Mụn trứng cá không chỉ xảy ra ở tuổi dậy thì, thậm chí người trưởng thành vẫn có thể mắc phải. Loại mụn này có thể kéo dài hàng năm, gây ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ gương mặt, khiến người mắc tự ti, mặc cảm trước đám đông. Để điều trị, chúng ta có rất nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên cần xác định rõ nguyên nhân, tìm hiểu kỹ các cách để đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe nói chung.
Định nghĩa mụn trứng cá
Mụn trứng cá là tình trạng da xuất hiện các nốt mụn có nhân cứng hoặc ứ mủ ở bên trong. Chúng hình thành chủ yếu da bề mặt da bị bít tắc bụi bẩn, vi khuẩn và dầu nhờn. Da không được làm sạch dẫn tới xuất hiện các nốt mụn, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm trên gương mặt. Nếu không có cách chăm sóc và cải thiện tốt, mụn sẽ nhanh chóng lan rộng, thậm chí mọc kín mặt.
Mụn trứng cá cũng gây cảm giác đau, nhức khá khó chịu, có thể làm sưng mặt bởi những ổ mụn lớn. Ngoài ra, loại mụn này còn có thể xuất hiện ở lưng, cổ, ngực,…. Chúng cũng có nguy cơ để lại sẹo thâm khá cao, khiến người bị mất rất nhiều thời gian để có thể hồi phục da hoàn toàn.
Dưới đây là các nhóm cụ thể bạn nên biết:
- Mụn mủ: Là loại mụn thuộc nhóm viêm, dấu hiệu rất dễ nhận biết với đầu trắng và dịch mủ màu trắng đục hoặc dạng màu vàng. Bệnh nhân mắc mụn này luôn có cảm giác đau nhức, da mặt bị sưng lên rõ rệt và mụn có nguy cơ hình thành sẹo thâm rất cao.
- Mụn bọc: Rất dễ bị nhầm lẫn với mụn mủ, nhưng mức độ nghiêm trọng của loại mụn này lớn hơn mụn viêm rất nhiều. Chúng thường sẽ tập trung ở các khu vực cằm và mũi.
- Mụn đầu đen: Chủ yếu phân bố ở mũi và hai bên cánh mũi, mụn không nặng như hai loại mụn trên nhưng cũng khó để trị dứt điểm. Mụn nếu để quá lâu có thể chuyển thành mụn có nhân sưng viêm tương đối đau nhức.
- Mụn đầu trắng: Chúng mọc rải rác trên mặt với kích thước rất nhỏ, dễ dàng loại bỏ nhưng cũng dễ xuất hiện trở lại. Mụn có các đầu bã nhờn trắng nhỏ có thể lấy ra khá đơn giản.
- Mụn sần: Gần giống với mụn viêm, nếu bạn cố cho tay lên nặn sẽ rất dễ kích thích khiến mụn ngày càng viêm nặng hơn.
Khái niệm: Mụn sưng đỏ là làm sao? Các điều trị bệnh
Nguyên nhân bị mụn trứng cá
Người bị nổi mụn trứng cá có thể do gặp phải các yếu tố như sau:
- Da quá nhiều dầu nhờn: Là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra mụn trứng cá. Theo đó, làn da khi bị thiếu nước sẽ tự sản sinh ra nhiều dầu hơn để duy trì độ ẩm cho da, các nang lông tăng lượng bã nhờn đồng thời khá dễ bị dư thừa dầu. Khi gặp phải các yếu tố vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn, lỗ chân lông bít tắc và viêm da. Ngoài ra, ở độ tuổi dậy thì, làn da cũng tăng sản sinh dầu nhờn hơn rất nhiều do nội tiết thay đổi, hormone rối loạn khiến cơ thể gặp phải không ít thay đổi.
- Vi khuẩn P.acnes tấn công: Trong số những nguyên nhân gây mụn thường gặp, vi khuẩn P.acnes cũng là yếu tố các chuyên gia về da liễu đặc biệt quan tâm. Loại vi khuẩn này có khả năng sinh sản mạnh, phát triển nhanh chóng và sức sống rất bền trên da. Khi xâm nhập vào da, P.acnes sẽ lập tức tạo thành các ổ vi khuẩn, tấn công tế bào da và hình thành rất nhiều mụn trên mặt.
- Lạm dụng mỹ phẩm: Làn da được cung cấp dưỡng chất từ các loại mỹ phẩm sẽ cải thiện không ít khuyết điểm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, dùng sai cách, sai loại hoặc thậm chí gặp phải hàng nhái, da rất dễ tổn thương. Theo đó, biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng sử dụng sai mỹ phẩm chính là da nổi mụn, các nốt mụn sẽ nổi liên tục với số lượng nhiều, lúc này bạn sẽ mất không ít thời gian và công sức để có thể điều trị hoàn toàn.
- Sinh hoạt thiếu lành mạnh: Cũng có không ít người bị nổi mụn ẩn, mụn viêm do nguyên nhân sinh hoạt không điều độ. Cụ thể là thức khuya thường xuyên, ăn đồ cay nóng, không vệ sinh làn da sạch sẽ mỗi ngày. Khi này, dầu nhờn, bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn sẽ bám trụ trên da, về lâu dài chắc chắn sẽ hình thành các nốt mụn.
- Sừng hóa lỗ chân lông: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sau mỗi 28 ngày, làn da sẽ đào thải các tế bào chết và thay thế bằng những tế bào da mới khỏe mạnh hơn. Nhưng cũng có những trường hợp chu kỳ này xảy ra gián đoạn vì một số yếu tố tác động. Khi này, da chết không kịp loại bỏ cũng tương tự như bụi bẩn hay vi khuẩn bám trụ trên da. Từ đó làn da xuất hiện nhiều nốt mụn với hình thái, kích thước khác nhau.
- Môi trường số ô nhiễm: Khi bạn sinh sống ở những nơi có nhiều khói bụi, phải tiếp xúc với các loại hóa chất, khí độc hại, nguồn nước ô nhiễm sẽ khó tránh khỏi mụn.
Xem thêm thông tin: Mụn Trứng Cá L70 Là Gì? Cách Phòng Tránh Lên Mụn
Đối tượng bị mụn trứng cá
Những đối tượng có nguy cơ bị mụn trứng cá gồm có:
- Người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.
- Người thức khuya liên tục, thiếu ngủ.
- Sử dụng mỹ phẩm sai cách, dùng phải hàng giả, hàng nhái.
- Các trường hợp da dầu hoặc có vấn đề về nội tiết.
- Sống, làm việc ở khu vực ô nhiễm.
Xem thêm: Dấu Hiệu Mụn Trứng Cá Ở Cằm: Các Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Và Chăm Sóc
Triệu chứng mụn trứng cá
Nhìn chung, các biểu hiện thường gặp nhất khi da bị mụn trứng cá gồm:
- Mụn đầu đen sẽ xuất hiện ở các lỗ chân lông bị mở lớn, càng oxy hóa càng chuyển màu đậm hơn rõ rệt.
- Đối với mụn đầu trắng, bạn sẽ thấy làn da có khá nhiều nốt mụn nhỏ li ti với đầu nhỏ màu trắng.
- Mụn mủ sẽ khá mềm, đầu mụn có mủ trắng và quanh chân mụn da khá đỏ.
- Mụn viêm cũng gần giống mụn mủ, tuy nhiên sẽ có cảm giác đau nhức hơn rất nhiều, khi mụn bị vỡ còn có thể xuất hiện máu và dịch vàng.
- Mụn bọc có mủ, có nhân mụn vàng đậm, mụn cứng và kích cỡ to hơn mụn viêm, mụn mủ, người bị cũng bị đau nhức không ngừng.
Nên xem: Mụn Trứng Cá Trên Da Đầu Là Như Thế Nào: Có Nguy Hiểm Không? Chữa Trị Thế Nào?
Biến chứng mụn trứng cá
Mụn trứng cá nếu không chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới làn da như sau:
- Da ngày càng sần sùi, các tế bào bị tổn thương nặng nề.
- Mụn lan rộng hơn, dễ xảy ra viêm nhiễm nghiêm trọng ăn sâu vào bên trong.
- Các vết sẹo rỗi và sẹo thâm hình thành và rất khó để có thể xóa mờ hoàn toàn.
Danh sách: Điểm Qua 11 Loại Kem Điều Trị Thâm Mụn Nhật Hiệu Quả Nhất
Chẩn đoán mụn trứng cá
Mụn trứng cá được chẩn đoán bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, cụ thể là:
- Thăm khám quan sát tình trạng bên ngoài da, đánh giá diện tích mụn cũng như biểu hiện của mụn.
- Sử dụng máy soi da để quan sát kỹ hơn bề mặt da.
- Làm một số xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh nhân bị mụn do nội tiết hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Điều trị mụn trứng cá
Có thể áp dụng các loại thuốc Đông y, Tây y, mẹo dân gian và cả thực phẩm chức năng. Tùy thuộc vào tình trạng mụn sẽ có những phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Tốt nhất người mắc nên tham khảo trước ý kiến tư vấn của các chuyên gia.
Thuốc Tây chữa mụn trứng cá
Hiện nay, y học đã nghiên cứu ra không ít loại thuốc điều trị tình trạng mụn trứng cá, bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống. Để có thể sử dụng an toàn nhất, cần tới các bệnh viện tiến hành thăm khám và nhận đơn thuốc từ bác sĩ.
Một số thuốc loại bỏ mụn trứng cá thường được dùng gồm có:
- Thuốc chứa axit salicylic 5%: Axit này khi tiếp xúc với da sẽ nhanh chóng làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn gây mụn ở trong lỗ chân lông. Dầu nhờn dư thừa cũng sẽ được làm sạch hoàn toàn. Nhờ vậy, mụn thuyên giảm rõ rệt, không còn ửng đỏ và đau nhức nhiều. Thuốc sẽ được dùng kết hợp với một số loại thuốc trị mụn khác để tăng cường hiệu quả.
- Thuốc Tretinoin: Để loại bỏ mụn trứng cá hiệu quả, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân dùng thuốc Tretinoin. Loại thuốc này có dược tính khá mạnh, tác dụng nhanh chóng lên da để tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, gom cồi mụn và làm sạch các tế bào chết. Do đó, da có thể phục hồi tốt trong thời gian ngắn, các vết thương lành lạnh rõ rệt.
- Thuốc nội tiết: Đối với những trường hợp nội tiết rối loạn gây mọc mụn trứng cá, giải pháp tốt nhất chính là cân bằng hormone, như vậy có thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây mụn. Các thuốc nội tiết sẽ được kê đơn sao cho phù hợp với tình trạng thực tế của người mắc, ổn định hormone và kiểm soát bã nhờn.
Review: Các loại thuốc chữa mụn trứng cá hiệu quả, cho công dụng nhanh chóng
Ứng dụng công nghệ cao
Bên cạnh các liệu pháp điều trị mụn ở trên, người bị mụn còn có thể dùng thêm các biện pháp công nghệ cao để loại bỏ các tổn thương ở trên da. Những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm có: Xung nhiệt IPL, công nghệ ánh sáng Blue Light. Qua đó, vết mụn giảm ửng đỏ, nhanh chóng gom cồi và hạn chế phát triển rộng trên mặt. Da cũng dễ dàng tái tạo và không để lại các vết sẹo thâm. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tốn kém không ít chi phí thực hiện, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Mẹo dân gian
Mụn trứng cá nhẹ có thể loại bỏ rất tốt bằng các mẹo dân gian, thông qua các nguyên liệu tự nhiên, làn da sẽ phục hồi những tế bào bị tổn thương, giảm viêm đỏ, làm khô nhân mụn và kích thích da tái tạo. Dưới đây là một số mẹo hữu ích cho những người đang bị mụn tự điều trị tại nhà.
Tinh bột nghệ và mật ong:
- Bạn dùng 1 thìa tinh bột nghệ vàng và thêm 1 thìa mật ong.
- Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau để làm thành mặt nạ.
- Sau khi đã rửa mặt thật sạch, bạn thoa đều hỗn hợp và massage khoảng 5 phút.
- Đợi thêm 15 phút nữa cho lớp mặt nạ khô lại rồi rửa với nước ấm. Mỗi tuần nên dùng công thức 3 lần để da có thể giảm mụn tốt nhất.
Mặt nạ rau diếp cá:
- Các bạn sử dụng một nắm lá rau diếp cá, rửa thật sạch rồi để cho ráo nước.
- Xay nhuyễn rau diếp cá với một ít muối trắng, tiếp đó ép lấy phần nước cốt.
- Nước ép rau diếp cá sẽ thoa trực tiếp lên da, sau 20 phút bạn dùng nước mát để vệ sinh mặt.
- Mỗi tuần, nên dùng mặt nạ rau diếp cá 3 lần để có thể kiểm soát mụn tốt nhất.
Mặt nạ trứng gà:
- Bạn dùng 1 quả trứng gà, 1 thìa nước cốt chanh.
- Lấy phần lòng trắng trứng và đánh đều với nước chanh thành hỗn hợp đồng nhất.
- Rửa mặt sạch và thoa hỗn hợp lên da, bạn đợi trong 15 phút cho các dưỡng chất phát huy công dụng rồi rửa mặt với nước sạch.
- Cần duy trì đều đặn mỗi lần 3 tuần cho tới khi mụn đã hết hoàn toàn.
Phòng tránh mụn trứng cá
- Cần duy trì việc uống mỗi ngày 2 lít nước để da có thể đào thải hết độc tố, hạn chế tiết bã nhờn dư thừa cũng như thu nhỏ lỗ chân lông. Nhờ vậy da luôn được thông thoáng và có độ ẩm tối ưu.
- Tuyệt đối không cho tay lên nặn mụn, sờ mặt dù đã rửa tay. Bởi các vi khuẩn vẫn có khả năng tồn tại trên tay rất cao, nếu chúng xâm nhập vào các nốt mụn bị hở miệng, mụn nhanh chóng viêm nhiễm nặng và dễ dàng lây lan sang xung quanh.
- Luôn chú ý vấn đề vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày bằng các sản phẩm phù hợp. Theo đó, cần có đủ các bước tẩy trang, rửa mặt, cân bằng độ ẩm, serum trị mụn và kem dưỡng. Ngoài ra, ban ngày sẽ cần có thêm lớp kem chống nắng để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Khi này, nên tập trung vào các sản phẩm có tác dụng trị mụn, tuyệt đối không dùng những mỹ phẩm dưỡng trắng, trị thâm khi mụn vẫn còn.
- Đối với các nốt mụn đã gom cồi, chúng ta không tự ý nặn ở nhà khi không có đầy đủ dụng cụ cũng như nắm được kỹ thuật và quy trình xử lý mụn. Nặn sai cách càng khiến mụn viêm hơn và để lại sẹo rỗ, sẹo thâm rất khó chữa.
- Điều chỉnh thời gian làm việc, nghỉ ngơi và học tập sao cho hợp lý, tránh căng thẳng stress sẽ gây ảnh hưởng xấu cho làn da. Đồng thời, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách rất tốt để giúp da nâng cao đề kháng, hạn chế nổi mụn.
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng nhất về mụn trứng cá. Theo đó, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ và xác định chính xác nguyên nhân nổi mụn, từ đó sẽ chọn được cách chữa trị phù hợp. Nếu thấy mụn không thuyên giảm, cần sớm thăm khám để các bác sĩ tư vấn phương pháp chăm sóc khác tốt hơn.
Tham khảo: Tổng Quan Mụn Trứng Cá Ở Mũi: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa