Mụn trứng cá trên da đầu tuy không xảy ra thường xuyên như những vị trí khác, nhưng lại khá dai dẳng và cũng liên quan tới nhiều bệnh lý không thể xem nhẹ. Bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết rõ các nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị mụn tốt nhất, an toàn nhất.
Mụn trứng cá da đầu là gì?
Mụn trứng cá ở đầu là tình trạng da đầu xuất hiện nhiều nốt mụn với đa dạng kích thước, các loại mụn khác nhau, có thể là mụn viêm, mụn bọc, mụn đầu trắng hoặc các nốt mụn nhỏ li ti có nhân cứng bên trong. Mụn vừa gây ra triệu chứng ngứa, vừa làm đau nhức da đầu đặc biệt khi bạn nằm ngủ.
Theo Thầy thuốc ưu tú Bác sĩ CKII Lê Phương – Phó Giám đốc Chuyên môn PK Nhất Nam Y Viện cho biết, mụn trứng cá trên đầu có thể xảy ra khi da đầu tiết quá nhiều dầu, không được vệ sinh sạch sẽ đều đặn hoặc là do các bệnh lý nguy hiểm gây nên.
Theo đó, tùy từng mức độ bị mụn sẽ có các loại mụn khác nhau như sau:
- Mức độ nhẹ: Chủ yếu là các nốt mụn đầu đen, đầu trắng, mụn nhỏ li ti.
- Mức độ trung bình: Bao gồm các nốt mụn trứng cá có mủ trắng, mụn bị sưng tấy, ửng đỏ và khá đau.
- Mức độ nặng: Xuất hiện với nhiều thể mụn khác nhau, bao gồm mụn bọc, mụn viêm, mụn trứng cá hạch, các nốt mụn thường có cả mủ và đầu cứng. Dù không chạm vào cũng rất đau nhức, khiến người bị có cảm giác đau cả đầu, da ngứa ngáy và rất khó chịu khi nằm ngủ.
Xem Thêm: Nổi Mụn Bọc Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục Mụn Hiệu Qủa
Da đầu nổi mụn trứng cá có biểu hiện thế nào?
Vì đầu là khu vực khó để có thể quan sát được hết toàn bộ những tổn thương trên da, vì vậy nhiều người không rõ được tình trạng mụn đang xảy ra thế nào. Tuy nhiên, khi nhờ người quan sát, chúng ta có thể nhận thấy da sẽ có những biểu hiện sau:
- Da đầu có nhiều gàu hơn bình thường, gàu tạo thành các mảng khá dày và bong tróc nhiều trên da, chúng gây ngứa ngáy dữ dội.
- Mụn đầu trắng sẽ mọc ở khu vực đường chân tóc. Trong khi đó, mụn viêm, mụn mủ thường rải rác khắp đầu, mụn ửng đỏ và sưng to.
- Khi đưa tay sờ lên đầu, chải hoặc gội đầu đều rất đau nhức. Vùng da quanh mụn cũng ửng đỏ.
Nguyên nhân gây mụn ở đầu chủ yếu nhất?
Mụn trứng cá thường sẽ do da tiết nhiều dầu, bị bít tắc khiến vi khuẩn và các bụi bẩn, tế bào chết tích tụ, về lâu dài tạo thành các nốt mụn và dễ dàng lan rộng ra khắp đầu. Các chuyên gia cho biết, khi mụn mọc ở vị trí này, chủ yếu do những yếu tố sau tác động:
- Da đầu tiếp xúc các loại dầu gội quá mạnh, chứa thành phần độc hại hoặc do vệ sinh không cẩn thận khiến da vẫn tồn đọng nhiều bọt xà phòng.
- Da tiết quá nhiều dầu, bã nhờn và tế bào chết không được loại bỏ thường xuyên. Khi này, các nang tóc bị bít kín dẫn tới viêm, chân tóc yếu, gãy rụng nhiều và kéo theo đó là nổi mụn sưng đỏ.
- Không giặt mũ bảo hiểm thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá trên da đầu. Đây vốn là vật dụng dùng hàng ngày, tích tụ rất nhiều bụi bẩn, gàu, mồ hôi nhưng lại ít được mọi người để ý tới.
- Lạm dụng các sản phẩm keo, gôm tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm tẩy tóc khiến da đầu ngày càng yếu, mất khả năng tự bảo vệ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây mụn trứng cá ở lưng, cằm, mặt, bụng,…
- Ăn uống sinh hoạt không điều độ, thường thức khuya, căng thẳng lo lắng, ăn uống nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ và sử dụng nhiều chất kích thích,…
Điều trị mụn trứng cá ở đầu có lâu không?
Đây là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Theo thống kê từ các ca bệnh trước, mụn trứng cá có thể khỏi hoàn toàn sau khoảng từ 1 đến 2 tháng nếu kiên trì điều trị. Bên cạnh đó, thời gian bình phục sẽ còn phụ thuộc vào phương pháp chữa, cơ địa từng người, cách chăm sóc cơ thể cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Để giúp thời gian điều trị được rút ngắn, bạn nên tích cực thực hiện đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ, hạn chế dùng các sản phẩm dầu gội nhiều thành phần phức tạp, dễ gây kích ứng. Đồng thời, có thể thực hiện các biện pháp massage da đầu để giúp da lành lại nhanh chóng.
Mụn trứng cá ở đầu là biểu hiện bệnh gì?
Khi bị mụn trứng cá, nhiều người sẽ khá chủ quan coi đó là tình trạng bình thường như ở những vị trí khác trên mặt. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, có rất nhiều bệnh lý có thể gây nổi mụn trứng cá trên đầu, thậm chí là bệnh nguy hiểm.
Có thể kể tới một số bệnh sau đây:
- Viêm da dị ứng: Da đầu khi quá khô hoặc bị nấm men xâm nhập phát triển sẽ tiến triển thành viêm da dị ứng, làm xuất hiện lượng lớn gàu gây bít tắc lỗ chân lông. Lúc này, da hình thành các nốt mụn trứng cá với nhiều hình thái khác nhau, vừa đau vừa ngứa.
- Viêm nang lông: Hầu hết bệnh nhân bị viêm nang lông đều sẽ có biểu hiện nổi mụn, dạng mụn viêm thường gặp nhất, lúc này nếu làm mụn vỡ, bạn sẽ thấy có cả dịch vàng, mủ và máu chảy ra.
- U nang biểu bì: U nang biểu bì sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng da đầu có nhiều vùng sưng nhỏ tương tự như mụn trứng cá, xuất hiện lỗ nhỏ màu đen ở u nang, các tế bào keratin trong vỏ u sẽ có mùi và màu trắng. Khi khối u vỡ sẽ rất đau nhức, làm viêm nhiễm lan rộng ra đầu.
- Vảy nến da đầu: Bệnh lý này khá thường gặp hiện nay với các dấu hiệu là da mẩn đỏ, xuất hiện nhiều nốt mụn chứa mủ và nhân trắng. Nếu để bệnh chuyển nặng, da đầu ngày càng ngứa hơn, xuất hiện lớp vảy dày và mụn lan rộng.
- Ung thư da: Đây là chứng bệnh rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe nói chung. Bệnh nhân sẽ thấy da đầu có nhiều dạng mụn khác nhau, bao gồm mụn nhân trắng, mụn thịt, mụn mủ, khi chuyển sang giai đoạn nặng sẽ có thêm các vết loét lớn, tổn thương ăn sâu vào da. Khi này, bệnh nhân đau đớn vô cùng và dễ gặp phải nhiều biến chứng đe dọa tới tính mạng.
Các phương pháp chữa trị được chuyên gia khuyên dùng
Mụn trứng cá trên da đầu chữa thế nào sẽ cần phải xác định nguyên nhân cũng như mức độ cụ thể. Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Thuốc Tây y điều trị mụn trứng cá trên da đầu
Tây y là hướng điều trị của phần lớn bệnh nhân khi bị mụn trứng cá ở trên đầu. Khi này, các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc kiểm soát tình trạng viêm nhiễm trên da cũng như phục hồi da bị tổn thương. Thuốc có thể kết hợp cả dạng uống và bôi để cho hiệu quả tốt nhất.
Mụn trứng cá nhẹ: Đối với những người bị mụn nhẹ, không liên quan tới các vấn đề bệnh lý, có thể triệt để loại bỏ mụn khá nhanh chóng bằng một số loại thuốc bôi và dầu gội đặc trị. Nhóm thuốc thường được dùng gồm:
- Thuốc axit salicylic giúp làm sạch các tế bào chết, hạn chế hình thành vảy gàu gây bí bít da.
- Axit glycolic tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế tiết dầu thừa và cũng đánh bật tế bào chết khỏi da.
- Ciclopirox hoặc ketoconazole nhằm diệt nấm, cải thiện viêm nhiễm và hồi phục vùng da tổn thương.
Mụn trứng cá thể nặng: Lúc này, bệnh nhân sẽ cần sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hơn, cùng với đó là các loại thuốc uống, bôi tại chỗ để kiểm soát tình hình. Nếu mụn trứng cá trên da đầu hình thành do bệnh lý, cần chữa trị bệnh trước để hạn chế nổi mụn.
- Thuốc kháng histamin hoặc kháng sinh uống: Dùng cho những bệnh nhân bị mụn trứng cá nặng hoặc trung bình. Thường sẽ là tetracycline giúp kiểm soát tốt triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm, cản trở hoạt động của vi khuẩn trên da đầu.
- Thuốc Steroid hoặc kháng sinh dạng bôi: Chủ yếu dùng retinol cùng với benzoyl peroxide để da cải thiện nhanh chóng, làm dịu các nốt mụn và ngừa viêm loét.
- Isotretinoin: Thuốc sử dụng khi các loại thuốc trên không cho hiệu quả như mong muốn, lúc này bệnh nhân được chỉ định uống iso giúp mụn được kiểm soát nhanh, giảm tiết dầu nhờn.
Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh, rõ rệt, kiểm soát tốt các nốt mụn chỉ sau một vài lần sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian dài hoặc lạm dụng, dùng sai thuốc có thể gây ra không ít tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy bạn chỉ được phép uống hoặc thoa thuốc khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Tìm Hiểu Phác Đồ Điều Trị Mụn Trứng Cá Bộ Y Tế Chuẩn Nhất
Mẹo dân gian chữa trị tại nhà
Đối với những người bị mụn trứng cá trên da đầu nhẹ, có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để trị mụn tại nhà. Cách làm này giúp chúng ta tiết kiệm không ít chi phí, tuy nhiên mức độ hiệu quả sẽ có sự khác biệt từng người do khả năng đáp ứng của cơ địa. Bạn có thể tham khảo những mẹo loại bỏ mụn dưới đây:
Mật ong và cà chua: Trong mật ong, cà chua có chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, vitamin A, các chất kháng viêm, kháng khuẩn có tác dụng làm dịu các nốt mụn, giảm viêm nhiễm và hồi phục vùng da bị tổn thương.
- Bạn dùng 1 thìa mật ong trộn với 1 thìa nước ép cà chua chín.
- Gội đầu sạch sẽ, sau khi tóc đã khô hoàn toàn, dùng bông tăm chấm hỗn hợp để thoa đều lên chân tóc.
- Sau khoảng 10 phút, gội lại đầu lần nữa và không cần dùng dầu gội.
Nghệ: Với lượng curcumin dồi dào, nghệ có thể giảm viêm, ngừa loét và làm khô các ổ mụn trứng cá. Da sẽ hạn chế các tổn thương, không còn đau nhức nhiều.
- Dùng 1 thìa nước ép nghệ vàng, pha cùng 1 thìa dầu dừa nguyên chất.
- Bạn cũng vệ sinh da đầu sạch sẽ và chấm hỗn hợp lên các nốt mụn. Sau khi hỗn hợp đã khô hoàn toàn, hãy dùng nước ấm để gội lại đầu.
Nha đam: Dân gian đã tận dụng nha đam rất nhiều trong việc điều trị mụn trứng cá ở da đầu. Nguyên liệu này có khả năng làm giảm sưng đỏ, giảm viêm và kháng khuẩn tốt. Giúp da có thể phục hồi nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.
- Dùng 1 nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ, rửa hết nhựa và cạo lấy phần gel, thêm vào ½ thìa nước cốt chanh.
- Bạn chấm hỗn hợp lên da đầu tương tự như hai cách trên, đợi khoảng 15 phút sẽ gội lại đầu với nước ấm.
Chế độ ăn uống
Để điều trị mụn trứng cá da đầu tốt nhất, các bạn cũng nên lưu ý tới các thực phẩm sử dụng mỗi ngày. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp da hồi phục nhanh hơn, hạn chế viêm nhiễm nặng, tái tạo các tế bào da hiệu quả.
Theo đó, nên sử dụng nhiều:
- Thực phẩm có chứa lượng vitamin A, D, C dồi dào như: Rau chân vịt, súp lơ xanh, khoai lang, cam, ổi, quýt, cá, yến mạch, sữa chua, cà rốt,…
- Các chất chống oxy hóa từ quả việt quất, dâu tây, mâm xôi, hạt hồ đào,…
- Thành phần kẽm trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại cây họ đậu,….
- Chất xơ trong rau củ tươi, đặc biệt là lê, chuối, rau bina, bơ,…
- Omega-3 từ cá thu, cá hồi, cá cơm,…
Tránh dùng:
- Các món ăn có nhiều tiêu, ớt, các gia vị cay nóng hoặc có lượng dầu mỡ lớn như đồ chiên rán, lẩu cay, xúc xích,….
- Những thực phẩm muối chua, có quá nhiều đường hoặc muối,…
- Các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia.
Cách phòng ngừa mụn trứng cá trên da đầu hiệu quả
Trứng cá ở da đầu hoàn toàn có thể phòng ngừa tốt khi thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách như sau:
- Vệ sinh mũ bảo hiểm, các loại khăn, mũ đội đầu thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ.
- Gội đầu sạch sẽ mỗi 2 ngày 1 lần, đặc biệt cần gội sau khi bạn lao động nặng khiến đầu đổ nhiều mồ hôi hay chơi các môn thể thao.
- Không dùng các loại dầu gội chứa nhiều thành phần gây kích ứng, có hại cho da đầu. Ưu tiên dùng những sản phẩm có chứa nguyên liệu tự nhiên quen thuộc.
- Hạn chế nhuộm tóc, tẩy tóc hay dùng các loại thuốc tạo kiểu tóc.
- Tránh cào gãi mạnh da đầu bằng móng tay hay lược để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Ăn uống đủ chất, cân bằng các dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe tổng thể cũng như nâng cao khả năng đề kháng cho da đầu.
- Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp da đào thải độc tố tốt hơn.
Mụn trứng cá trên da đầu cần xác định được chính xác nguyên nhân khởi phát là gì để từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cũng cần lưu ý nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn liệu trình chữa phù hợp, tránh tự kê đơn thuốc dùng tại nhà sẽ có nguy cơ xảy ra không ít tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.
Cùng chuyên mục:
- Mụn Trứng Cá Có Nên Nặn Không? Bật Mí Cách Nặn Mụn Đúng Cách
- Mụn Trứng Cá Ở Trẻ Sơ Sinh: Vấn Đề Thường Gặp Nhưng Ít Người Biết Đến