Mụn bọc ở mũi là một trong những vị trí rất thường gặp, gây ra nhiều biểu hiện đau nhức, khó chịu, mũi sưng đỏ và ảnh hưởng tới thẩm mỹ trên gương mặt. Loại mụn này khá cứng đầu, để điều trị khỏi hoàn toàn cần kiên trì và áp dụng các biện pháp phù hợp. Trong bài viết này, bạn đọc sẽ có được những thông tin quan trọng nhất về nguyên nhân, cách chữa trị, phòng ngừa mụn hiệu quả nhất.
Mụn bọc ở mũi là gì, xảy ra do nguyên nhân nào?
Mũi là nơi dễ phát sinh khá nhiều vấn đề, nổi bật như dầu nhờn, lỗ chân lông to, mụn đầu đen và mụn bọc, mụn trứng cá. Mụn bọc ở mũi là một thể mụn viêm nhiễm khá nặng, kích thước chúng to hơn các loại mụn thông thường rất nhiều. Khi mụn vỡ, bên trong sẽ có cả nhân mụn cứng, mủ và máu độc. Da xuất hiện mụn sẽ luôn trong trạng thái sưng đỏ, mụn khá đau nhức và mất nhiều ngày để có thể xẹp hoàn toàn, thậm chí mụn sẽ mọc lại ở chính vị trí đó.
Mụn bọc ở mũi hoàn toàn có khả năng lây lan sang vùng má, trán hoặc cằm, quanh miệng nếu bạn không có cách điều trị hoặc nặn mụn sai cách.
Vậy mụn thường xảy do những nguyên nhân nào?
Các chuyên gia về da liễu cho biết, nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi có rất nhiều, trong đó, những yếu tố thường gặp nhất phải kể tới gồm:
Nội tiết tố mất cân bằng gây mụn bọc ở mũi
Rối loạn nội tiết tố chủ yếu xảy ra ở giai đoạn dậy thì, nữ giới khi mang thai, sau sinh con hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi hormone mất cân bằng, tuyến bã nhờn dưới da sẽ hoạt động rất mạnh mẽ dẫn tới mất kiểm soát, làm vùng mũi đổ nhiều dầu, lỗ chân lông giãn nở mạnh gây mụn bọc và nhiều loại mụn khác.
Da mặt không được làm sạch hoàn toàn hàng ngày
Việc vệ sinh da mặt hàng ngày rất quan trọng, đây là bước giúp loại hết dầu nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, khi bước làm sạch này không được chú trọng, da vẫn còn nhiều bụi bẩn sẽ rất nhanh chóng phát sinh nhiều vấn đề, nổi bật nhất là mụn bọc. Da càng bẩn càng bị mụn nhiều, lỗ chân lông giãn nở mạnh, từ đó khiến làn da yếu, xỉn màu, sạm đi trông thấy.
Chế độ ăn uống không đảm bảo
Một trong những nguyên do hàng đầu gây ra mụn bọc ở mũi chính là chế độ ăn uống không khoa học. Cơ thể nạp vào quá nhiều dầu mỡ, chất béo có hại, các món cay nóng sẽ là yếu tố kích thích da đổ nhiều dầu, mất nước, thận và gan bị tích tụ nhiều độc tố sẽ bộc phát triệu chứng qua da.
Tham Khảo Thêm: Ăn Gì Trị Mụn Bọc? Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Nhất Cho Người Bị Mụn
Thường lo lắng căng thẳng kéo dài
Nhiều người hiện nay gặp phải tình trạng mọc mụn bởi tâm lý luôn chịu nhiều căng thẳng, lo lắng liên tục một thời gian dài. Có thể bạn chưa biết, khi tâm lý, hệ thần kinh chịu nhiều áp lực sẽ dẫn tới thay đổi nội tiết tố đối với cả nam và nữ. Lúc này, mụn sẽ phát triển mạnh mẽ, dai dẳng chỉ cho tới khi nội tiết được cân bằng, tâm lý không còn áp lực ảnh hưởng.
Cho tay lên mặt thường xuyên
Các thói quen cho tay lên sờ mặt hoặc nặn mụn đều sẽ dễ dàng đưa vi khuẩn gây mụn từ tay lên mặt. Đặc biệt đây là tình trạng rất nhiều người mắc phải và khó bỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định rằng, việc đưa tay lên chạm vào mặt liên tục chắc chắn sẽ là yếu tố kích thích da nổi mụn và phát triển trên diện rộng.
Tìm hiểu thêm: Mụn Trứng Cá Có Nên Nặn Không? Bạn Cần Lưu Ý Gì Khi Nặn Mụn
Mụn bọc ở mũi cảnh báo bệnh lý gì?
Ngoài những nguyên nhân từ thói quen, cách ăn uống sinh hoạt hàng ngày gây ra mụn, mụn bọc ở mũi còn có thể khởi phát bởi một số bệnh lý như:
- Hệ tiêu hóa đang xảy ra các bất ổn, suy giảm chức năng, nội tạng và dạ dày đều đang bị sinh nhiệt nhiều.
- Huyết áp cao cũng là một trong những bệnh lý khá dễ gây mụn bọc hiện nay.
- Những người mắc bệnh xơ gan, viêm gan và các vấn đề về gan khác.
- Niêm mạc mũi bị trầy, viêm dẫn tới nổi mụn bọc trong mũi hoặc trên mũi.
Trị mụn bọc ở mũi có lâu không?
Chữa mụn bọc ở mũi mất bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi gặp phải loại mụn cứng đầu này. Theo chia sẻ từ các bác sĩ, mụn bọc nếu chữa trị đúng cách, chăm sóc da cẩn thận, sau khoảng 1.5 – 2 tháng sẽ khỏi hoàn toàn, da hồi phục khỏe mạnh.
Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp mụn nặng, phát triển quá mạnh mẽ, thời gian điều trị sẽ lâu hơn, thậm chí kéo dài tới cả năm. Đặc biệt những người tự chữa trị tại nhà thay vì đi thăm khám sẽ càng làm da tổn thương. Lúc này, rất khó để có thể xác định được chính xác cần thời gian bao lâu để trị mụn triệt để.
Nên xem: TOP 18 Serum Trị Mụn Trứng Cá Hiệu Quả Cho Hiệu Quả Nhanh
Chia sẻ cách trị mụn bọc ở mũi không để lại sẹo
Có khá nhiều cách làm hết mụn bọc ở mũi, tuy nhiên cần xét tới yếu tố cơ địa, tình trạng mụn, tính phù hợp với làn da. Theo đó, để biết được bản thân nên điều trị theo hướng nào, bạn cần tới các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín, đáng tin cậy để thăm khám cụ thể. Qua đó, các bác sĩ sẽ xác định được cách chữa phù hợp nhất cho từng người bệnh.
Về phương pháp trị mụn bọc ở mũi, hiện nay chủ yếu phân chia thành 3 hướng sau:
Xử lý mụn bọc ở mũi bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây có rất nhiều loại được sử dụng để trị mụn bọc ở mũi cũng như các vị trí khác. Theo đó, tùy từng tình trạng bệnh nhân sẽ có sự kết hợp cả thuốc bôi và uống để nhanh chóng làm lành da, cản trở sự phát triển của mụn. Trong đơn thuốc mụn bọc hiện nay, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của những loại sau:
- Axit Salicylic: Thuộc một trong những loại thuốc trị mụn nói chung, mụn bọc nói riêng rất phổ biến, Axit Salicylic cho khả năng làm sạch tế bào chết, dầu nhờn trong các lỗ chân lông. Qua đó, hạn chế những nguy cơ hình thành mụn mới, giảm các nốt mụn sưng viêm hiệu quả.
- Benzoyl Peroxide: Để nhanh chóng đánh bay các nốt mụn bọc viêm nhiễm, Benzoyl Peroxide được sử dụng khá thường xuyên. Công dụng chính của thuốc gồm: Kích thích đẩy nhân mụn, làm sạch da, giảm tiết dầu thừa.
- Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Lúc này, thuốc sẽ cho công dụng giảm sưng viêm, giảm ửng đỏ, mụn dịu lại và ngăn ngừa hình thành sẹo lõm.
Đọc thêm: Do Đâu Nổi Mụn Bọc Ở Cằm? Các Cách Chữa Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
Thuốc Đông y
Cùng với thuốc Tây y, Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị rất được ưa chuộng. Thuốc Đông y không tác dụng ngay tức thì, thay vào đó sẽ từ từ cải thiện mụn, phục hồi các tế bào da bị tổn thương từ tận sâu bên trong. Y học cổ truyền đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng để cho ra các bài thuốc loại bỏ mụn tận gốc, chặt đứt các căn nguyên gây mụn, đảm bảo an toàn với da, không gây ra các tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài.
Có một số bài thuốc được dùng nhiều nhất hiện nay gồm:
Bài thuốc 1:
- Dược liệu: Hoàng kỳ, đan sâm, đương quy, thục địa, đẳng sâm, cam thảo, xuyên khung, hồng hoa, bạch truật, quế nhục.
- Cách dùng: Bài thuốc sau khi rửa sạch sẽ sắc với 5 – 6 bát nước. Phần nước thuốc khi sôi cạn còn khoảng 3 bát sẽ chắt ra để uống 3 bữa trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Dược liệu: Cát cánh, ý dĩ, cam thảo, đẳng sâm, bạch truật, hoài sơn, liên nhục, bạch biển đậu, sa nhân, bạch linh.
- Cách dùng: Thuốc sắc theo từng thang mỗi ngày, cho vào khoảng 1 lít nước sắc cho tới khi cạn còn ⅓. Bạn chia thuốc thành 2 – 3 bữa nhỏ để uống hết.
Bài thuốc 3:
- Dược liệu: Sài hồ, thục địa, hồng hoa, xích thược, đào nhân, chi tử, uất kim, xuyên khung, đan bì.
- Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc với 5 bát nước con, đến khi thuốc sôi cạn còn 2 – 3 bát sẽ dừng lại và chia phần nước thuốc làm 3 bữa uống sáng, trưa, tối.
Chi Tiết: Chữa Mụn Trứng Cá Bằng Đông Y Đem Lại Hiệu Qủa Cao
Mẹo dân gian đơn giản
Có thể trị mụn bọc ở mũi tại nhà với các mẹo dân gian được ứng dụng từ lâu đời thông qua nhiều nguyên liệu quen thuộc, giá rẻ. Cách làm này sẽ phù hợp nhất với những loại mụn bọc ở thể nhẹ, số lượng ít và tình trạng viêm đau không quá nghiêm trọng.
Bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa mụn sau:
- Dầu tràm trà: Với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, dầu tràm trà sẽ phát huy tốt công dụng trị mụn bọc, mụn trứng cá. Bạn hãy dùng lượng dầu vừa đủ để chấm nhẹ lên các nốt mụn mỗi ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
- Tỏi tươi: Cũng tương tự như dầu tràm, tỏi kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ các vi khuẩn gây mụn rất mạnh mẽ. Người dùng hãy nghiền tỏi sau khi đã bóc vỏ, rửa sạch cho thật nhuyễn, thêm vào chút nước lọc để ép lấy nước cốt và thoa lên mụn. Qua 5 – 7 phút vệ sinh lại làn da với nước sạch.
- Nước cốt chanh: Thông qua nguồn vitamin C và các chất axit, chanh giúp giảm mụn viêm, diệt khuẩn, kích thích cồi mụn gom nhanh hơn. Chúng ta dùng nước cốt chanh chấm đều lên da 2 lần mỗi ngày sẽ thấy mụn bọc ở mũi dịu đi đáng kể.
Tham Khảo Chi Tiết: Trị Mụn Bọc Tại Nhà – Ít Tiền Ai Cũng Làm Được
Làm thế nào để hạn chế tái phát mụn bọc trên mũi?
Mụn bọc gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, làm mũi sưng to và ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề thẩm mỹ. Để hạn chế mụn tái phát một cách tối đa, bạn nên tham khảo áp dụng những cách sau đây:
- Cần duy trì thói quen vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày 2 lần với tẩy trang, sữa rửa mặt.
- Hàng tuần nên kết hợp xông hơi và tẩy da chết để làm sạch sâu cho lỗ chân lông.
- Tích cực uống đủ 2 lít nước lọc, kết hợp nước ép hoa quả. Không uống nước ngọt, nước có ga hay cà phê, bia, rượu.
- Luôn giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm serum và kem dưỡng phù hợp, nếu da đang có mụn, nên trị mụn bọc trước khi trị thâm hay dưỡng trắng.
- Khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận cho da, dùng kem chống nắng để hạn chế tia UV tấn công.
- Ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều muối, đường hoặc gia vị cay nóng.
Mụn bọc ở mũi có thể điều trị nhanh chóng hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thói quen vệ sinh, chăm sóc da cũng như cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, kết hợp thêm phương pháp điều trị đúng. Bạn đọc có thể tham khảo những thông tin trên đây để có cho mình cách trị mụn tốt nhất, đồng thời cần chú ý chủ động thăm khám khi thấy mụn ngày càng chuyển biến xấu.
Xem Ngay:
- Lưu Ngay Cách Làm Sao Để Hết Mụn Bọc Ở Má Đơn Giản, Nhanh Chóng
- Bật Mí Kem Trị Mụn Bọc Bị Chai Hiệu Quả, An Toàn Nhất Hiện Nay