Người bị viêm khớp dạng thấp không chỉ bị sưng đau các khớp mà còn phải đối mặt với nguy cơ tàn phế. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là việc làm quan trọng để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm mà bệnh này gây ra.
Định nghĩa viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có tên tiếng Anh là Rheumatoid Arthritis (RA). Đây là một bệnh rối loạn tự miễn, khởi phát khi hệ thống miễn dịch tự tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh này thường tác động xấu đến cả hai bên khớp. Đây được xem là dấu hiệu rõ nhất giúp các chuyên gia, bác sĩ phân biệt giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm đau khớp.
Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, màng trên khớp bị viêm dẫn đến triệu chứng sưng đau khớp. Ngoài ra, các tế bào miễn dịch của cơ thể cũng di chuyển dần đến vùng viêm để chữa lành vết thương.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn khớp bị sưng viêm ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, tình trạng viêm trong mô lại có xu hướng gia tăng và lan truyền mạnh. Sự phát triển của mô xương đã làm gây tác động nghiêm trọng đến không gian trên sụn, bởi vậy mà khoang khớp, sụn khớp dần dần bị phá hủy. Lúc này, khớp bắt đầu thu hẹp do không còn sụn. Ở giai đoạn 2, người bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dị dạng khớp.
- Giai đoạn 3: Là giai đoạn nặng của bệnh do các sụn khớp mất đi và làm lộ xương dưới sụn. Lúc này, người bệnh xuất hiện triệu chứng đau sưng khớp dữ dội. Đáng chú ý, khả năng chuyển động của họ cũng bị hạn chế do cứng khớp vào buổi sáng,khớp xuất hiện các nốt sần dị dạng hay teo cơ.
- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn nặng này, tình trạng viêm sẽ có dấu hiệu giảm đi, nhưng các xương chùng và các mô xơ lại xuất hiện làm ngừng chức năng khớp.
Nên đọc: chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn, cải thiện bệnh nhanh chóng
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát khi hệ thống miễn dịch tự tấn công lớp màng bao quanh khớp dẫn đến hiện tượng sưng viêm. Yếu tố di truyền chính là nhân tố góp phần thúc đẩy bệnh bùng phát. Ngoài ra, các tác nhân môi trường chẳng hạn vi khuẩn, vi rút cũng có thể là nguồn cơn gây bệnh.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Phơi nhiễm silica và amiang.
- Sống và làm việc trong các môi trường bụi bẩn, chất độc hại.
- Thừa cân béo phì.
- Tuổi tác càng lớn càng làm lão hóa xương khớp, giảm chức năng hoạt động.
- Di truyền từ một hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc viêm đa khớp dạng thấp.
Đối tượng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao ở những đối tượng sau:
- Người thừa cân béo phì.
- Người có lối sống thiếu khoa học thường xuyên hút thuốc lá.
- Người làm trong môi trường độc hại.
- Những người có hệ miễn dịch kém.
Đọc thêm: Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Được Không? Điều Trị Ra Sao Hiệu Quả?
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ bao gồm:
- Đau và sưng khớp
Các khớp bị viêm gây sưng đau và nóng rát. Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh vận động hoặc sờ nắn. Khi bệnh mới khởi phát, triệu chứng đau và sưng khớp thường chỉ xuất hiện ở một khớp và không đối xứng. Tuy nhiên, sau khoảng vài tuần đến vài tháng, các khớp khác có tính chất đối xứng như khớp cổ tay, ngón tay, bàn tay hoặc cổ chân, vai hay háng cũng bị ảnh hưởng.
- Cứng khớp
Cứng khớp cũng là biểu hiện viêm khớp dạng thấp điển hình. Bởi bệnh này thường khiến sụn bị bào mòn dần và để lộ ra phần xương dưới sụn khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Khi đó, bên cạnh triệu chứng sưng tấy và đau nhức dữ dội, bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng cứng khớp, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy.
- Triệu chứng khác
Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng biến dạng khớp, khó cử động xương quay của bàn tay, sưng cổ tay phía mu bàn tay, sốt cao, nổi nhọt ở chân, hoặc thậm chí là mất dần khả năng vận động.
Chú ý: Biểu hiện viêm khớp dạng thấp có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ của bệnh mà dấu hiệu nhận biết bệnh lý này ở mỗi người sẽ không giống nhau. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng nghi ngờ, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Biến chứng viêm khớp dạng thấp
Không chỉ gây đau nhức và tổn thương các khớp xương trên cơ thể, bệnh viêm khớp dạng thấp khi không điều trị sớm còn có thể gây tàn tật và dẫn đến biến chứng ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trên cơ thể. Cụ thể:
- Loãng xương: Người bị viêm khớp dạng thấp thường phải sử dụng thuốc chống viêm trong thời gian dài. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây loãng xương, đặc biệt là tại vị trí ở phần xương gần khu vực khớp bị viêm.
- Hình thành nốt thấp khớp: Là những nốt sần cứng hình thành nhiều ở các điểm áp lực xung quanh khớp, chẳng hạn như khuỷu tay, ngón tay. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người bệnh, kể cả phổi.
- Nhiễm trùng: Viêm khớp dạng thấp cùng với thuốc điều trị bệnh này làm tăng nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó tình trạng nhiễm trùng cũng có xu hướng gia tăng.
- Hội chứng ống cổ tay: Viêm khớp dạng thấp khi xuất hiện ở vị trí cổ tay có thể gây chèn ép dây thần kinh tại khu vực này. Hệ quả là dẫn đến viêm gân, làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay.
- Hội chứng Sjogren: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp khi chuyển biến nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn khiến lượng ẩm ở miệng và mắt giảm đáng kể. Hệ quả tình trạng này là gây khô mắt và miệng nghiêm trọng.
- Biến chứng khác: Viêm đa khớp dạng thấp cũng có thể gây ảnh hưởng đến tim, gia tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và cả bệnh viêm túi bao quanh tim. Với phổi, bệnh còn gây viêm và sẹo ở các mô phổi dẫn đến khó thở hoặc là ung thư hạch.
Đọc thêm khái niệm: Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là việc mất khá nhiều thời gian. Để xác định chính xác bệnh, điều đầu tiên cần dựa vào triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số bài kiểm tra thể chất của khớp, chẳng hạn như phạm vi chuyển động, phản xạ và sức mạnh của khớp,… Mục đích của phương pháp này là để chẩn đoán vấn đề mà khớp gặp phải.
Trong trường hợp đã đủ căn cứ để nghi ngờ bệnh nhân của mình mắc viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số thủ thuật chẩn đoán sau:
- Xét nghiệm hình ảnh: Gồm các kỹ thuật siêu âm, chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ MRI … Các xét nghiệm hình ảnh này có thể chẩn đoán và xác định nguyên nhân khởi phát bệnh.
- Xét nghiệm máu: Gồm xét nghiệm kháng thể protein chống đông máu, kháng thể kháng nhân, các yếu tố thấp khớp, protein phản ứng C và tốc độ lắng của hồng cầu,…
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Người bị viêm khớp dạng thấp cần thiết phải đến bệnh viện để thăm khám và nhận phương pháp điều trị hiệu quả của bác sĩ. Bên cạnh các biện pháp chữa bệnh bằng Tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo dân gian và bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh lý này.
Tây y điều trị viêm khớp dạng thấp
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh viêm đa khớp dạng thấp điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc có thể giúp người bị viêm khớp dạng thấp các triệu chứng đau nhức trong thời gian ngắn là:
- Thuốc giảm đau chống viêm: Gồm aspirin, naproxen hoặc ibuprofen .
- Thuốc kháng viêm không gây nghiện: Được sử dụng phổ biến là prednisone
Chú ý: Một số trường hợp bệnh nghiêm trọng cũng có thể cần sử dụng đến thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng viêm chứa chất gây nghiện và thậm chí là thuốc sinh học.
Phẫu thuật
Khi khớp bị viêm đã tổn thương nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng thuốc thì phẫu thuật là việc làm cần thiết. Đây được xem là phương pháp duy nhất giúp người bệnh phục hồi được khả năng vận động và ngăn ngừa biến chứng. Với cách điều trị này, bác sĩ sẽ loại bỏ ổ khớp bị viêm và thay khớp nhân tạo được làm từ chất liệu silicon.
Ngoài ra, người bệnh cũng được chỉ định thực hiện một số phương pháp hỗ trợ điều trị như:
- Thực hiện các bài tập vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.
- Vật lý trị liệu phục hồi chứng năng khớp.
- Tắm suối khoáng.
Danh sách: Thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp mang lại hiệu quả cao
Mẹo dân gian
Các mẹo dân gian chữa viêm khớp dạng thấp đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn lành tính.
Trà xanh:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi ngon, rửa sạch và để ráo nước.
- Vò nát lá trà rồi cho vào bình thủy tinh, đổ nước sôi vào để tráng trà rồi đổ bỏ.
- Đổ tiếp nước sôi vào bình, đậy kín nắp và hãm trà trong vòng 20 phút.
- Khi trà ấm thì uống trực tiếp. Bạn có thể thêm vào một vài lát gừng để tăng hương vị của nước trà xanh.
Cà gai leo:
- Cho 20g rễ cà gai leo đã rửa sạch vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ và tiến hành sắc thuốc.
- Nước thuốc cà gai leo thu được sử dụng để uống trong ngày giúp mạnh gân cốt, giảm đau nhức và hiện tượng sưng tê vùng xương khớp.
Ngải cứu:
- Sử dụng 100g lá ngải cứu đã rửa sạch sao nóng cùng 2 chén rượu trắng nguyên chất.
- Cho hỗn hợp vừa sao vào một chiếc khăn sạch rồi đắp, chườm lên vùng khớp bị đau. Khi ngải cứu nguội thì sao lại và tiếp tục chườm. Lặp lại mẹo này trong 30 phút thì dừng lại.
Phòng tránh viêm khớp dạng thấp
Trên thực tế, không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa triệt để bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đẩy lùi các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Cụ thể:
- Thực phẩm nên kiêng: Đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo có hại, thực phẩm quá chua, quá cay, nội tạng động vật, canh cua, thịt chó, chuối tiêu và các loại cà, rượu bia.
- Thực phẩm nên bổ sung: Rau xanh đậm, thực phẩm giàu acid béo omega-3 như hàu, cá biển, trứng cá muối, gan cá tuyết, các loại hạt, sữa ít béo, chế phẩm từ sữa, các loại đậu, hạt, rau lá xanh,…
- Bỏ thuốc lá.
- Tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe và cân nặng hợp lý. Biện pháp này cũng làm giảm đáng kể sự mất xương – một trong những biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp.
- Không tiếp xúc với chất ô nhiễm, môi trường độc hại.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là người có thành viên trong gia đình mắc viêm đa khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm và rất khó chữa. Việc điều trị bệnh này thường kéo dài. Do đó, để kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của bệnh, bạn hãy tuân thủ đúng phác đồ chữa trị từ bác sĩ.
Đọc thêm: Bệnh Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Thực Phẩm Nào?