Nội dung chính

Sử dụng thuốc điều trị chàm bội nhiễm phù hợp và đúng cách có thể giúp bạn nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng khó chịu, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng. Dưới đây là danh sách các loại thuốc chữa bệnh thường được bác sĩ kê đơn cùng những lưu ý khi dùng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khi nào nên dùng thuốc điều trị chàm bội nhiễm?

Chàm bội nhiễm là bệnh lý phát triển sau khi mắc bệnh chàm eczema, xảy ra khi vùng tổn thương bị nhiễm trùng, chủ yếu do virus Herpes simplex gây ra. Lúc này, khu vực da bị ảnh hưởng không chỉ nổi nhiều mụn nước ngứa mà còn có biểu hiện sưng đỏ, đau rát, tụ mủ hoặc thậm chí bị lở loét. Một số bệnh nhân còn bị sốt, đau nhức đầu, sưng hạch bạch huyết.

Thuốc Điều Trị Chàm Bội Nhiễm
Các thuốc điều trị chàm bội nhiễm được bác sĩ kê đơn nhằm mục đích điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị chàm bội nhiễm cao hơn so với người lớn do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện và sức đề kháng còn non yếu. Nếu có biện pháp can thiệp sớm và đúng cách, các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát sau 2 – 6 tuần điều trị. Ngược lại, bệnh chàm bội nhiễm có khuynh hướng lan rộng gây ra những tổn thương nặng nề cho da và mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được chữa trị kịp thời.

Bệnh nhân được khuyến cáo nên đến bệnh viện thăm khám và tích cực dùng thuốc điều trị chàm bội nhiễm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế được các di chứng xấu để lại trên vùng da tổn thương và tránh được những tác hại khôn lường mà căn bệnh này mang lại.

⇒ Xem thêm: Triệu chứng chàm bội nhiễm ở trẻ em và cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất

9 Thuốc điều trị chàm bội nhiễm thường được bác sĩ kê đơn

Bệnh nhân bị chàm bội nhiễm thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa với thuốc bác sĩ kê đơn, bao gồm cả thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hay thuốc tiêm.  Đang được sử dụng phổ biến là những loại thuốc sau:

1. Thuốc sát trùng ngoài da

Bệnh chàm bội nhiễm gây rỉ dịch do mụn nước vỡ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Sử dụng các loại thuốc sát trùng ngoài da có thể giúp hỗ trợ làm sạch tổn thương, giảm ngứa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ức chế nhiễm trùng lan rộng.

Thuốc sát trùng chỉ có tác dụng tại chỗ nên ít khi gây tác dụng phụ. Nhóm thuốc này thường được bác sĩ kê đơn kết hợp với thuốc kháng sinh hay các loại thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp bề mặt tổn thương nhanh khô hơn.

Một số loại thuốc sát khuẩn ngoài da được sử dụng phổ biến trong điều trị chàm bội nhiễm:

  • Chlorhexidine
  • Hexamidine
  • Nitrate bạc 1% – 5%
  • Eosin 2%
  • Milian,…

Tùy theo loại thuốc và tình trạng tổn thương trên da, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bôi thuốc 1 – 3 lần mỗi ngày. Chú ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tránh lạm dụng quá liều khiến da bị kích ứng và phát sinh các phản ứng xấu.

2. Thuốc kháng virus chữa bệnh chàm bội nhiễm Acyclovir

Acyclovir được xếp vào nhóm thuốc kháng virus. Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp mắc chàm bội nhiễm do virus herpes simplex, giúp ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Đôi khi, Acyclovir còn được sử dụng trong điều trị zona cấp tính, nhiễm Herpes sinh dục và bệnh thủy đậu.

Thuốc điều trị chàm bội nhiễm Acyclovir được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như viên nén, hỗn dịch uống, kem/thuốc mỡ bôi ngoài da, thuốc tiêm tĩnh mạch. Dạng bào chế và liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng bệnh, các vấn đề sức khỏe khác kèm theo hoặc phản ứng của bệnh nhân với liều dùng đầu tiên.

thuốc điều trị chàm bội nhiễm Acyclovir
Thuốc Acyclovir được chỉ định để điều trị chàm bội nhiễm do virus

Acyclovir chưa được nghiên cứu về mức độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, rụng tóc, dễ bầm tím da, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, phát ban, tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời… Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, cho con bú, có vấn đề về thận hoặc bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Acyclovir có thể tương tác với các thuốc kháng viêm NSAID và thuốc chứa valacyclovir. Đối với các loại thuốc dạng bôi hoặc hỗn dịch uống, bệnh nhân được khuyến cáo nên bỏ đi sau khi kết thúc đợt điều trị. Việc sử dụng lại thuốc cũ sau khi bệnh chàm tái phát có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus.

⇒ Chuyên Gia Chia Sẻ: 16 Loại Thuốc Bôi Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Và An Toàn Nhất

3. Thuốc Chlorpheniramine chống dị ứng, điều trị chàm bội nhiễm

Thuốc Chlorpheniramine được sử dụng khá phổ biến trong điều trị chàm bội nhiễm. Loại thuốc này có tác dụng kháng histamin, qua đó ức chế phản ứng viêm, giảm nổi mụn nước và xoa dịu cơn ngứa. Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn Chlorpheniramine để điều trị các bệnh lý khác liên quan đến dị ứng như nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, chàm khô hay bệnh viêm da cơ địa ở mặt,…

Thận trọng khi dùng thuốc Chlorpheniramine trị chàm bội nhiễm cho trẻ sơ sinh và nhỏ dưới 2 tuổi. Thuốc có tính an thần nhẹ nên thường gây buồn ngủ sau khi dùng. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác như mệt mỏi, khô miệng, giảm tầm nhìn hoặc buồn nôn…

Tránh sử dụng Chlorpheniramine cùng lúc với các thức uống chứa cồn, thuốc ức chế Monoamin oxydase hoặc các loại thuốc an thần.

4. Thuốc điều trị bệnh chàm bội nhiễm Cephalosporin

Trường hợp tìm thấy vi khuẩn, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm sẽ được điều trị bằng Cephalosporin hoặc các loại kháng sinh khác thuộc nhóm Beta – lactam. Loại thuốc này có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Thuốc được chỉ định cho các đối tượng bị nhiễm trùng nặng và chỉ nên dùng khi được bác sĩ kê đơn.

Cephalosporin chủ yếu được sử dụng theo đường uống ở dạng viên nén. Thuốc chứa hoạt chất kháng sinh mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi sử dụng như rối loạn tiêu hóa, phát ban, nấm âm đạo,…nhất là khi sử dụng để điều trị chàm bội nhiễm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Chú ý uống thuốc đúng liều và đủ thời gian quy định để không bị lờn kháng sinh.

⇒ Bạn cần biết: Cách Chữa Chàm Sữa Bội Nhiễm Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả Nhanh

5. Thuốc Loratadin chữa chàm bội nhiễm

Loratadin nằm trong số các loại thuốc điều trị chàm bội nhiễm thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, qua đó cải thiện triệu chứng ngứa da, viêm đỏ da hay nổi mẩn.

Thuốc chữa chàm bội nhiễm Loratadin
Loratadin là thuốc chống dị ứng, được chỉ định để khắc phục triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ, viêm da do chàm bội nhiễm gây ra

Thuốc Loratadin có các dạng bào chế gồm:

  • Dung dịch, viên nhai: Sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Viên nén, viên nang: Dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người trưởng thành.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Loratadin trước hoặc sau bữa ăn. Liều dùng thông thường là mỗi ngày 1 lần. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng liên quan đến dị ứng không cải thiện sau 3 ngày điều trị.

So với các thuốc kháng histamin khác, Loratadin ít gây buồn ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng trước điều khiển máy móc, phương tiện giao thông.

6. Thuốc bôi chứa acid salicylic

Acid salicylic có tác dụng tiêu sừng, loại bỏ các tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông ở vùng tổn thương, giúp da nhanh được tái tạo. Bên cạnh đó, các thuốc chứa chất này còn giúp cải thiện hiện tượng sưng tấy da, giảm nổi mụn nước, mẩn đỏ, bong tróc vảy.

Khi mới bắt đầu sử dụng, Acid salicylic có thể gây cảm giác khô và kích ứng da. Cần sử dụng thuốc liên tục trong vài tuần liền để thấy được tác dụng rõ ràng.

⇒ Tìm hiểu thêm: Nguyên Nhân Gây Chàm Khô Tróc Vảy Và Giải Pháp Điều Trị

7. Điều trị chàm bội nhiễm với thuốc Betamethasone

Thuốc Betamethason thuộc nhóm Glucocorticoid, được bào chế dưới các dạng viên nén, kem, mỡ, gel, siro hay thuốc tiêm. Thuốc có tác dụng làm giảm phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, ức chế dị ứng và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, viêm đỏ da, nổi mẩn.

Với tác dụng trên, Betamethason thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm khớp dạng thấp, vảy nến thể giọt, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm bội nhiễm và nhiều bệnh lý khác. Trường hợp bị chàm bội nhiễm khu trú ở một vùng da, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc ở dạng kem bôi. Trong khi đó, các loại thuốc sử dụng theo đường uống thích hợp cho người bị nặng, diện tích da bị tổn thương lớn hoặc ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể.

Khi sử dụng thuốc bôi chữa bệnh chàm bội nhiễm Betamethason, người bệnh được khuyến cáo nên làm sạch vùng da cần điều trị trước khi thoa kem. Chú ý chỉ nên bôi một lớp thuốc mỏng vừa đủ bao phủ lên vùng tổn thương mỗi ngày 2 – 3 lần. Không dùng thuốc Betamethason kéo dài quá thời gian quy định khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ có hại, bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống.

8. Thuốc chữa bệnh chàm bội nhiễm Cetirizine

Cetirizine là thuốc kháng histamin thế hệ II được bào chế dưới dạng viên hoặc dung dịch tiêm với thành phần chính là Cetirizine dihydrochloride. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích ức chế hoạt động của chất trung gian gây viêm histamin, qua đó giảm hiện tượng sưng viêm, nổi mẩn ngứa trên bề mặt vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm bội nhiễm.

Thuốc điều trị bệnh chàm bội nhiễm Cetirizine
Cetirizine có tác dụng chống dị ứng, được chỉ định rộng rãi trong đơn thuốc của người mắc bệnh chàm bội nhiễm

Thông thường, bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố như tuổi tác hay tình trạng bệnh mà chỉ định dạng bào chế cùng liều dùng thuốc Cetirizine cho phù hợp. Loại thuốc này hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác buồn ngủ, khô miệng hoặc mệt mỏi, khó tập trung sau khi dùng thuốc.

9. Thuốc giảm đau hạ sốt

Nhắc đến các loại thuốc điều trị chàm bội nhiễm thông dụng nhất, chúng ta cần kể đến thuốc giảm đau, hạ sốt. Nhóm thuốc này có tác dụng xoa dịu cảm giác đau rát khó chịu ở khu vực tổn thương, đồng thời giảm thân nhiệt cho các trường hợp bị sốt do ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm virus, vi khuẩn.

Các thuốc giảm đau hạ sốt thường có mặt trong đơn thuốc điều trị bệnh chàm bội nhiễm bao gồm:

  • Paracetamol
  • Efferalgan
  • Ibuprofen
  • Aspirin

Liều dùng thuốc giảm đau hạ sốt được tính theo trọng lượng cơ thể. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng loại thuốc này khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng.

⇒ Mách bạn: Cách Chữa Chàm Môi Bằng Đông Y Đẩy Lùi Bệnh Tự Nhiên

Lưu ý khi dùng thuốc chữa chàm bội nhiễm

Nhìn chung, các loại thuốc điều trị chàm bội nhiễm trong Tây y đều ẩn chứa tác dụng phụ không mong muốn, dù ít hay nhiều. Nguy cơ gặp phản ứng phụ cao hơn khi người bệnh tự ý mua thuốc về dùng hoặc sử dụng quá liều, quá thời gian quy định.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và nhanh chóng kiểm soát được bệnh, khi dùng thuốc trị chàm bội nhiễm người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám để xác định rõ tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh trước khi tiến hành điều trị.
  • Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn và tuân thủ đúng về liều lượng, thời gian sử dụng.
  • Tái khám sau khi kết thúc một đợt dùng thuốc hoặc khi bệnh phát sinh các triệu chứng bất thường nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả và điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.
  • Tránh tự ý mua thuốc về nhà uống tiếp theo đơn thuốc cũ, dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác, tự ý thêm/bớt liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột khi bệnh chưa dứt hẳn.
  • Theo dõi cơ thể và thông báo cho bác sĩ biết nếu có biểu hiện nghi ngờ gặp tác dụng phụ của thuốc.
  • Kiên trì sử dụng thuốc điều trị chàm bội nhiễm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ kết hợp giữ vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích và duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để các triệu chứng bệnh nhanh được dập tắt.

⇒ Thông tin hữu ích nên xem: 11 Thuốc Điều Trị Chàm Khô Hiệu Quả, Ít Tác Dụng Phụ

Câu hỏi liên quan

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa