Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình hình một số bệnh lý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rằng acid uric cao là bao nhiêu, nếu vượt mức an toàn thì cần làm gì để giảm nồng độ và có nguy hiểm gì hay không. Trong chủ đều hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.
Chỉ số acid uric có ý nghĩa thế nào?
Acid uric có công thức hóa học cấu tạo là một hợp chất của Cacbon, Oxy, Nito, Hydro, gọi là C5H4N4O3. Chỉ số này là dạng chuyển hóa cuối của quá trình Purin biến đổi. Khi Uric kết tủa sẽ ở dạng ion muối và gọi là tinh thể urat.
Uric sẽ hình thành trong 2 trường hợp như sau:
- Sản sinh từ chính nhân các tế bào đã chết trong cơ thể.
- Xuất phát từ các thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày nếu có chứa hàm lượng nhân purin cao.
Thông thường, acid uric sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua hoạt động ở hệ thống bài tiết, cụ thể là thận. Tuy nhiên, quá trình này sẽ bị gián đoạn nếu chúng ta thường xuyên sử dụng thức uống có cồn như bia, rượu, hay các nguồn thực phẩm có lượng đạm quá cao. Khi acid uric bị tích tụ nhiều trong máu sẽ dễ lắng đọng và hình thành muối urat.
Hiện nay, y học hiện đại sử dụng chỉ số uric để đánh giá tình trạng sức khỏe của các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, bệnh gout có nguyên nhân xuất phát chính từ uric hay tinh thể muối urat. Khi uric chưa có sự tăng vọt gây ra các biểu hiện bệnh lý cụ thể, các chuyên gia gọi đó là tình trạng tăng acid uric máu. Nhưng nếu nồng độ ngày càng cao dẫn tới các tinh thể muối urat xuất hiện tại khớp xương, gây ra đau nhức, sưng tấy và viêm thì lúc này người bệnh đã mắc gout.
Không chỉ làm khởi phát bệnh gout, acid uric tăng cao còn tăng nguy cơ bị suy thận, sỏi thận và bệnh liên quan tới tim mạch. Nếu bị gout cấp, các biểu hiện sẽ bùng phát mạnh và liên tiếp khiến bệnh nhân vô cùng đau nhức, khó chịu.
Nhận Biết: Bệnh Gút Thường Đau Ở Đâu? – Dấu Hiệu Nhận Biết Từ Sớm
Chuyên gia giải đáp acid uric bao nhiêu là cao?
Về cơ bản, bạn đọc đã nắm bắt được định nghĩa về chỉ số acid uric, đồng thời cũng biết được rằng khi nồng độ của uric quá cao sẽ gây ra tình trạng gì. Tuy nhiên, ở mức độ bao nhiêu thì acid uric được coi là cao?
Thực tế, các chuyên gia cho biết, acid uric sẽ phân chia thành 3 mức độ gồm: Thấp, bình thường và cao. Trong đó, hai trường hợp là thấp và cao đều gây bất lợi cho sức khỏe.
Nồng độ acid uric thấp
Nhiều người nghĩ rằng chỉ số acid uric trong cơ thể nếu thấp sẽ là tốt nhất. Tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi uric nếu quá thấp sẽ có khả năng gây ra các biểu hiện sức khỏe không tốt như sau:
- Bị hạ nồng độ kali ở trong máu đột ngột.
- Hạ đường huyết.
- Mắc hội chứng Fanconi hay còn gọi là đau nhức xương khớp.
- Mắc hội chứng SIADH tức là bị hạ natri trong máu và tiểu nhiều.
Các bác sĩ cho biết, nồng độ acid uric bị hạ thấp chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biểu hiện trên. Cụ thể, khi chỉ số acid uric trong máu đo được dưới mức 6.0mg/dl sẽ thuộc vào mức thấp. Để cải thiện nồng độ về mức bình thường sẽ cần kết hợp điều trị và dùng thuốc theo toa.
Mức độ bình thường
Nồng độ acid uric của những người sức khỏe bình thường sẽ thường nằm trong khoảng từ 6.0 – 7.0mg/dl. Lúc này, tỷ lệ acid uric được sản sinh ra và lượng uric đào thải ra ngoài sẽ có sự cân bằng. Do vậy chúng ta cũng sẽ không gặp phải các dấu hiệu sức khỏe bất thường gây ra bởi uric.
Nồng độ acid uric bao nhiêu là cao?
Để biết uric có đang cao hay không sẽ cần phụ thuộc vào yếu tố bạn là nam hay nữ giới. Cụ thể như sau:
- Với nữ giới: Lượng acid uric ở trong máu nếu vượt mức 4.0 ± 1mg/dl sẽ được coi là nồng độ cao.
- Với nam giới: Khi nồng độ acid uric ở nam giới nằm trên mức 5.1 ± 1mg/dl sẽ được nhận định là cao.
Xem thêm thông tin: người bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Top các thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn
Acid uric tăng cao do những nguyên nhân nào?
Do đâu acid uric trong cơ thể tăng cao? Theo lý giải từ các chuyên gia, có không ít yếu tố tác động tới chỉ số này, nhưng chủ yếu nhất vẫn là:
Acid uric tăng cao do di truyền
Đã có không ít trường hợp trên thế giới có vấn đề về việc chuyển hóa purin dẫn tới tình trạng gia tăng lượng acid uric trong máu. Cụ thể, khoa học đặt tên là hội chứng rối loạn tái tạo purine – Lesch-Nyhan.
Hội chứng này xảy ra bởi sự thiếu hụt các Hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase (HPRT). Khi HRPT bị thiếu hụt, quá trình tái tạo các guanine và Hypoxanthine sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và trở thành dạng rối loạn di truyền lặn các liên kết nhiễm sắc thể X tương đối hiếm gặp. Các purin trong máu sẽ nhanh chóng thoái hóa và chuyển hóa thành dạng acid uric gây ra bệnh gout.
Chế độ ăn uống
Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc ăn uống sai cách, sử dụng các thực phẩm gây hại, có chứa lượng nhân purin cao đều là nguyên nhân dẫn tới gia tăng nồng độ acid uric. Cụ thể, khi cơ thể phải tiếp nhận lượng lớn nhân purin, chúng sẽ kích thích quá trình chuyển hóa trong máu và biến đổi thành các acid uric. Nếu không đào thải kịp thời, việc xuất hiện các tinh thể muối urat ở khớp xương là điều không thể tránh khỏi.
Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, hiện nay có rất nhiều hướng dẫn về cách sử dụng thực phẩm sao cho đảm bảo nguồn dinh dưỡng và không gây ảnh hưởng tới chỉ số acid uric. Bạn cần lưu ý khi dùng các loại: Nội tạng động vật, cá cơm, nấm men, đậu Hà Lan, rượu, bia, thịt đỏ. Tránh dùng quá nhiều sẽ khiến lượng purin nạp vào cơ thể quá cao.
Giải Đáp Thắc Mắc: Bệnh Gút Có Ăn Trứng Được Không, Ăn Trứng Có Khiến Acid Uric Tăng Cao Không?
Suy giảm hệ bài tiết
Khi chức năng ở hệ bài tiết không thể hoạt động tốt như ban đầu, acid uric trong cơ thể sẽ khó để đào thải ra bên ngoài. Bởi uric có tới 80% được đẩy qua đường nước tiểu, nếu tích tụ trong cơ thể lâu dài sẽ hình thành nên các tinh thể muối.
Ngoài những yếu tố trên, acid uric có thể tăng cao bởi tình trạng béo phì, dùng các loại thuốc trị bệnh tim mạch, đường huyết tăng cao, phơi nhiễm thuốc trừ sâu hoặc chì, bị suy giáp. Để biết nguyên nhân cụ thể, bệnh nhân nên tới bệnh viện và tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể.
Đừng Bỏ Lỡ: Ăn gì, kiêng gì để giảm nồng độ Acid Uric, giảm đau gout?
Uric tăng cao có nguy hiểm gì không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu vấn đề acid uric bao nhiêu là cao. Theo đó, ở trạng thái bình thường, acid uric sẽ không gây hại cho cơ thể vì chúng cũng như những chất khác được cơ thể đào thải ra bên ngoài một cách dễ dàng sau khi trải qua quá trình chuyển hóa. Nhưng nếu mất kiểm soát, hàm lượng uric tăng cao sẽ là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động của thận. Cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để có thể đào thải hết uric, làm việc quá tải trong khi nồng độ không giảm nhiều. Khi này, chúng tồn lại và dần hình thành nên các muối urat khiến cho bệnh nhân bị bệnh về xương khớp, tim mạch, thận tổn thương.
Có thể nhận định rằng, acid uric tăng cao sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, cụ thể là:
- Mắc bệnh Gout: Gout chính là bệnh lý thường gặp nhất ở những người bị dư thừa acid uric. Chứng bệnh này hình thành khi các tinh thể muối urat xuất hiện tại khớp xương, chủ yếu là khớp ở bàn chân khiến cho việc đi lại bị cản trở. Chân hình thành các cục u sưng, viêm tấy, đỏ và đau nhức rất khó chịu. Khi tình trạng kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ kéo theo bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp.
- Bệnh sỏi thận: Uric khi tích tụ lại trong cơ thể hoàn toàn có thể hình thành nên các viên sỏi trong thận. Đây cũng là bệnh khá thường gặp và ngày càng có tỷ lệ gia tăng ở Việt Nam.
- Đái tháo đường: Có thể bạn chưa biết, insulin sẽ không thể dung nạp vào cơ thể khi acid uric ở trong máu tăng cao. Lúc này, lượng đường từ thức ăn hàng ngày sẽ bị tồn đọng một chỗ, các tế bào ở những khu vực khác trong cơ thể không thể tiếp nhận và chuyển thành bệnh đái tháo đường.
- Nguy cơ đột quỵ cao hơn: Đột quỵ là tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và có sự liên quan với nồng độ acid uric. Nguyên do là bởi uric quá nhiều gây co các tế bào nội mạc mạch máu, máu không thể lưu thông kịp thời gây ra đột quỵ.
- Gây ra bệnh di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chuyển hóa purin khi xảy ra các bất thường sẽ làm tăng nguy cơ hình thành nên các sắc thể X đột biến. Khi đó, đời con cái sẽ dễ bị các chứng bệnh di truyền như Gipke, Lesch-Nylan.
Có thể bạn quan tâm: chữa bệnh gút bằng lá lốt hiệu quả, dễ áp dụng ngay tại nhà
Các cách hạ nồng độ acid uric an toàn nhất hiện nay
Khi phát hiện hàm lượng uric trong máu cao hơn so với bình thường, bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị để đảm bảo sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều cách được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng. Sau đây là các phương pháp cụ thể cho bạn tham khảo:
Bổ sung nhiều nước
Bình thường, cơ thể chúng ta cần được cung cấp 2 lít nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động bài tiết, chuyển hóa chất cũng như tạo độ ẩm cho làn da. Bên cạnh đó, khi cơ thể vận động thể thao sẽ mất đi lượng nước lớn, lúc này bổ sung nước kịp thời sẽ giúp chúng ta ngăn chặn kết tủa acid uric.
Cùng với nước lọc, các bạn hoàn toàn có thể dùng nước ép từ trái cây tươi, điện giải, sữa tươi không đường hay nước dừa để kết hợp cùng. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng lá vối chữa gút bằng cách uống nước vối tươi/ khô hàng ngày. Đây đều là những loại nước rất tốt cho cơ thể, vừa bù nước vừa bổ sung thêm các dưỡng chất có lợi.
Xây dựng dinh dưỡng hợp lý
Thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày có mối quan hệ mật thiết với nồng độ acid uric. Theo đó, bạn nên chú ý tới việc kết hợp thực phẩm, tránh việc nạp quá nhiều đồ ăn có lượng nhân purin lớn gây bất lợi cho cơ thể. Đặc biệt, những ai từng bị thừa acid uric cần chú ý hơn để không làm nồng độ tăng cao trở lại. Nhờ vậy, sẽ hạn chế được các nguy cơ hình thành bệnh về gout hay tim mạch.
Các bác sĩ cho biết, nên tránh việc lạm dụng các loại nấm, thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu, bia, nấm men,.. Vì các thực phẩm này có lượng nhân purin cao, dễ gây tăng acid uric và hình thành muối urat.
Trong khi đó, cần tích cực sử dụng những nhóm thực phẩm có lợi cho cơ thể, bổ sung các chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và chất xơ. Cụ thể là các loại rau xanh, đặc biệt rau màu xanh đậm, nhóm hạt các loại và hoa quả dồi dào vitamin C.
Khuyến Cáo: Bệnh Gút Kiêng Những Loại Rau Gì Để Giảm Đau, Giảm Triệu Chứng Bệnh
Nếu bạn vẫn chưa biết nên xây dựng chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất, hãy tham khảo thực đơn dành cho người bệnh gút từ chuyên gia dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Tận dụng giấm táo
Khi nhắc đến các phương pháp làm giảm acid uric trong máu, giấm táo là gợi ý bệnh nhân có thể tham khảo. Loại giấm này có chứa lượng axit malic khá dồi dào, giúp thúc đẩy quá trình đào thải uric ra khỏi cơ thể và phá hủy những tinh thể muối urat. Bên cạnh đó, những bệnh nhân đang mắc viêm khớp cũng có thể sử dụng giấm táo sẽ thấy bệnh có những cải thiện khá tích cực. Tuy nhiên, bệnh nhân khi dùng giấm cần lưu ý liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng sẽ gây ra các tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hạ acid uric bằng thuốc Tây
Bên cạnh các phương pháp cải thiện về chế độ ăn uống bên trên, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc sử dụng thuốc. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện để được tiến hành chẩn đoán, làm xét nghiệm cụ thể. Sau khi đã có kết quả, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng dư thừa thực tế cũng như sức khỏe của người bệnh để kê đơn thuốc phù hợp.
Các loại thuốc được dùng phổ phiến nhất vẫn là: Zyloprim, Uloric, Sulfinpyrazone, Krystexxa, Rasburicase,… Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý phải dùng theo đúng đơn kê của các bác sĩ, không tự ý gia tăng liều lượng với mong muốn nhanh chóng đạt kết quả. Ngoài ra, cũng sẽ có một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình uống thuốc như: Bị sốt nhẹ, cơ thể đau nhức mệt mỏi, bị phát ban hay thậm chí là đi tiểu ra máu. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ phụ trách điều trị để có biện pháp khắc phục sớm.
Lưu ý thêm, bệnh nhân để được đưa ra cách điều trị acid uric tăng cao tốt nhất cần tới các bệnh viện uy tín, đáng tin cậy, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Tránh đến các phòng khám không có giấy phép kinh doanh, cơ sở vật chất thiếu thốn và y bác sĩ không có kinh nghiệm để điều trị. Đồng thời không nên tự ý mua các loại thuốc trôi nổi ngoài thị trường để sử dụng sẽ dễ gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí còn làm uric tăng cao hơn.
Mách Bạn: Top 15 Loại Thuốc Điều Trị Bệnh Gout Hiệu Qủa, Được Nhiều Bệnh Nhân Gout Tin Dùng Nhất
Như vậy, qua bài viết giải đáp acid uric bao nhiêu là cao này, mong rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin quan trọng nhất về chỉ số uric cũng như biết được một số biện pháp để hạ nồng độ. Acid uric vốn dĩ không gây hại cho cơ thể khi ở chỉ số bình thường, nhưng nếu để tăng cao hoặc thiếu hụt đều sẽ dễ hình thành nhiều bệnh lý. Do đó, cần có các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, sinh hoạt ăn uống khoa học, lành mạnh. Nếu thấy có triệu chứng bất thường cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ uric và có cách khắc phục kịp thời.
DÀNH CHO BẠN ĐỌC:
- TOP 15 Bệnh Viện Chữa Gout Có Tiếng Nhất Trên Thị Trường
- 7 Loại Thuốc Chữa Bệnh Gout Của Canada Được Nhiều Bệnh Nhân Gout Sử Dụng Nhất Hiện Nay