Có rất nhiều người gặp phải mụn sưng đỏ hiện nay, các nốt mụn phát triển nhanh, làm viêm nhiễm da, đau nhức kéo dài rất khó chịu và ảnh hưởng tới ngoại hình. Nên sớm áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp để bảo vệ làn da, phục hồi các tế bào tốt nhất.

Định nghĩa mụn sưng đỏ

Mụn sưng đỏ là các nốt mụn không rõ đầu nhân, nhân mụn ở trong thường có màu vàng hoặc trứng kèm dịch. Mụn có kích thước không quá 5mm nhưng luôn trong trạng thái sưng đau và dễ mưng mủ chỉ trong thời gian ngắn. Đây không phải loại mụn có thể nặn tùy ý để tránh làm mụn lan rộng.

Mụn sưng đỏ xảy ra khi các tế bào chết cùng bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông gây tắc nghẽn, da bị bít kín và gặp vi khuẩn sẽ nhanh chóng nổi mụn. So với nhiều loại mụn khác, mụn sưng đỏ tương đối nghiêm trọng.

Mụn sưng đỏ là các nốt mụn không lộ đầu nhân rõ rệt nhưng sưng to
Mụn sưng đỏ là các nốt mụn không lộ đầu nhân rõ rệt nhưng sưng to

Nguyên nhân mụn sưng đỏ

Mụn sưng đỏ có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó những yếu tố làm hình thành mụn thường gặp nhất gồm:

  • Da bít tắc: Bụi bẩn, mồ hôi, bã nhờn, da chết đều là những thứ gây bít kín các nang lông, lỗ chân lông không thể duy trì sự thông thoáng sẽ nhanh chóng tạo ra các nốt mụn sưng đỏ và cả mụn đầu đen.
  • Androgen: Là một loại hormone khi tăng cao sẽ làm tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn, da đổ nhiều dầu, bết dính, tạo điều kiện phù hợp cho vi khuẩn P.Acnes xâm nhập và sinh sôi. Khi này, mụn sưng đỏ cùng nhiều mụn khác dễ dàng xuất hiện khiến da tổn thương nghiêm trọng.
  • Vi khuẩn: Trong môi trường sống hàng ngày, vi khuẩn tồn tại trên mọi đồ vật và trong không khí. Việc tiếp xúc với những khu vực ô nhiễm, độc hại, thường xuyên cho tay lên sờ mặt hoặc nặn mụn tùy ý đều dễ làm vi khuẩn xâm nhập lên mặt và phát triển nhanh chóng.
  • Di truyền: Với các gia đình có cha, mẹ hoặc cả 2 đều bị nổi mụn sưng đỏ, con cái khi chào đời cũng sẽ có nguy cơ bị mụn cao hơn.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Thức khuya thường xuyên, ăn uống nhiều dầu mỡ và cay nóng, lạm dụng mỹ phẩm trang điểm,... đều là những yếu tố kích thích mụn sưng đỏ hình thành.

Vi khuẩn P.Acnes dễ dàng gây ra mụn
Vi khuẩn P.Acnes dễ dàng gây ra mụn

Đối tượng bị mụn sưng đỏ

Mụn sưng đỏ có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và giới tính. Trong đó, nam giới thường bị mụn trên cả mặt hoặc toàn thân, đối với nữ giới, mụn sưng đỏ thường tập trung ở cổ, cằm và quai hàm. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp cụ thể khác có nguy cơ nổi loại mụn này gồm:

  • Người thường xuyên tiếp xúc với những khu vực ô nhiễm, khói bụi, nhiều hóa chất có hại, nguồn nước nhiễm bẩn, không gian sống có nhiều nấm khuẩn.
  • Người thức khuya, thường căng thẳng stress.
  • Các trường hợp trong tuổi dậy thì, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh.
  • Nữ giới lạm dụng thuốc tránh thai.
  • Người có chế độ ăn uống thất thường.
  • Những người có da đổ nhiều dầu, da nhạy cảm nhưng không được chăm sóc cẩn thận.

Triệu chứng mụn sưng đỏ

Mụn sưng đỏ có các triệu chứng dễ dàng nhất biết bằng mắt thường với các thể mụn như sau:

  • Mụn mủ sưng đỏ: Là các nốt mụn sưng đỏ nhưng có mủ bên trong. Do đó mụn sẽ cao hơn bề mặt da, đầu mụn có thể thấy phần nhân trắng. Loại mụn này rất đau, dễ mưng mủ toàn bộ bên trong ổ mụn.
  • Mụn cục: Xuất hiện với hình thái cục sưng đỏ và có chân ăn khá sâu bên trong biểu bì. Mụn cũng làm ửng đỏ da kèm cảm giác đau nhức. Khi sờ vào thấy mụn khá cứng và mụn sẽ có xu hướng chuyển nặng hơn theo thời gian.
  • Mụn sẩn: Những nốt mụn sưng đỏ dạng sẩn sẽ không đau nhức nhiều những các loại khác, mụn cũng không chứa mủ. Bề ngoài mụn có màu đỏ, hơi sưng nhẹ, kích thước không quá lớn và chỉ chuyển sang dạng mưng mủ khi gặp phải những yếu tố kích thích làm da bị suy yếu, vi khuẩn xâm nhập tấn công.
  • Mụn dạng nang: Có mức độ nghiêm trọng nhất, mụn có kết cấu ổ mủ khá to bên dưới bề mặt da, gây tổn thương không chỉ 1 nang lông mà bao gồm nhiều nang lông lân cận. Mụn sẽ mất nhiều thời gian chữa trị và phục hồi nhất.

Các nốt mụn sưng và dễ có mủ ở trong
Các nốt mụn sưng và dễ có mủ ở trong

Biến chứng sưng đỏ

Mụn sưng đỏ có gây ra biến chứng hay không còn tùy vào cách điều trị, chăm sóc. Thực tế mụn sẽ thuyên giảm tốt khi sử dụng đúng thuốc, có quá trình phục hồi da khoa học. Các nốt mụn khi này không làm da bị tổn thương nặng nề, những tế bào hư tổn sẽ được tái tạo nhanh, nhân mụn có thể bật ra sau vài ngày và đau nhức giảm đi rõ rệt.

Tuy nhiên, mụn sưng đỏ nếu chậm trễ điều trị, dùng sai thuốc hay lạm dụng các sản phẩm mỹ phẩm, chúng sẽ phát triển sang thể viêm nhiễm nặng hơn. Các vết mụn khi bị vỡ làm chảy dịch mủ ra ngoài sẽ làm lan mụn sang những vùng da khỏe mạnh khác. Lúc này da bị tổn thương xuống các tầng sâu, mất chức năng phục hồi, để lại nhiều thâm và sẹo rỗ.

Chẩn đoán mụn sưng đỏ

Các nốt mụn sưng đỏ được chẩn đoán bằng việc quan sát mắt thường cùng một số kỹ thuật xét nghiệm đánh giá khác.

Dựa vào các dấu hiệu sưng đỏ, kích thước mụn, mức độ lan trên mặt và những thói quen sinh hoạt, ăn uống, cách chăm sóc da, các bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ loại mụn cũng như tình trạng tổn thương trên bề mặt.

Đồng thời, các phương pháp soi da, xét nghiệm nội tiết tố, sinh thiết da sẽ được thực hiện để cho kết quả cuối cùng về tình trạng sức khỏe làn da. Từ đó phác đồ chữa trị sẽ được lập.

Điều trị mụn sưng đỏ

Mụn sưng đỏ được điều trị theo các cách gồm: Thuốc Tây, kỹ thuật công nghệ, thuốc Đông y, mẹo dân gian.

Thuốc Tây y

Tây y có nhiều phương thuốc chữa trị mụn sưng đỏ, kết hợp thuốc uống và thuốc bôi để mụn thuyên giảm tốt. Trong đơn thuốc thường có:

Nhóm thuốc bôi: Giảm mụn tại chỗ với các loại thuốc có nồng độ phù hợp cho từng người, có thể sử dụng:

  • Benzoyl Peroxide: Sử dụng cho người bị mụn nhẹ tới nặng, giúp kháng khuẩn nhanh, mụn dịu đi rõ rệt sau vài ngày.
  • Acid Salicylic: Loại bỏ tế bào chết cùng bã nhờn trên mặt, da được làm sạch hoàn toàn, hạn chế hình thành các nốt mụn sưng đỏ mới.
  • Tretinoin: Loại bỏ các tế bào chết, kích thích sản sinh tế bào mới khỏe hơn, có sức đề kháng tốt hơn. Làm khô mụn, đẩy nhân mụn lên bề mặt da, giảm thâm và cản trở sự phát triển của các hắc sắc tố gây thâm mụn.
  • Adapline: Thuốc sử dụng cho nhiều trường hợp mụn trứng cá, mụn sưng đỏ do vi khuẩn tấn công, có dấu hiệu viêm nhiễm mưng mủ. Thuốc giúp da tái tạo nhanh, giảm sự tổn thương do mụn gây ra và các tế bào được kích thích sản sinh khỏe mạnh.
  • Kháng sinh: Thuốc thường dùng cho các trường hợp mụn đã có dấu hiệu viêm sưng nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều trong ổ mụn. Thuốc có thể dùng Clindamycin, Tetracyclin, Macrolid,...

Nhóm thuốc uống:

  • Kháng sinh: Kháng sinh đường uống giúp trị mụn sưng đỏ nặng, tăng cường tốc độ phục hồi da khi kết hợp với các loại thuốc bôi.
  • Thuốc chống Androgen: Sử dụng cho đối tượng nữ giới, nhằm hạn chế sự tác động của Androgen tới hoạt động tiết bã nhờn.

Thuốc trị mụn sưng đỏ được kê đơn tùy theo từng trường hợp
Thuốc trị mụn sưng đỏ được kê đơn tùy theo từng trường hợp

Công nghệ hiện đại

Các kỹ thuật công nghệ trị mụn được ứng dụng khá phổ biến hiện nay, nổi bật gồm có:

  • Chemical Peel: Phương pháp thay da sinh học với các loại acid có nồng độ phù hợp riêng từng người, dùng cho cả đối tượng nam và nữ giới. Thuốc giúp tẩy lớp da chết, bã nhờn, bụi bẩn trong các lỗ chân lông, điều trị mụn sưng đỏ, mụn mủ, mụn đầu đen, thâm mụn, da xỉn màu.
  • Nano Skin: Kết hợp nguồn ánh sáng Nano để điều trị mụn sưng đau, viêm đỏ, kết hợp các phương pháp công nghệ khác sẽ giúp tẩy da chết, tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch bã nhờn và tái tạo các tế bào da bị tổn thương.
  • Công nghệ PDT: PDT là phương pháp trị mụn dùng ánh sáng kết hợp các chất nhạy cảm ánh sáng thoa đều lên da và tiến hành trị liệu. Qua đó các vi khuẩn, bã nhờn sẽ được tiêu diệt hoàn toàn, mụn hết sưng đỏ và mờ các vết thâm, sẹo rõ rệt.
  • IPL: Nguồn ánh sáng cường độ cao, phổ rộng chiếu lên da với kính lọc giúp giảm dịu các nốt mụn sưng viêm, kích thích tế bào mới sản sinh, làm lành những tổn thương và ngăn ngừa sẹo thâm, sẹo rỗ. Da được tái tạo khỏe mạnh, mịn màng và đều màu hơn.
  • Laser Acne: Kỹ thuật sử dụng tia laser quang âm tác động vào sâu bên trong da, tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn, thu nhỏ các lỗ chân lông, làm lành những vùng da bị tổn thương và da mới được sản sinh khỏe mạnh. Mụn sưng đỏ dịu dần và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Mẹo dân gian

Các công thức trị mụn trong dân gian với những nguyên liệu tự nhiên có thể sử dụng gồm:

  • Bạc hà: Sử dụng một nắm lá bạc hà rửa sạch cho hết bụi bẩn, sau đó xay nhuyễn lá. Đắp đều lá bạc hà lên da, đợi sau 15 phút rửa mặt cho thật sạch và nên dùng nguyên liệu này mỗi tuần 3 lần.
  • Giấm táo: Sử dụng 1 thìa giấm tạo pha cùng 1 thìa nước lọc để tránh nồng độ giấm quá đặc. Chỉ chấm hỗn hợp lên các nốt mụn sưng viêm, sau đó đợi 15 phút và rửa sạch với nước mát. Giấm táo có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 lần.
  • Dầu oliu: Rửa mặt sạch sẽ rồi chấm dầu oliu lên các nốt mụn. Đợi cho lớp dầu trên mặt khoảng 20 phút sẽ dùng nước ấm vệ sinh lại. Mỗi tuần nên dùng dầu 2 - 3 lần để làm dịu các nốt mụn sưng đỏ.
  • Cà chua: Rửa sạch 1 quả cà chua rồi nghiền nhuyễn. Cà chua thu được đem đắp lên mặt trong 20 phút và cuối cùng rửa lại bằng nước mát. Mặt nạ cà chua có thể dùng 3 lần mỗi tuần.

Giấm táo được dùng nhiều trong trị mụn
Giấm táo được dùng nhiều trong trị mụn

Thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y điều trị mụn sưng đỏ được dùng phổ biến, kết hợp từ các dược liệu quý trong thiên nhiên. Có thể tham khảo những liệu trình chữa mụn như sau:

Bài thuốc số 1:

  • Vị thuốc: Tang bạch bì, đương quy, sâm quy, bông lá đề, đẳng sâm, kim ngân hoa, diệp hạ châu, sinh địa,...
  • Cách dùng: Thuốc cho vào ấm sắc với lượng nước khoảng 1 lít. Khi nước thuốc sôi cạn còn khoảng 2 bát con, chắt nước và chia theo 3 bữa để uống hết mỗi ngày. Duy trì liệu trình thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Bài thuốc số 2:

  • Vị thuốc: Hoàng cầm, sinh địa, ý dĩ, nhân trần, xa tiền thảo, đại hoàn, cam thảo, bồ công anh, sơn chi, xích thược, hoàng bá,...
  • Cách dùng: Thuốc sau khi rửa sạch sẽ cho vào ấm sắc cùng 8 - 9 bát nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn ⅓. Uống thuốc làm 3  bữa trong ngày cho đến khi mụn đã hết hẳn.

Bài thuốc số 3:

  • Vị thuốc: Thục địa, đan sâm, đương quy, hồng hoa, đẳng sâm, quế nhục, xuyên khung, cam thảo, hoàng kỳ,...
  • Cách dùng: Thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với 6 bát nước đến khi sôi cạn còn 2 bát. Thuốc chia uống vào các bữa sáng, trưa và tối, duy trì đều đặn hàng ngày.

Phòng tránh mụn sưng đỏ

Mụn sưng đỏ có thể ngăn chặn thông qua việc điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt ngày ngày, đồng thời có biện pháp skincare khoa học như sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, cân bằng các dưỡng chất vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa,.. thông qua những thực phẩm có lợi. Nên ăn nhiều: Cà rốt, cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn, đậu Hà Lan, cà chua, măng tây, gừng, dâu tây, bơ, kiwi, bưởi, cam, quýt, ổi,.....
  • Hạn chế các đồ ăn có lượng đường lớn, thực phẩm nhiều muối, nhiều gia vị cay nóng, các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn đóng hộp, đồ chiên rán dầu mỡ để tránh làm da mất nước, đổ nhiều dầu.
  • Tập thể dục đều đặn hàng tuần giúp máu lưu thông tốt, độc tố không bị tích tụ, da cũng thu nhỏ lỗ chân lông hơn.
  • Uống 2 lít nước hàng ngày giúp da luôn có độ ẩm tốt, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình bài tiết, giúp các tế bào khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng tốt.
  • Mỗi ngày rửa mặt 2 lần với sữa rửa mặt thường dùng, lưu ý tới độ pH của sản phẩm và nên chọn những loại có khả năng tạo bọt tốt sẽ giúp làm sạch da tốt hơn. Không dùng nước quá nóng hay quá lạnh để rửa mặt. Nên kết hợp massage giúp chăm sóc da thật tốt.
  • Các sản phẩm mỹ phẩm đều cần dùng loại có thành phần lành tính, tránh các yếu tố paraben, cồn hoặc gốc dầu khoáng. Những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng sẽ không sử dụng.

Lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp
Lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp

  • Không sờ tay lên mặt hoặc tự ý nặn các nốt mụn để tránh là mụn phát triển mạnh khắp mặt.
  • Khi ra ngoài cần thoa kem chống nắng để bảo vệ da thật tốt, sử dụng các loại mũ, nón, khẩu trang giúp ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn và ánh nắng. Nếu phải làm việc trong những môi trường ô nhiễm độc hại, phải mang đồ bảo hộ đầy đủ.
  • Có giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý, nên đi ngủ trước 11h và dành khoảng 30 phút mỗi trưa để nghỉ ngơi. Nhờ vậy hormone sẽ luôn ở trạng thái cân bằng tốt hơn.
  • Để hạn chế nổi mụn sưng đỏ, cũng cần chú ý thêm việc cột tóc gọn gàng, tránh để tóc ôm hết mặt hoặc che kín trán sẽ dễ gây bết dính ra, tích tụ nhiều bụi bẩn và bám dầu.
  • Vệ sinh giường chiếu, chăn gối và không gian sống sạch sẽ định kỳ, tránh để bụi bẩn, nấm mốc có cơ hội sinh sôi phát triển sẽ rất dễ gây ra các bệnh da liễu.

Mụn sưng đỏ có thể phát triển mạnh mẽ, ngày càng gây tổn thương da hơn khi không điều trị sớm. Theo đó, bạn cần tới các cơ sở y tế thăm khám, thực hiện chữa mụn theo đúng chỉ dẫn từ các bác sĩ. Ngoài ra cần đảm bảo có chế độ sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc làn da khoa học, đúng cách, lựa chọn mỹ phẩm phù hợp giúp da luôn khỏe khoắn, sạch mụn.

Câu hỏi liên quan

Khi sử dụng kem trị nám, nhiều người thường gặp phải tình trạng vết nám trở nên đậm màu hơn thay vì cải thiện. Vì sao dùng kem trị nám các vết nám lại đậm...

Xem chi tiết

Để có làn da khỏe đẹp và sáng mịn, việc nắm rõ quy trình chăm sóc da là vô cùng quan trọng. Một câu hỏi phổ biến là: bôi kem chống nắng trước hay sau...

Xem chi tiết

Sau khi đốt tàn nhang, việc chăm sóc da trở nên cực kỳ quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Nhiều người thắc mắc "sau khi đốt tàn nhang...

Xem chi tiết

Khi quyết định đốt tàn nhang, nhiều người thường lo ngại về khả năng để lại sẹo lõm trên da. Tàn nhang không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây mất...

Xem chi tiết

Khi nhắc đến phương pháp đốt tàn nhang bằng điện, nhiều người thường băn khoăn về khả năng để lại sẹo trên da. Liệu rằng kỹ thuật này có an toàn và hiệu quả không,...

Xem chi tiết

Khi chăm sóc da, đặc biệt là trong việc điều trị nám, nhiều người thường thắc mắc: "Bôi kem trị nám trước hay sau kem dưỡng?" Đây là một câu hỏi quan trọng, vì thứ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp