Thoái hóa khớp gặp ở rất nhiều người trung niên hoặc người già, gây ra nhiều cơn đau liên tục trong năm và sẽ càng chuyển biến xấu nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần nắm bắt được các nguyên nhân, biểu hiện cũng như phương pháp chữa trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách tốt nhất.

Định nghĩa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị ăn mòn, phần xương cùng những mô bao quanh khớp đều có các tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh đặc biệt đau nhức sau khi thực hiện công việc nặng nhọc, vận động thể thao cường độ cao.

Bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm người ngoài tuổi 40 trở ra, sẽ khó để phát hiện bệnh ngay khi mới khởi phát nếu không thực hiện các biện pháp chẩn đoán chiếu chụp.

Người bị thoái hóa khớp về lâu dài sẽ mất dần khả năng vận động, các cử động tay chân trở nên khó khăn, đau đớn và cũng dễ mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phân loại thoái hóa khớp

Hiện nay, thoái hóa xương khớp đang được phân theo 2 loại gồm thứ phát và nguyên phát:

  • Thoái hóa khớp xương thể thứ phát: Xảy ra khi bệnh nhân bị các dị tật bất thường bẩm sinh tại khớp, chấn thương nghiêm trọng, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa gây thay đổi môi trường sụn khớp, mất đi chức năng vốn có của các tế bào sụn và biểu mô.
  • Thoái hóa khớp thể nguyên phát: Là tình trạng khu trú tại các khớp xương ở những người ngoài tuổi 60, cũng có sự tác động từ quá trình chuyển hóa và vấn đề nội tiết tố.

Vị trí thoái hóa khớp

Bất cứ vị trí khớp xương nào cũng có nguy cơ bị thoái hóa. Trong đó, những khu vực có nguy cơ cao nhất gồm:

  • Thoái hóa khớp gối: Là thể thoái hóa khớp phổ biến nhất. Phần khớp gối xảy ra các tổn thương mất sụn, bào mòn sụn, đầu xương cọ vào nhau, dịch khớp bị khô, rách bao hoạt dịch khiến đầu gối sưng đau, ửng đỏ. Bệnh nhân đau nhức ngay cả khi không đi lại vận động.
  • Thoái hóa khớp xương tay: Vị trí cổ tay và bàn tay cũng khá dễ bị thoái hóa. Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người trung niên, người cao tuổi. Các khớp xương tới một thời điểm nhất định sẽ suy yếu, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất và cùng với các tác động từ bên ngoài gây ra thoái hóa.
  • Khớp cổ chân thoái hóa: Thường xảy ra ở các vận động viên, khó nhận biết bệnh từ sớm. Chỉ khi chuyển nặng sẽ có các biểu hiện đau nhức rất rõ rệt, làm giảm khả năng vận động khớp, hạn chế việc đi lại.
  • Thoái hóa khớp háng: Cơn đau từ khớp háng có thể kéo dài tới xuống đầu gối, đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng người và gây cản trở rất lớn cho việc đi lại của bệnh nhân.
  • Thoái hóa khớp cùng chậu: Khớp cùng chậu cũng thuộc vào một trong những thể tổn thương xương khớp thường gặp, làm người bệnh dễ bị đau mỏi phần thắt lưng trở xuống. Có trường hợp bệnh chỉ xảy ra ở 1 bên khớp, cũng có người bị cả 2 bên.

Đọc thêm: Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không Và Một Số Lưu Ý Quan Trọng

Thoái hóa khớp gối là thể bệnh gặp nhiều nhất
Thoái hóa khớp gối là thể bệnh gặp nhiều nhất

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa các khớp xương có rất nhiều yếu tố tác động gây khởi phát, có thể tạm chia thành 2 nhóm gồm nguyên phát và thứ phát như sau:

Nhóm nguyên phát:

Chủ yếu xảy ra thoái hóa khớp bởi vấn đề tuổi tác đã cao, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể làm dịch khớp bị giảm đi, sụn yếu và dần bị bào mòn, protid trong sụn giảm cả về chất lượng cùng số lượng. Qua một thời gian, các khớp xương dần mất liên kết sụn, khớp bị bào mòn gây đau nhức.

Nhóm thứ phát:

  • Thừa cân: Cân nặng quá lớn trực tiếp gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho xương khớp, cụ thể là thoái hóa. Khi này, các vị trí khớp bị tổn thương gồm có khớp gối, cổ chân, khớp háng và cả cột sống. Người bệnh càng béo phì càng làm áp lực chèn ép lên khớp xương ngày một nghiêm trọng hơn.
  • Lao động nặng nhọc, chơi thể thao quá sức: Các hoạt động bê vác vật nặng liên tục, làm công việc tay chân nặng nhọc, tập luyện các môn thể thao cường độ cao trong thời gian dài gây thoái hóa khớp, viêm khớp, sụn khớp tổn thương không có thời gian phục hồi kịp thời.
  • Chấn thương: Các chấn thương va đập từ công việc, giao thông, thể thao hay các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nếu chữa trị sai và chậm sẽ gây thoái hóa, viêm xương khớp.
  • Bệnh lý nền: Có một số bệnh lý nền về xương khớp ví dụ như viêm khớp thấp, hormone tăng trưởng quá nhiều dẫn tới dư thừa, nạp thừa sắt đều gây ra thoái hóa các khớp trên cơ thể.
  • Di truyền: Những người có gen di truyền khiếm khuyết ở sụn khớp từ bố mẹ sẽ có khả năng bị rối loạn chức năng sụn khớp, sụn yếu và mỏng làm quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn so với độ tuổi.

Béo phì là một trong những nguyên do gây bệnh
Béo phì là một trong những nguyên do gây bệnh

Xem thêm: Bệnh viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đối tượng mắc thoái hóa khớp

Mặc dù thoái hóa khớp thường gặp phải ở người trung niên, cao tuổi nhưng hiện nay vẫn có không ít bệnh nhân trẻ. Cụ thể những đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa các khớp xương nhất gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Người làm công việc lao động chân tay nặng nhọc trong suốt thời gian dài.
  • Những người gặp phải các dị tật từ bẩm sinh.
  • Người bị chấn thương nhưng không được chữa trị kịp thời hoặc do điều trị sai phương pháp.
  • Các trường hợp luyện tập các môn thể thao quá sức.
  • Người có cân nặng quá lớn, ít vận động.

Đọc thêm: Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Biểu hiện nguyên nhân và cách khắc phục

Triệu chứng thoái hóa

Bệnh thoái hóa khớp không tiến triển nhanh chóng giống như các thể bệnh về xương khớp khác. Chúng có diễn biến âm ỉ và chỉ thật sự nhận biết được khi đã bắt đầu chuyển nặng. Các dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Các khớp xương liên tục đau nhức, đặc biệt nặng nhất khi vận động, lao động nặng nhọc. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nghỉ ngơi ngay lập tức sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt. Về lâu dài, các đợt đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, mức độ cũng dữ dội hơn khiến người bệnh mất ăn mất ngủ.
  • Các khớp xương thường phát ra những tiếng kêu lạo xạo khi cử động, kèm theo đó tình trạng nóng bừng quanh khớp.
  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp còn cảm nhận khá rõ tình trạng khớp bị cứng, càng cố cử động càng đau nhiều hơn. Đặc biệt do cứng khớp khiến người bệnh ngại vận động, lâu dần khớp càng giảm sự linh hoạt.
  • Cơ quanh khớp teo, sưng đỏ: Bệnh thoái hóa khớp còn gây ra tình trạng teo các khớp xương, khớp biến dạng rõ rệt do sụn bị mất dần. Sau một thời gian sẽ thấy khớp xương thay đổi rõ rệt, đầu khớp chệch đi so với ban đầu.

Các khớp xương bị bào mòn, mất sụn sẽ gây đau nhức
Các khớp xương bị bào mòn, mất sụn sẽ gây đau nhức

Nên tham khảo: Hướng Dẫn Bạn 8 Cách Phòng Bệnh Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả Tại Nhà

 

Biến chứng thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp có khả năng gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, có thể kể tới gồm:

  • Sụn khớp vôi hóa: Ở khu vực thoái hóa khớp, phần sụn khớp sẽ dần chuyển sang vôi hóa bởi các tinh thể canxi lắng đọng nhiều hơn. Khi này, tình trạng thoái hóa càng khó kiểm soát, bệnh nhân sẽ thấy các đợt tái phát xuất hiện nhiều và dày đặc hơn.
  • Gout: Thoái hóa khớp có thể làm xuất hiện biến chứng bệnh gout, làm khả năng vận động của bệnh nhân hạn chế hơn rất nhiều. Đồng thời, gout cũng là loại bệnh nguy hiểm, cần rất nhiều thời gian để điều trị, kiểm soát.
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Các cơn đau khớp có thể xuất hiện về đêm, làm cản trở giấc ngủ của bệnh nhân. Theo đó, sức khỏe sẽ sụt giảm rõ rệt.
  • Trầm cảm: Bệnh thoái hóa khớp hoàn toàn có nguy cơ gây ra tình trạng trầm cảm cho bệnh nhân. Các cơn đau nhức làm cản trở vận động, ảnh hưởng tới các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến tâm lý người bệnh bất ổn, thường mệt mỏi, lo lắng và hình thành nên trầm cảm.
  • Các biến chứng khác: Bệnh nhân còn có thể bị hoại tử xương, nhiễm trùng, tổn thương dây chằng, gân và giòn gãy xương.

Đọc thêm: Bệnh Khô Khớp Ở Người Trẻ: Tổng Hợp Thông Tin Bạn Cần Biết Về Nguyên Nhân, Cách Chữa

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa các khớp xương hiện nay được thực hiện chẩn đoán bằng các kỹ thuật:

  • Thăm khám trao đổi: Bác sĩ sẽ hỏi về tình hình đau nhức cụ thể của bệnh nhân, quan sát các dấu hiệu ngoài da và tìm hiểu tiền sử bệnh lý.
  • Kiểm tra dịch khớp: Phần dịch khớp của bệnh nhân sẽ được lấy đi kiểm tra để nhận biết các dấu hiệu đáng ngờ.
  • Kiểm tra thông qua hình ảnh: Các kỹ thuật chụp X-quang, MRI, nội soi và siêu âm sẽ được tiến hành giúp các bác sĩ phát hiện các tổn thương ở sụn khớp.
  • Xét nghiệm nước tiểu, máu: Nhằm loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác cũng như xác định được loại viêm khớp người bệnh đang mắc phải.

Chẩn đoán thoái hóa khớp bằng MRI
Chẩn đoán thoái hóa khớp bằng MRI

Điều trị thoái hóa khớp

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp cần tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe thực tế của mỗi người. Hiện nay, các biện pháp có thể áp dụng gồm:

Thuốc Tây y

Có rất nhiều thuốc Tây được dùng để loại bỏ tình trạng đau nhức, tổn thương xương khớp do bệnh thoái hóa gây ra. Trong đó phải kể tới:

  • Thuốc NSAID chống viêm không steroid: Vừa giúp giảm đau vừa kháng viêm hiệu quả. Thuốc cho tác dụng với thoái hóa khớp, viêm khớp, gout và nhiều bệnh lý xương khớp khác.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol được dùng nhiều nhất trong nhóm giảm đau, tuy nhiên thuốc không thể giúp người bệnh chống viêm.
  • Tiêm steroid: Là giải pháp áp dụng khi bệnh nhân dùng cả Paracetamol và các loại NSAID đều không cho tác dụng. Tuy vậy thuốc nếu tự ý dùng hoặc sử dụng sai liều lượng sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hại.

Thuốc Tây kiểm soát thoái hóa khớp nhanh chóng
Thuốc Tây kiểm soát thoái hóa khớp nhanh chóng

Phẫu thuật

Nếu sau một thời gian dài sử dụng các loại thuốc, bệnh thoái hóa khớp không thuyên giảm, bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Nhìn chung, cách điều trị này sẽ nhanh chóng chấm dứt các biểu hiện khó chịu, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe xương khớp nhưng chi phí đồng thời cũng sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều.

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian có rất nhiều công thức được lưu truyền từ thời xa xưa cho tới nay để cải thiện các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt thoái hóa khớp. Trong đó, những cách được sử dụng nhiều gồm:

  • Bột quế và mật ong: Bệnh nhân trộn 1 thìa bột quế với 1 thìa mật ong, thêm vào nước ấm khuấy đều và uống vào buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Rượu tỏi: Bóc 3 - 4 củ tỏi cho sạch hết vỏ, rửa tỏi rồi để cho ráo nước. Giã nát tỏi hoặc thái miếng mỏng để cho vào bình ngâm ngập rượu. Sau 10 ngày lấy rượu ra và xoa bóp đều ở khu vực khớp đau nhức.
  • Rễ đinh lăng: Chuẩn bị một lượng rễ đinh lăng vừa đủ, ngâm rửa cho hết bụi bẩn sau đó đem sao khô. Sau đó bệnh nhân cho đinh lăng vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ, nước thuốc uống hàng ngày như nước lọc.

Nên xem: 7 Loại Thuốc Chữa Thoái Hóa Cột Sống Của Nhật Được Ưa Chuộng Nhất

Phòng tránh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp có thể phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ khởi phát khi bạn áp dụng một số cách chăm sóc sức khỏe như sau:

  • Đảm bảo cân nặng phù hợp: Luôn chú ý tới việc ăn uống và tập luyện để cơ thể có cân nặng phù hợp, ổn định. Tránh để xảy ra tình trạng béo phì sẽ dễ làm thoái hóa khớp, gout, viêm khớp,..
  • Có tư thế đứng, ngồi làm việc khoa học: Bạn nên ngồi hoặc đứng với tư thế giữ lưng thẳng, tránh cúi gù, vắt chéo chân sẽ dễ tạo ra các áp lực lên các khớp xương và ảnh hưởng tới định hình khớp.
  • Bê vác đồ nặng đúng cách: Khi bưng bê, khiêng vác đồ nặng, tránh dùng quá nhiều lực ở các khớp cổ tay, cổ chân, ngón tay,... Thay vào đó hãy tận dụng các khu vực khớp có sức chịu đựng lớn như khớp vai, khớp háng, gối hoặc khuỷu để dàn đều trọng lực trên cơ thể.
  • Đi lại, vận động thường xuyên khi làm việc: Trong suốt quá trình làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng thường xuyên thay vì ngồi một chỗ quá lâu. Ít vận động là nguyên do làm tuần hoàn máu không được trơn tru, dễ làm cứng các khớp xương, hạn chế khả năng linh hoạt của sụn khớp.
  • Tập thể thao, thể dục: Các môn thể thao như: Cầu lông, đá cầu, bóng bàn, chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga,... đều mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp. Bạn hãy chọn cho mình bộ môn yêu thích và duy trì thói quen tập luyện thường xuyên, cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực.
  • Ăn uống: Trong việc ăn uống hàng ngày, bạn nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi, vitamin D, omega 3, các loại vitamin D, chất chống oxy hóa. Hạn chế những chất kích thích, đồ uống có chứa cồn hoặc lượng đường cao.

Thoái hóa khớp là bệnh lý không thể xem nhẹ, ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa cần nhanh chóng đi thăm khám. Ngoài ra, bệnh nhân cũng lưu ý luôn tiến hành theo phác đồ trị liệu của bác sĩ một cách nghiêm túc để bệnh có thể thuyên giảm tốt, hạn chế tối đa biến chứng xảy ra.

Xem thêm thông tin: 12 Loại Thuốc Điều Trị Thoái Hóa Cột Sống An Toàn Hiệu Quả

Câu hỏi liên quan

Thoái hóa khớp gối là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sinh hoạt, đồng thời khả năng vận động cũng giảm sút. Mặc dù các...

Xem chi tiết

Các bệnh liên quan đến xương khớp thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người mắc, đặc biệt nếu sinh hoạt không đúng cách có thể khiến cơn đau xuất hiện...

Xem chi tiết

Nhiều người cho rằng khi bị các vấn đề về xương khớp như thoái hóa, cần hạn chế vận động, di chuyển để tránh gặp chấn thương và khiến bệnh trở nặng hơn. Tuy nhiên...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp