và gây đau nhức. Vùng quanh quanh chân mụn ửng hồng, căng tức và rất dễ bị vỡ mụn nếu vô tình chạm vào.
Mụn mủ ở cằm không phân biệt giới tính, tuổi tác, chúng có thể xuất hiện từ giai đoạn dậy thì cho tới khi đã trưởng thành. Mụn sẽ hình thành khi làn da bị tích tụ bụi bẩn, bã nhờn lâu ngày, các vi khuẩn tấn công vào trong ổ mụn. Khi làn da càng đổ nhiều dầu, nguy cơ mụn phát triển lớn và lan rộng sẽ càng cao.
Mụn xuất hiện do những nguyên nhân nào?
Có rất nhiều yếu tố tác động tới làn da gây ra mụn bọc ở cằm, trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất được chỉ ra gồm:
- Yếu tố di truyền: Nhiều người cảm thấy bất ngờ khi biết mụn bọc ở cằm có thể xuất hiện do vấn đề di truyền từ cha, mẹ. Theo đó, nếu trong nhà có người bị các bệnh lý liên quan tới viêm da tiết bã, nổi mụn trứng cá nhiều cộng thêm da dầu, con cái đời sau sẽ có khả năng bị mụn bọc khá cao.
- Nội tiết tố: Trong một số giai đoạn nhất định như dậy thì, mang thai hay người thường uống thuốc tránh thai sẽ thấy mụn bọc nổi ở cằm, má và mũi khá nhiều. Hormone bị mất cân bằng kéo theo tình trạng da đổ dầu nhờn mạnh mẽ sẽ gây ra mụn bọc và nhiều loại mụn khác.
- Thức khuya liên tục: Thức khuya chính là kẻ thù của làn da, gây sạm, thâm quầng mắt, da khô ráp, dễ nổi mụn và nhanh lão hóa hơn. Lúc này, sức đề kháng của da bị giảm mạnh, bã nhờn tiết nhiều và da khó sản sinh thêm các tế bào mới.
- Da mặt không được làm sạch cẩn thận: Mụn sẽ nhanh chóng hình thành nếu hàng ngày bạn không vệ sinh da mặt sạch sẽ. Việc bỏ qua tẩy trang hay không dùng sữa rửa mặt sẽ khó để loại bỏ hết bụi bẩn trên da. Làn da lúc này tích tụ nhiều vi khuẩn, da chết, bã nhờn và gây ra mụn bọc ở cằm.
- Ăn uống tùy ý: Có một thực tế là những người ăn đồ cay nóng nhiều, lạm dụng các thực phẩm dầu mỡ, đồ uống có cồn, nước ngọt sẽ có tỷ lệ bị mụn cao hơn, mụn cũng dai dẳng không dứt và ngày càng nặng.
- Sử dụng mỹ phẩm sai cách: Khi bạn lạm dụng mỹ phẩm, cùng lúc sử dụng quá nhiều sản phẩm lên da gây ra các phản ứng chéo sẽ có nguy cơ nổi mụn cao. Ngoài ra, cũng có trường hợp không may dùng phải hàng giả, hàng nhái cũng khá nguy hiểm.
Xem Ngay: Cách Trị Mụn Bọc Tại Nhà Đơn Giản, Không Phải Ai Cũng
Những ai dễ nổi mụn mủ trên cằm nhất?
Mụn bọc ở cằm do quá trình viêm nhiễm ở các nốt mụn trứng cá gây ra, nhân mụn mưng mủ, có máu độc và sưng đau hơn do vi khuẩn P.Acnes phát triển. Nếu gặp nhiều dầu, bụi bẩn và mồ hôi tích tụ trong lỗ chân lông, chúng sẽ rất nhanh chóng gây tổn thương nặng nề cho làn da. Khi này, mụn sẽ dần bị viêm và dễ lan rộng cả sang những vị trí khác.
Theo đó, những người dễ gặp phải tình trạng này thường có những yếu tố dễ gây tiết dầu nhờn mạnh trên da, da bị tích tụ không ít bụi và vi khuẩn, cụ thể là:
- Những người đang trong giai đoạn dậy thì.
- Phụ nữ khi mang thai.
- Người thường bị stress, căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Người tiếp xúc thường xuyên với những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại nhưng không có cách vệ sinh da cẩn thận, sạch sẽ.
- Nữ giới đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tham Khảo: Mụn Trứng Cá Tuổi Dậy Thì: Cách Phòng Tránh Hiệu Qủa
Mụn có thể tự thuyên giảm không?
Có khá nhiều người thắc mắc rằng mụn bọc ở cằm có thể tự giảm, tự xẹp xuống hay không. Với câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, khi không áp dụng các biện pháp điều trị, dù mụn bọc ở thể nhẹ cũng không thể tự thuyên giảm.
Nếu bạn chủ quan không tìm cách khắc phục sớm, da càng đổ nhiều dầu, ứ đọng bụi bẩn, da chết và cả vi khuẩn trong lỗ chân lông, mụn càng phát triển mạnh. Khi này, nguy cơ bị sẹo lõm và thâm tăng cao, da gặp phải các tổn thương vô cùng nặng nề, khó để phục hồi lại như ban đầu.
Có nên nặn mụn bọc ở cằm?
Mụn bọc có nên nặn như các loại mụn trứng cá khác không? Câu trả lời là không nên tự ý nặn khi mụn chưa đẩy nhân trồi ra bên ngoài. Nặn mụn bọc nếu sai thời điểm, mụn còn non, chưa hình thành được nhân sẽ dễ làm mụn viêm nặng hơn, da sẽ dễ để lại sẹo lõm. Hơn nữa cằm là khu vực khá nhạy cảm, có nhiều dây thần kinh chạy qua, nếu tùy ý nặn sai cách có thể gây ra tình trạng méo miệng rất nguy hiểm.
Để loại bỏ hết nhân và mủ trong nốt mụn, bạn nên thăm khám da liễu, các bác sĩ, chuyên gia sẽ cho biết thời điểm nặn được mụn và sau đó nên tới các cơ sở y tế, spa để đảm bảo lấy nhân mụn đúng kỹ thuật.
Đừng Bỏ Lỡ: Mụn Trứng Cá Có Nên Nặn Không? Cách Phòng Tránh Mụn Đơn Giản
Cách trị mụn bọc ở cằm cho tác dụng nhanh nhất
Như chúng tôi có chia sẻ ban đầu, mụn bọc mủ trên cằm nếu không có cách điều trị sớm sẽ dễ tiến triển nặng, viêm nhiễm hơn, da khó phục hồi lại hoàn toàn sau quá trình chữa mụn. Hiện nay, có khá nhiều cách điều trị mụn bọc ở cằm từ Tây y, Đông y, mẹo dân gian và một số phương pháp kỹ thuật công nghệ cao. Bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cách trị mụn bọc hiệu quả.
Thuốc Tây chữa mụn bọc ở cằm
Thuốc Tây được người bệnh dùng rất phổ biến hiện nay. Để trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất, bệnh nhân sẽ được kết hợp nhiều loại thuốc với nhau, có thể dùng cả thuốc bôi và thuốc uống. Liều lượng cụ thể sẽ do bác sĩ phụ trách điều trị chỉ định, bạn không tự ý mua thuốc hay xin đơn thuốc làm giảm mụn của người khác về dùng vì khả năng xảy ra các phản ứng quá mẫn, quá liều rất cao.
Thuốc bôi ngoài da trị mụn bọc ở cằm:
- Acid Salicylic: Có công dụng loại bỏ hết bã nhờn, dầu thừa trong các lỗ chân lông, làm sạch sâu cho da. Khi này, các vi khuẩn P.Acnes sẽ không có cơ hội để sinh sôi phát triển.
- Benzoyl Peroxide: Được dùng cho rất nhiều loại mụn khác nhau, bao gồm cả mụn bọc, mụn viêm, mụn đầu đen,… Thuốc nhanh chóng làm dịu mụn, gom cồi, làm giảm sưng đỏ và kích thích nhân mụn đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
- Retinoids: Thuốc sử dụng để giúp làm liền các tổn thương, giảm thâm, giảm sẹo cũng như góp phần kháng viêm. Nhờ vậy làn da sẽ hồi phục được nhanh chóng hơn.
Nhóm thuốc uống: Khi mụn đã phát triển nặng, làn da gặp nhiều tổn thương ăn sâu và có dấu hiệu chuyển xấu, thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn sử dụng. Theo đó, người dùng thường sẽ uống thuốc với liều từ thấp tới cao để cơ thể dần thích nghi. Thuốc kháng sinh sẽ cho khả năng trị mụn, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.
Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài, kháng sinh trị mụn hoàn toàn có khả năng gây ra các tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa, làm vàng da, rụng tóc,… Vì vậy, bệnh nhân nên lưu ý thêm vấn đề này.
Xem thêm thông tin: Mụn Bọc Mủ: Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Là Gì?
Kỹ thuật trị mụn công nghệ cao
Ngoài việc dùng thuốc, có khá nhiều người chọn thêm các kỹ thuật xử lý mụn bằng máy móc chuyên sâu, kết hợp với phương pháp tái tạo da mới tại các spa, thẩm mỹ viện hoặc bệnh viện da liễu hiện nay. Cách làm này cho hiệu quả nhanh, da phục hồi tốt, tuy nhiên chi phí cũng sẽ tốn kém hơn. Ngoài ra, để điều trị cần phải lựa chọn được địa chỉ uy tín để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho làn da.
Hai phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất gồm:
- Peel da hóa học
Kỹ thuật này có tên gọi tiếng Anh là Chemical Peels, có cơ chế hoạt động bằng cách đưa lên da một lượng acid phù hợp để loại bỏ hết da chết, tế bào sừng, kích thích da tái tạo lớp mới, làm mờ thâm, trị mụn, làm sáng da. Đồng thời, vi khuẩn trong các lỗ chân lông cũng được cuốn đi sạch sẽ.
Nổi bật nhất là sử dụng peel retinol sẽ làm dịu các nốt mụn bọc sưng viêm khá nhanh, da hồi phục hiệu quả chỉ sau một vài ngày. Hiện nay, các spa, thẩm mỹ viện đang sử dụng các loại acid với nhiều nồng độ khác nhau, loại acid cũng sẽ được tư vấn cụ thể để đảm bảo tính phù hợp với làn da của mỗi người.
- Công nghệ IPL
Trong thời gian gần đây, IPL được biết đến nhiều hơn, trở thành giải pháp điều trị mụn bọc ở cằm được đông đảo người quan tâm. Kỹ thuật này cho hiệu quả thông qua nguồn tia sáng được phát triển thành nhiệt năng, khi chiếu lên da sẽ nhanh chóng loại bỏ hết vi khuẩn, làm se nốt mụn, giảm các tổn thương ăn sâu vào da.
IPL sẽ tác động vào lớp trung bì khá sâu, nhanh chóng cân bằng lại quá trình tiết dầu nhờn và kích thích da mới sản sinh, tái tạo tế bào tổn thương mà không làm ảnh hưởng tới thượng bì. Mức độ hồi phục da sau khi trị mụn bằng IPL cũng khá nhanh, da không để lại các vết sẹo xấu xí.
Đọc thêm: Top 11 Thuốc Chữa Mụn Mủ Mang Lại Hiệu Quả Cao
Mẹo trị mụn bọc ở cằm
Làm sao để hết mụn bọc ở cằm dù không dùng thuốc? Với những người bị mụn nhẹ, cằm chỉ xuất hiện 1 – 2 nốt mụn và không có biểu hiện viêm nhiễm nghiêm trọng, bạn có thể không cần dùng thuốc. Có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên hiện nay được vận dụng trong các công thức trị mụn, làm đẹp da và đã nhận được khá nhiều đánh giá tích cực từ người dùng.
Các chị em có thể áp dụng những cách đơn giản sau:
Chuối chín: Chuối có chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, vitamin E, A. Nhờ vậy các nốt mụn bọc sẽ thuyên giảm tốt, hạn chế đau, sưng đỏ, cồi mụn cũng gom lại nhanh chóng hơn. Các tế bào da bị tổn thương được hỗ trợ tái tạo hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 quả chuối chín, bóc vỏ và cho chuối vào nghiền nhuyễn.
- Sau bước làm sạch da, bạn lấy chuối đã nghiền để đắp lên các nốt mụn và có thể bọc lại bằng băng gạc.
- Sau 15 đến 20 phút, chúng ta rửa lại mặt một lần nữa.
- Để mụn nhanh thuyên giảm, nên dùng chuối trị mụn mỗi tuần 3 lần.
Cà rốt trị mụn: Loại củ này có nhiều vitamin A và vitamin C giúp phục hồi các vùng da bị tổn thương, làm giảm sưng mụn, giảm viêm. Lỗ chân lông cũng được làm sạch hơn nhờ các thành phần có trong cà rốt.
Cách thực hiện:
- Cà rốt bạn chuẩn bị 1 củ, rửa sạch rồi đem gọt hết lớp vỏ.
- Xay nhuyễn cà rốt để ép lấy nước cốt.
- Rửa mặt rồi thoa nước cà rốt lên da, sau lần thoa đầu khi nước đã khô, tiếp tục thêm một lớp nước nữa.
- Qua 20 phút rửa mặt nhẹ nhàng với nước mát.
Cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên nhìn chung khá an toàn, lành tính, có hiệu quả nhưng còn tùy thuộc cơ địa của mỗi người để thấy được thay đổi nhiều hay ít.
Tìm hiểu thêm: Nặn Mụn Bọc Có Được Không? Cần Thực Hiện Quy Trình Thế Nào?
Sử dụng bài thuốc Đông y
Thêm một giải pháp nữa giúp chúng ta trị mụn bọc ở cằm hiệu quả, an toàn dù dùng trong thời gian dài, đồng thời còn giúp cải thiện sức khỏe của làn da. Thuốc Đông y từ lâu đã có rất nhiều liệu trình trị mụn bọc, mụn trứng cá, mụn sưng đau với các dược liệu thiên nhiên quý hiếm.
Thuốc dùng được cho mọi đối tượng, không gây ra tác dụng phụ và sẽ tác động vào sâu trong cơ thể, trị mụn tận gốc, ngừa tái phát hiệu quả, da cũng sáng khỏe hơn, khí huyết lưu thông ổn định. Cũng bởi vậy nên ngày càng có có nhiều người lựa chọn sử dụng.
Các bài thuốc được đánh giá cao gồm:
Bài thuốc 1:
- Dược liệu: Đẳng sâm, sa nhân, cam thảo, ý dĩ, bạch truật, bạch biển đậu, cát cánh, phục linh, liên nhục.
- Cách dùng: Thuốc sắc mỗi ngày 1 thang, chia phần nước thuốc làm 2 – 3 bữa uống và duy trì ít nhất 1 tuần.
Bài thuốc 2:
- Dược liệu: Mã thuật, vang nhuộm, trích đởm chi, đại hoàng, kim ngân hoa.
- Cách dùng: Sắc thuốc cùng 1 lít nước cho tới khi sôi còn khoảng 1 bát con. Thuốc uống ấm sẽ cho công dụng cao nhất.
Bài thuốc 3:
- Dược liệu: Liên nhục, sa nhân, phục linh, ý dĩ, bạch truật, hoài sơn, chích thảo, cát cánh.
- Cách dùng: Cho vào 5 bát nước để sắc thuốc đến khi cạn còn 2 bát. Nước thuốc chia làm 3 bữa uống hết trong ngày, không để thuốc qua đêm.
Có Thể Bạn Quan Tâm: Chia Sẻ Cách Chữa Mụn Trứng Cá Bằng Đông Y An Toàn, Hiệu Quả
Biện pháp ngăn ngừa mụn bọc hiệu quả
Mụn bọc cũng tương tự như nhiều loại mụn khác, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu biết cách chăm sóc làn da và cơ thể. Cụ thể, những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn giảm tối đa sự xuất hiện của các nốt mụn đáng ghét.
- Luôn chú ý vệ sinh mặt sạch sẽ, cẩn thận mỗi ngày 2 lần. Cần có đầy đủ các quy trình tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết và có thể kết hợp thêm xông hơi.
- Đặc biệt khi bạn tiếp xúc với những khu vực nhiều khói bụi, nước thải, nên cố gắng vệ sinh da càng sớm càng tốt.
- Khi ra ngoài cần che chắn bằng khẩu trang và thoa thêm kem chống nắng.
- Không gian sống giữ sạch sẽ, thông thoáng, giặt chăn màn, ga gối thường xuyên vì đây là những nơi rất dễ có vi khuẩn trú ngụ.
- Không nên cho tay lên sờ mặt thường xuyên, nếu có mụn cũng chỉ được nặn khi đã đẩy nhân lên rõ rệt.
- Tránh thức khuya nhiều, lo lắng hoặc căng thẳng liên tục.
- Có chế độ ăn uống phù hợp với các loại thực phẩm, sử dụng nhiều rau củ quả tươi, tránh đồ ăn nhiều muối, gia vị nóng, cay và dầu mỡ.
- Lựa chọn mỹ phẩm an toàn, tránh dùng những sản phẩm có thành phần gây kích ứng da hoặc hàng không rõ nguồn gốc ngoài thị trường.
Mụn bọc ở cằm có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Ngoài ra, chú ý tới các thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa lành mạnh để có thể đảm bảo mụn nhanh thuyên giảm, hạn chế các nguy cơ tái phát.
Xem Thêm:
- Bật Mí Cách Trị Mụn Bọc Ở Mũi Không Để Lại Sẹo An Toàn Cho Da
- Mụn Mủ Ở Má: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nhanh Nhất