Bệnh gout là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay và bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, chúng còn gây ra những cơn đau dữ dội, thậm chí dễ dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, có kiến thức căn bản về gout cũng như cách chữa trị, đề phòng là cần thiết để mọi người bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Định nghĩa bệnh gout
Bệnh gout, hay gút là một chứng bệnh viêm khớp, thường xảy ra ở đốt ngón chân, tay hay khớp gối. Theo dân gian, bệnh bút còn được gọi là thống phong, được ví như một chứng bệnh của riêng giới nhà giàu.
Gút hình thành là do các acid amin trong máu bị rối loạn khi chuyển hóa. Thông thường, thức ăn đi vào cơ thể sẽ được phân giải thành các acid amin đi khắp cơ thể. Nhưng khi ăn quá nhiều chất đạm, thay vì sản sinh ra acid amin có lợi, chúng lại tạo ra acid uric.
Số lượng acid uric gia tăng nhanh, không kịp đào thải qua thận sẽ lắng đọng tại các khớp. Từ đó, chúng gây ra các đơn đau dữ dội, khiến xương viêm nhiễm và ảnh hưởng đến di chuyển của người bệnh. Càng để lâu, các khối acid uric kết tinh lại càng lớn, hủy hoại các khớp xương.
Nguyên nhân gây gout
Nguyên nhân gây bệnh gout chủ yếu do sự gia tăng lớn của acid uric từ chế độ ăn uống, thể trạng sức khỏe cho đến các tác nhân từ môi trường.
Dưới đây là 6 nguyên nhân gây bệnh gút phổ biến nhất bạn có thể tham khảo là:
Do chế độ ăn uống
Người bệnh thiếu sự cân bằng các chất trong các bữa ăn, chủ yếu nạp các thực phẩm có chứa nhiều protein, nhất là trong các loại hải sản hay nội tạng của động vật. Đồng thời, việc kết hợp với uống nước ngọt, bia rượu càng tăng thêm nguy cơ bị gút.
Do thừa cân
Người béo phì sản sinh ra hàm lượng acid uric lớn hơn hẳn so với tiêu chuẩn. Vì thế, việc dùng các loại thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ và lười vận động thể thao cũng là nguyên nhân gây bệnh bạn cần chú ý.
Do tác dụng của thuốc
Rất nhiều bệnh nhân bị gout là do hệ quả từ việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh khác. Được biết, các loại thuốc lợi tiểu và Aspirin đều có thể kích thích sự gia tăng của acid uric trong máu. Chính điều này khiến người lớn tuổi, người bị cao huyết áp dễ bị gout hơn so với các nhóm đối tượng khác.
Do bệnh lý
Gout là hệ quả quả thường gặp của những bệnh nhân từng gặp các vấn đề như suy hay viêm cầu thận. Acid uric được đào thải ra bên ngoài là nhờ quá trình lọc thật. Khi thận bị tổn thương, hiệu suất làm việc của chúng sẽ kém hơn rất nhiều. Điều này làm tăng lượng acid uric tích tụ, gây ra gout.
Do tuổi tác, giới tính
Khi bước vào độ tuổi trung niên, nguy cơ bị gout ở mọi người thường cao vì môi trường sinh học trong cơ thể có những thay đổi nhất định. Ở nam giới, kết hợp với thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, nồng độ acid uric sẽ có xu hướng tăng cao hơn nữ. Tuy nhiên, khi nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cũng khá dễ mắc bệnh
Mặc dù nguy cơ bị gout ở người cao tuổi khá lớn nhưng ngày nay, người trẻ mắc bệnh cũng tăng cao. Nguyên do chủ yếu đến từ thói quen sống không lành mạnh, khoa học và thiếu sự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Do di truyền
Người mắc bệnh gout bởi di truyền không quá lớn so với những tác nhấn kể trên. Nếu có lối sống khoa học, lành mạnh, sức khỏe sẽ không có gì đáng ngại dù nguy cơ bị mắc cao hơn người bình thường.
Xem thêm thông tin: Dấu hiệu thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Đối tượng gout
Trước đây, gout được xem là bệnh nhà giàu vì ăn uống tươm tất, dư giả nên cơ thể bị thừa đạm, lâu dần dẫn đến gout. Sau này, chất lượng cuộc sống con người được nâng cao, gout trở thành căn bệnh phổ thông và ai cũng có nguy cơ mắc phải.
Những nhóm đối tượng dễ bị gout nhất hiện nay có thể kể đến là:
- Những người có thói quen ăn uống không khoa học, có dấu hiệu thừa cân, béo phì.
- Nam và nữ trung tuổi, có những thay đổi nhất định về nội tiết tố. Thông thường, nam giới sẽ có nguy cơ nhiễm cao hơn.
- Những người sinh ra trong gia đình có nhiều người bị gout. So với người khỏe mạnh bình thường, khả năng bị gout của những đối tượng này thường cao hơn rất nhiều.
- Những người uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích nhiều hoặc từng có tiền sử về các chứng bệnh liên quan đến thận.
Có thể bạn quan tâm: Biểu hiện thoát vị đĩa đệm là gì? Biến chứng và cách điều trị
Triệu chứng gout
Triệu chứng bệnh gút biểu thị qua nhiều trạng thái khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn mà biểu hiện bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Thậm chí, không ít trường hợp dù lượng acid uric tích tụ trong cơ thể tăng cao nhưng lại không biểu hiện tính trạng ra bên ngoài.
Theo đó, ở từng giai đoạn, dấu hiệu nhận biết bệnh gút cụ thể là:
Giai đoạn tích tụ acid uric không triệu chứng
Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh nên những triệu chứng chưa biểu hiện quá rõ ràng. Hàm lượng acid uric có dấu hiệu tăng cao, thận không thể lọc được hoàn toàn. Các tinh thể urat lúc này đọng lại ở các mô, tạo ra tổn thương nhẹ cho cơ thể. Bên ngoài, các khớp chân, tay và đầu gối vẫn bình thường, không có biểu hiện gì.
Ở giai đoạn sớm, người bệnh chưa cần phải điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám để làm các kiểm tra cần thiết. Dựa vào chỉ số acid uric có trong máu, bạn sẽ biết được mức độ mắc bệnh cũng như được bác sĩ tư vấn phương hướng cải thiện bệnh phù hợp mà không cần tốn kém chi phí điều trị.
Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, các tinh thể urat bắt đầu tấn công vào khớp xương. Chúng tạo thành những cấu trúc nhỏ và cứng, có gai sắc nhọn làm tổn thương niêm mạc mềm ở khớp. Gout cấp tính được xác định khi chỉ số acid uric trong máu nằm trong khoảng xác định của y học.
Dấu hiệu bị gút ở giai đoạn cấp tính không biểu hiện thường xuyên. Theo đó, chúng chỉ xuất hiện người bệnh ở trạng thái căng thẳng hoặc sau khi dùng các chất kích thích, cơ thể bị nhiễm lạnh. Lúc này, các dấu hiệu nổi bật dễ nhận biết là:
- Các khớp ở đầu ngón tay, ngón chân và khớp đầu gối bị sưng phù, có dấu hiệu bị viêm, các cơn đau nhức đến đột ngột.
- Cơn đau sẽ nhức nhối và rõ rệt hơn sau mỗi bữa ăn, nhất là với những bữa cơm dư nhiều đạm.
- Đau do tác động từ việc sử dụng thuốc aspirin.
- Có dấu hiệu mệt mỏi, cảm thấy lạnh sống lưng, thỉnh thoảng sẽ buồn nôn, nóng người, sốt cao không thuyên giảm,…
Giai đoạn mãn tính
Bệnh gout sau khi thuyên giảm nhưng lại tái phát sau đó không lâu, những cơn đau dai dẳng hơn tức là đã chuyển sang mãn tính. Các dấu hiệu gồm có:
- Quanh các khớp xương và gân cơ, tinh thể muối urat bám dày đặc và dễ dàng quan sát bằng mắt thường khi chụp X-quang.
- Các cơn đau khớp dữ dội xảy ra thường xuyên hơn. Dấu hiệu bệnh gút ở tay, chân rất dễ nhận thấy là bị sưng phù, tấy đỏ và không thể cử động bình thường. Khi chạm tay vào, bạn sẽ thấy chúng ấm hơn hẳn những vùng da bình thường khác.
- Phạm vi các cơn đau lan rộng hơn đến vị trí khác trên cơ thể. Chúng thường xuất hiện và diễn biến nặng hơn sau vài giờ. Điều này khiến cơ thể gần như bị liệt, không thể hoạt động bình thường.
- Dấu hiệu của bệnh gút ở chân, tay rõ ràng hơn khi nổi các cục tophi. Những cục này nổi cộm lên với nhiều kích thước khác nhau, bên cạnh khớp chân, tay thì còn có ở đầu gối và vành tai.
Giai đoạn nghiêm trọng
Các dấu hiệu cho thấy gout đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng gồm:
- Xương khớp bị muối urat ăn sâu, cấu trúc bị phá hủy tạo nên những cơn đau kinh khủng cho người bệnh. Trước sự tấn công của muối acid urat, khớp bị biến dạng và biểu hiện rất rõ ra bên ngoài. Tình trạng xấu nhất, người bệnh có thể bị liệt, không cử động được cả đời.
- Các hạt tophi lan rộng đến những vị trí khác, bị vỡ, tạo các vết lở loét trên da, dễ bị nhiễm trùng nếu không xử lý vết thương cẩn thận.
- Bệnh gút càng trở nặng, các cơ quan trong cơ thể càng bị ảnh hưởng, nghiêm trọng nhất là thận. Đồng thời, người bệnh cũng dễ gặp những vấn đề khác về sức khỏe như bại liệt, tai biến, nguy hiểm nhất là tử vong.
[GIẢI ĐÁP]: Bệnh Gout Có Lây Không? Có Di Truyền Không?
Biến chứng gout
Những biến chứng thường gặp nhất ở người bị bệnh gout gồm:
- Tổn thương xương khớp: Biến chứng này thường xảy ra khi gút đã chuyển đến giai đoạn mãn tính. Nguy cơ xương khớp bị tổn thương là do bị các tinh thể acid uric tấn công. Dưới da, các cục tophi sẽ nổi lên khiến bề mặt tay, chân trở nên phù nề, u cục. Các hạt này vừa ăn mòn da, vừa phá vỡ cấu trúc các mô sụn ở khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng, xương khớp bị phá hủy dẫn đến cơ thể bị bại liệt, không cử động được.
- Suy giảm chức năng thận: Khi hàm lượng acid trong máu quá cao, thận sẽ phải phải hoạt động quá công suất, lâu dần sẽ bị tổn thương và suy giảm chức năng. Một số vấn đề thường gặp nhất có thể kể đến như tắc ống thận, sỏi thận hay viêm khe, … Một số trường hợp, để thận hoạt động ổn định, người bệnh sẽ cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị y tế chuyên dụng.
- Dễ tai biến, đột quỵ: Muối urat khi hình thành không chỉ bám quanh các khớp xương. Khi số lượng muối kết tủa tăng, chúng còn lắng đọng ở cả mạch máu, cản trở lưu thông. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu đến những bộ phận khác trong cơ thể, nhất là não bộ. Do đó, tình trạng bị tai biến, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà bạn không thể lường trước được.
- Nguy cơ bị tiểu đường cao: Cả gút và tiểu đường đều bị ảnh hưởng bởi nồng độ của acid uric và insulin. Phần lớn những người bệnh gút đều bị đái tháo đường.
- Dễ ung thư: Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, chúng không chỉ ảnh hưởng xương mà còn cả những vị trí khác của cơ thể. Sự tấn công của các tinh thể urat có thể làm tê liệt hoạt động của một số cơ quan, dẫn đến nguy cơ bị ung thư ở người.
- Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần: Những cơn đau gút dai dẳng kéo dài dễ khiến người bệnh mệt mỏi, nản chí và suy sụp tinh thần. Chưa kể, khi tophi phát triển, làn da của người bệnh trông cũng kém thẩm mỹ xuống sắc hơn.
- Rối loạn sinh lý ở nam giới: Theo đó, thận không chỉ đào thải độc tố có trong máu mà còn ở cả tràng tinh. Khi thận yếu, không hoạt động bình thường được thì độc tố tích tụ tại đây ngày một nhiều hơn. Tình trạng kéo dài gây ra hiện tượng rối loạn cương dương, giảm nhu cầu ham muốn và xuất hiện một số dấu hiệu yếu sinh lý khác ở cánh mày râu.
- Tổn thương thị giác: Một số tình trạng người bệnh dễ gặp phải có thể kể đến như mắt khô, mau mỏi và bị đục thủy tinh tế. Bệnh phát triển càng nặng thì mắt càng yếu và suy giảm thị lực.
Nên xem: Biến Chứng Của Gout Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất
Chẩn đoán gout
Gout được chẩn đoán bằng các kỹ thuật kiểm tra, xét nghiệm máu và thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ. Để đánh giá chi tiết về mức độ bệnh lý, các bác sĩ sẽ thăm hỏi về cách sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bệnh nhân, tính chất công việc cũng như các bệnh lý đang mắc phải. Qua những phương thức thăm khám cụ thể, bệnh nhân sẽ được đánh giá chi tiết nhất về tình trạng sức khỏe và xương khớp hiện tại.
Điều trị gout
Nhận biết triệu chứng bệnh gút và cách điều trị hiệu quả là không khó nếu bạn chủ động quan tâm đến sức khỏe bản thân. Theo đó, những phương pháp an toàn có thể áp dụng gồm:
Mẹo dân gian
Những phương pháp này hiệu quả với chứng bệnh nhẹ, mới ở giai đoạn đầu. Theo đó, những mẹo dân gian an toàn, hiệu quả bạn có thể tham khảo là:
- Dùng lá lốt: Uống nước sắc từ lá lốt phơi khô giúp người bệnh cải thiện tình trạng xương khớp nhanh chóng. Trong lá lốt được xác định là có nhiều hoạt chất có lợi, công dụng chính là giảm đau và kháng viêm. Với lá lốt tươi, bạn có thể đun để ngâm chân mỗi ngày.
- Dùng lá tía tô: Lá tía tô tươi sau khi làm sạch mang đi đun nước uống. Uống nước tía tô thường xuyên không chỉ giảm sưng viêm mà còn hỗ trợ đào thải hàm lượng acid uric ra ngoài nhanh hơn.
- Dùng đậu xanh: Ăn đậu xanh ninh nhừ vào buổi sáng và tối có tác dụng giảm sưng, chống viêm ở các khớp tay, chân và đầu gối.
XEM THÊM: Top 5 Cách Giảm Đau Gout Tại Nhà Hiệu Quả Và Nhanh Nhất [ĐỪNG BỎ LỠ]
Thuốc Đông y
Chữa bệnh gout theo phương pháp Đông y rất được người bệnh tin chọn hiện nay. Được bào chế từ những dược liệu tự nhiên, các loại thuốc này không chỉ an toàn, lành tính mà còn có hiệu quả chữa bệnh cao.
- Bài thuốc thể thấp nhiệt uẩn kết: Thành phần gồm có phòng kỷ, thăng ma, thương truật, hoàng cầm, trư linh, trạch tả, khổ sâm, ý dĩ nhân... Gia giảm cùng các thành phần khác, mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Bài thuốc thể thấp hàn, huyết ứ: Thành phần gồm các vị kinh giới tuệ, kê huyết đằng, thương truật, nhẫn đông đằng... cùng các thành phần khác, liều lượng cách dùng được chỉ định khi thăm khám.
- Bài thuốc thể đờm ngưng trở lạc: Với các thành phần chính là xích thược, giáp châm, đào nhân, mộc qua, đương quy, uy linh tiên, hồng hoa, triết bối mẫu... gia giảm thêm các thành phần khác theo thể trạng từng người.
Tây y trị gout
Thuốc Tây y sẽ mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn. Hiện nay, một số loại thuốc Tây y dùng để điều trị gút có thể kể đến là:
- Các loại thuốc chống viêm, không chứa steroid: Một số loại tiêu biểu hiện nay có thể kể đến như ibuprofen, natri proxen hay indomethacin, … Tùy vào cơ địa, trạng thái sức khỏe người bệnh mà thuốc sẽ có những tác dụng phụ như đau bụng, tổn thương dạ dày hay chảy máu. …
- Thuốc Colchicine: Có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Loại thuốc này chỉ được dùng theo đúng liều lượng kê đơn, quá lạm dụng có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy, nôn mửa, …
- Thuốc Corticosteroid: Giúp giảm đau cho những người bệnh dị ứng với thành phần của NSAID và Colchicine. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ bị tiêu đường, tăng huyết áp, … nếu dùng quá liều lượng.
Đọc thêm: TOP 15 Thuốc Chữa Gout Hiệu Quả Tác Dụng Nhanh, Giảm Đau Tốt Nhất
Trong quá trình điều trị bệnh gout để hiệu quả mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
- Uống thuốc theo toa, có chỉ định của bác sĩ tránh mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội.
- Không dùng chung đơn thuốc với người khác, không tự tăng, giảm hay bỏ liều.
- Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm.
- Dùng thuốc đông y cần kiên trì do tác dụng chậm.
- Uống thuốc kết hợp kiêng khem kỹ tránh xa các món chứa hàm lượng purin lớn; nên ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, uống đủ lượng nước/ngày.
Phòng tránh gout
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, người bị bệnh gout cần chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, tránh tái phát.
Chế độ ăn uống lành lạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh gout. Người bệnh cần chú ý:
- Tăng cường thực phẩm chứa ít purin: các loại hạt (hạnh nhân, óc chó,..) ngũ các, rau nhiều chất xơ, cá nước ngọt,...
- Tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C
- Kiêng thực phẩm đạm: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.
- Kiêng thực phẩm chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và chất kích thích.
Tập thể dục thường xuyên
Đây là phương pháp đơn giản giúp bạn nâng cao sức khoẻ nói chung và hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh gout nói riêng.Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động với các môn thể thao phù hợp với thể trạng như bơi lội, đi bộ, cầu lông, yoga,... giúp xương khớp cứng cáp, từ đó giảm sự kết tủa muối urat trên khớp, bảo tồn khả năng vận động của người bệnh.Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu như: thức khuya, nhịn tiểu và kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi,...
Hy vọng những thông tin về bệnh gout ở trên đã giúp độc giả hiểu hơn về bệnh cũng như biết hướng xử lý khi bệnh xảy ra. Việc điều trị sẽ dễ dàng, đạt hiệu quả tốt hơn nếu được thực hiện sớm, khi bệnh mới bùng phát.
Tham khảo: Phác Đồ Chữa Gout Chuẩn Nhất Theo Bộ Y Tế [Cập Nhật]