Nội dung chính

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, gây ra những mảng vết thương bong tróc, rỉ dịch, đóng vảy dày gây mất thẩm mỹ. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người thắc mắc chàm đồng tiền có để lại sẹo không. Thắc mắc này sẽ được bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Favina giải đáp ngay dưới đây. 

⇒Xem ngay: Thuốc Trị Bệnh Chàm Đồng Tiền Tốt, Được Đánh Giá Cao

Nhận biết bệnh chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền (Nummular Eczema) còn gọi là chàm dạng đĩa, viêm da thể đồng tiền, là một trong các thể bệnh chàm eczema phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vùng da tổn thương có hình dạng giống đồng xu, nền da khô, đỏ, phía trên có các mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu, đôi khi có chảy dịch và đóng vảy.

Chàm đồng tiền đặc trưng bởi các vùng tổn thương có hình dáng như đồng tiền, nền da khô, tróc vảy
Chàm đồng tiền đặc trưng bởi các vùng tổn thương có hình dáng như đồng tiền, nền da khô, tróc vảy

Chàm đồng tiền gây ra các tổn thương trên da có hình dạng giống đồng tiền nên rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh hắc lào hay lác đồng tiền. Hắc lào khá giống với chàm đồng tiền, thường gây ra các vết sưng ngứa tạo thành mảng tròn có vảy xung quanh, ở vùng da trung tâm, vòng tròn thường rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các mảng da bệnh của hắc lào thường màu hồng hoặc đỏ, đôi khi nâu và xám, nếu càng gãi thì vùng da bệnh sẽ càng lớn.

Trong khi đó, chàm đồng tiền đặc trưng với các dấu hiệu da đỏ, ngứa và khô. Ban đầu, trên da nổi các vết sần đỏ sưng tấy như vết côn trùng cắn, bên trên có các mụn nước do li ti. Da ngứa nhiều vào ban đêm, sau một thời gian, mảng da bệnh đóng vảy, bong tróc, sần sùi, ở giữa vùng da thường khô nhăn và ửng đỏ.

Cũng giống như các bệnh chàm eczema khác, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây chàm đồng tiền. Tuy nhiên, bệnh có liên quan mật thiết với các yếu tố như di truyền, dị ứng, nhiễm khuẩn, chấn thương da do vết xước, vết bỏng, kích ứng do hóa chất, xà phòng hoặc tiếp xúc với các loại vải thô, cứng… Bệnh dễ gặp ở những người thường sử dụng các thuốc như statin, ribavirin, interferon, người da khô hàng rào bảo vệ da yếu, người cơ địa dị ứng hoặc thường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.

[Mách bạn]: Các Loại Thuốc Trị Chàm Bội Nhiễm Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bệnh chàm đồng tiền có để lại sẹo không?

Chàm đồng tiền là bệnh viêm da mãn tính. Ban đầu, bệnh gây ra các mảng sưng tấy, phồng rộp, chảy dịch, có thể rất ngứa, nhất là vào ban đêm. Sau một thời gian, vùng da bệnh trở nên khô, đóng vảy, nứt nẻ, bong tróc. Đôi khi, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Chàm đồng tiền có thể để lại sẹo nếu bệnh hay tái phát hoặc khi vùng tổn thương bị bội nhiễm
Chàm đồng tiền có thể để lại sẹo nếu bệnh hay tái phát hoặc khi vùng tổn thương bị bội nhiễm

Các dấu hiệu nhiễm trùng ở bệnh chàm đồng tiền có thể kể đến như mảng da bệnh rỉ ra rất nhiều chất lỏng, trên da có một lớp màu vàng, có thể có mủ, vùng da bệnh trở nên sưng, nóng, mềm, đau… Nếu tình trạng tổn thương da nghiêm trọng, vùng da bệnh sẽ đóng vảy dày hơn, bị chốc lở, chảy mủ nhiều.

Với thắc mắc bệnh chàm đồng tiền có để lại sẹo không, Bác sĩ CK2 Hoàng Thị Vui, làm việc tại Phòng khám Favina cho biết, chàm đồng tiền có thể để lại thâm sẹo vĩnh viễn nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, nhất là khi bệnh thường tái phát hoặc khi bệnh phát triển thành chàm bội nhiễm. Chàm đồng tiền mãn tính hoặc chàm bội nhiễm gây ra thâm nhiễm, dày sừng và các tổn thương nghiêm trọng trên da.

Bệnh gây đứt gãy các collagen và elastin, khiến các mô liên kết da không thể hồi phục như ban đầu gây sẹo rỗ. Hoặc làm tăng sinh collagen quá mức, gây hình thành sẹo lồi trên da. Hoặc cũng có thể gây rối loạn sắc tố da, làm giảm hoặc tăng sắc tố, gây ra vết sẹo thâm trên da của người bệnh. Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chàm đồng tiền cũng có thể để lại thâm sẹo trên da. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách, vùng da bị tổn thương có thể nhanh chóng lành lại mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Do đó, người bị chàm đồng tiền nên sớm thăm khám và điều trị, chú ý chăm sóc da hợp lý, đúng cách để ngừa nguy cơ để lại sẹo trên da.

[Bác sĩ tư vấn]: Bà Bầu Bị Chàm Bội Nhiễm Nguy Hiểm Không? Cách Trị An Toàn

Cách phòng ngừa thâm sẹo khi bị chàm đồng tiền

Sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình chữa lành cơ thể khi da bị tổn thương hoặc chấn thương. Có thể phòng ngừa sẹo do chàm đồng tiền gây ra bằng cách:

1. Chăm sóc vùng da bị chàm đúng cách

Thông thường, có thể dựa vào mức độ tổn thương để xác định mức độ sẹo. Các vết chàm đa phần sẽ để lại sẹo phẳng, màu tương tự với màu da hoặc màu sẫm hơn màu da. Để ngăn ngừa sẹo do chàm đồng tiền gây ra, bạn nên chăm sóc da đúng cách như sau:

  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho vùng da bệnh, nên chọn các kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ, dành riêng cho da chàm.
  • Dùng thuốc, kem bôi da theo hướng dẫn của bác sĩ, dù điều trị bằng phương pháp Đông Y hay Tây Y bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
  • Rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc vùng da bệnh để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vùng da bệnh cần được giữ sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Vùng da tổn thương cần thời gian để chữa lành, bạn cần kiên nhẫn và chăm sóc da đúng cách. Tuyệt đối không cào gãi vùng da tổn thương để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm phát triển gây bội nhiễm.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Để bệnh chàm nhanh khỏi, không để lại sẹo, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Chế độ ăn uống không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mà còn có thể giúp xác định được các thực phẩm gây kích ứng, bệnh celiac, không dung nạp đường sữa, không dung nạp gluten…

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ để lại thâm sẹo
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ để lại thâm sẹo

Các thực phẩm người bệnh nên bổ sung để ngừa thâm sẹo và giúp bệnh nhanh khỏi có thể kể đến như:

  • Thực phẩm có khả năng chống viêm: Những thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, chứa nhiều flavonoid, rất phù hợp với người bị bệnh chàm đồng tiền. Chẳng hạn như cherry, việt quất, kiwi, táo, bông cải xanh, cải xoăn, trà xanh… Các thực phẩm chứa men vi sinh giúp cân bằng lợi khuẩn, ngừa nhiễm trùng như sữa chua, súp miso…
  • Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể, đặc biệt, nên tích cực bổ sung vitamin A, vitamin C, kẽm
  • Hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng. Các thực phẩm như bơ động vật, da gia cầm, thịt đỏ, sữa nguyên kem, khoai tây chiên, dầu hydro hóa…

⇒Tham khảo thêm: Bệnh Chàm Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Hình Ảnh Thực Tế, Cách Trị

3. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt

Để bệnh chàm đồng tiền nhanh khỏi, không để lại sẹo và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, người bệnh cũng cần điều chỉnh một số thói quen, lối sống. Có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, vải mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, tốt nhất nên chọn quần áo được làm từ 100% cotton.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Chọn các loại kem dưỡng ẩm, sữa tắm chuyên dụng dành riêng cho da chàm để hỗ trợ điều trị.
  • Nên tắm nước có độ ấm vừa phải, tránh tắm nước quá nóng để không làm khô da.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức khuya, giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi để thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương trên da.

Lời khuyên cho người bị chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền có thể để lại thâm sẹo, tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, chỉ một số ít trường hợp bị sẹo do bệnh gây ra khi không chăm sóc, điều trị đúng cách. Bệnh chàm không quá nguy hiểm, có thể điều trị triệu chứng để giảm đau, giảm ngứa, giảm khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo cho người bệnh. Đối với người bị chàm đồng tiền, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên sớm thăm khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh kéo dài, vùng da bệnh có xu hướng lan rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Điều trị chàm đồng tiền bằng Đông Y là phương pháp bạn có thể cân nhắc nếu bệnh hay tái phát, có xu hướng chuyển biến thành mãn tính.
  • Dù điều trị bằng Đông Y hay Tây Y, khi bị chàm, bạn cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không được mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại kem, thuốc bôi trị chàm. Có nhiều loại có chứa corticoid, có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh nhanh nhưng có thể gây nghiện corticoid, teo da, mỏng da, suy giảm tuyến thượng thận nếu lạm dụng.
  • Thận trọng khi áp dụng các mẹo dân gian chữa chàm, thông thường, các phương pháp trị chàm tại nhà chỉ thích hợp với tình trạng nhẹ, mới khởi phát mà thôi.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc chàm đồng tiền có để lại sẹo không, được giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Favina. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng và hiểu hơn về căn bệnh này.

[Giải đáp chi tiết]: Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không?

Câu hỏi liên quan

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Tra cứu thuốc