Nội dung chính

Bất cứ ai bị gout đều sẽ gặp phải những triệu chứng đau nhức vô cùng khó chịu, gây hạn chế khả năng vận động, cơ thể luôn mệt mỏi. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh gout là rất cần thiết, giúp bạn hạn chế những tác động tiêu cực cho sức khỏe một cách tốt nhất. Dưới đây sẽ là hướng dẫn các biện pháp cụ thể.

Một số thông tin tóm lược về bệnh gout

Gout thuộc nhóm bệnh xương khớp phổ biến tại Việt Nam hiện nay, xảy ra khi lượng acid uric trong cơ thể tăng cao và không kịp đào thải ra ngoài, gây tích tụ hình thành các tinh thể urat tại khớp xương. Bệnh gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng, tấy đỏ ở khớp xương, đặc biệt còn có thể kéo theo chứng viêm khớp, thoái hóa khớp. Gout xuất hiện nhiều nhất ở khớp ngón chân cái và sau đó sẽ lan rộng ra các khớp khác nếu không được chữa trị kịp thời.

Hiện nay, những đối tượng bị gout khá đa dạng, không phân già trẻ, trong đó, những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:

  • Người trung niên, cao tuổi, nam giới từ khoảng 45 – 55 tuổi sẽ có tỉ lệ mắc cao hơn phụ nữ.
  • Những người uống quá nhiều bia rượu, uống liên tục trong thời gian dài khiến cơ thể tích tụ độc tố, các chất có hại không được đào thải ra khỏi cơ thể, acid uric bị kích thích tăng cao khiến nguy cơ bị gout khó tránh khỏi.
  • Những người đang có nồng độ acid uric cao nhưng không được áp dụng các biện pháp cải thiện, hoạt động chuyển hóa trong cơ thể cũng xảy ra các rối loạn, trục trặc.
  • Người béo phì, cân nặng vượt quá mức khuyến cáo cũng là đối tượng có khả năng bị bệnh gout khá cao hiện nay.
  • Sử dụng tùy ý các loại thuốc Thiazide, thuốc Aspirin cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh gout.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý nền liên quan tới huyết áp, tim mạch, thận, những người có yếu tố di truyền bệnh lý trong gia đình.
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến từ nội tạng động vật, thịt đỏ, các loại hải sản sẽ dễ làm tăng acid uric.

Tìm Hiểu Thêm: Bệnh Gút Thường Đau Ở Đâu?

Gout xảy ra khi nồng độ acid uric tăng cao dẫn tới hình thành tinh thể muối urat tại khớp xương
Gout xảy ra khi nồng độ acid uric tăng cao dẫn tới hình thành tinh thể muối urat tại khớp xương

Như vậy, có thể thấy rằng không ít trường hợp có nguy cơ mắc gout, theo đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Vậy cần phải làm thế nào?

Gợi ý các biện pháp phòng ngừa bệnh gout

Có khá nhiều phương pháp để chúng ta phòng ngừa bệnh gout, từ cách ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao cho tới vấn đề kiểm soát tinh thần,… Dưới đây sẽ là một số hướng dẫn cụ thể cho bạn tham khảo.

Chế độ ăn uống

Ăn uống có tác động rất nhiều tới xương khớp nói riêng, sức khỏe tổng thể nói chung. Hiện nay, các bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo chúng ta sử dụng thực phẩm một cách lành mạnh, khoa học. Tránh nạp quá nhiều purin vào cơ thể sẽ gây kích thích sản sinh acid uric. Khi đó, hệ thống bài tiết độc tố trong cơ thể bị quá tải sẽ làm bệnh gout khởi phát cùng nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Dưới đây là thực đơn cho người bị bệnh gút được bác sĩ/ chuyên gia khuyên nên tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo tình trạng gout không nặng thêm.

Các thực phẩm nên kiêng: 

  • Nhóm đồ ăn có chứa lượng đạm lớn từ thịt gia cầm, thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, đồng thời đây cũng là những thực phẩm chứa hàm lượng purin khá cao, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây tăng nồng độ acid uric trong cơ thể.
  • Các món ăn chế biến đậm dầu mỡ, nhiều chất béo có hại, đồ ăn đóng hộp đều có không ít chất bảo quản, mỡ động vật, lượng muối và đường đều cao. Để có thể hạn chế tối đa gout cùng nhiều bệnh lý về xương khớp khác, nên hạn chế sử dụng.
  • Hạn chế việc sử dụng rượu, bia, cà phê, các thức uống có cồn khác. Đây là yếu tố hạn chế chuyển hóa các chất trong cơ thể, làm gián đoạn quá trình hấp thu các dinh dưỡng và tăng cường tích tụ các chất độc hại trong thận, gan. Theo đó, acid uric cũng khó đào thải ra ngoài hơn.

Thực phẩm nên dùng:

  • Tăng cường nạp vitamin, đặc biệt là vitamin C thông qua các loại hoa quả, rau củ. Vitamin giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm thiểu độc tố, hạn chế các tác động từ những chất có hại khi bạn ăn uống hàng ngày.
  • Rau xanh rất có lợi cho cơ thể, cung cấp nhiều chất xơ, nước và các dưỡng chất giúp hạ nồng độ acid uric trong cơ thể. Đặc biệt, các loại rau cải bẹ xanh, cần tây, rau bó xôi là gợi ý tuyệt vời bạn không nên bỏ qua.
  • Nên ăn các loại thịt có lượng purin thấp, đảm bảo không gây tác động tới lượng acid uric trong máu. Theo đó, thịt lợn, cá sông, lườn gà đã bỏ da đều khá tốt để sử dụng thường xuyên trong tuần.
  • Các loại tinh bột từ ngũ cốc, khoai, bún, phở cũng thích hợp để dùng, không chỉ cung cấp carbohydrate mà còn giúp cải thiện nồng độ acid uric trong cơ thể khá tốt.
  • Sử dụng dầu mè, dầu lạc, dầu thực vật để chế biến món ăn sẽ tốt hơn thay vì dùng mỡ động vật.
  • Các món ăn ưu tiên chế biến hấp, luộc, hạn chế dầu mỡ tối đa.
Tích cực ăn uống nhiều rau củ quả, sử dụng thịt trắng
Tích cực ăn uống nhiều rau củ quả, sử dụng thịt trắng

Uống đủ nước mỗi ngày

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, uống đủ nước mỗi ngày cũng là phương pháp rất quan trọng. Nước sẽ giúp đẩy acid uric ra khỏi cơ thể tốt hơn. Các chuyên gia cũng cho biết, uống đủ 2 lít nước hàng ngày sẽ giảm thiểu rõ rệt nguy cơ hình thành các tinh thể muối urat, độc tố hạn chế tích tụ trong thận, gan, các chất gây hại được đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu dễ dàng hơn rất nhiều.

Theo đó, bạn hãy uống nước lọc và nếu có thể hãy kết hợp uống cả nước khoáng. Đây cũng là giải pháp rất hữu ích cho những người đang bị gout muốn hạn chế gia tăng acid uric và hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời, không uống nước ngọt, nước hoa quả đóng chai, nước có ga vì chúng không giúp ích cho việc bảo vệ sức khỏe mà còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, để tăng hiệu quả thanh lọc cơ thể, chúng ta hãy thêm vào 1 lát chanh mỏng để uống cùng nước ấm vào buổi sáng. Chanh có chứa nhiều vitamin C và acid giúp kích thích đẩy acid uric ra khỏi cơ thể cũng như giảm đau mỏi khớp xương. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dạ dày, không nên uống nước chanh để hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới dạ dày.

Đừng Bỏ Lỡ: Cách Giảm Đau Gout Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Qủa Tức Thì

Luôn sử dụng các loại thuốc đúng cách

Có thể bạn chưa biết, các loại thuốc điều trị bệnh gút khi không dùng đúng theo chỉ dẫn đều có thể gây ra những ảnh hưởng khá xấu tới sức khỏe và xương khớp. Thực tế,  khi bị đau nhức xương khớp, có không ít người tự ý mua thuốc về dùng tại nhà thay vì tới bệnh viện để kiểm tra thăm khám. Không nắm rõ tình hình sức khỏe và sử dụng thuốc một cách tùy ý là nguyên do gây ra không ít tác dụng phụ.

Đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc chứa thành phần corticosteroid nếu lạm dụng, uống quá liều thường xuyên sẽ khiến cơ thể gặp phải nhiều biểu hiện mệt mỏi, thuốc không hấp thụ hết dẫn tới ngộ độc, các chất gây hại bị kìm hãm đào thải và lắng đọng ngày càng nhiều.

Do đó, bạn cần có hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là: Aspirin, thuốc Corticoid, hay các loại thuốc lợi tiểu, thuốc Levodopa, Isotretinoin, Vitamin Niacin, thuốc chống lao,…. Chỉ dùng theo đúng liều lượng được kê đơn, đặc biệt nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn xử lý kịp thời.

Mới Nhất: Phác Đồ Điều Trị Bệnh Gout Của Bộ Y Tế Năm 2023 

Phòng ngừa bệnh gout bằng cách sử dụng các loại thuốc đúng cách
Phòng ngừa bệnh gout bằng cách sử dụng các loại thuốc đúng cách

Theo dõi sát sao các bệnh lý nền

Chúng ta cần biết rằng, các loại bệnh liên quan tới tim mạch, vấn đề chuyển hóa, huyết áp, bệnh về thận, đái tháo đường đều có những ảnh hưởng rất nhiều tới gout. Khi mắc các bệnh lý này, nguy cơ bị gout sẽ cao hơn so với người bình thường.

Bởi vậy, ngay từ khi phát hiện cơ thể gặp các trục trặc về sức khỏe, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời. Luôn chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân để luôn chủ động kiểm soát được diễn biến của bệnh.

Phòng ngừa bệnh gout – Đảm bảo cân nặng luôn ổn định

Nhiều người không biết rằng, cân nặng cũng tác động rất nhiều tới bệnh về xương khớp, cụ thể là gout. Theo những thống kê thu được, tỉ lệ bệnh nhân mắc gout có yếu tố liên quan tới cân nặng hiện nay khá cao. Bởi các chuyên gia từ lâu đã nhận thấy rằng, khi cân nặng càng lớn, nồng độ acid uric trong cơ thể sẽ càng tăng cao, đặc biệt thừa cân béo phì còn gia tăng áp lực dồn về các khớp xương khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.

Bởi vậy, để phòng ngừa bệnh gout một cách tốt nhất, chúng ta cần chú ý luôn đảm bảo cân nặng ở mức hợp lý, không quá béo nhưng cũng không quá gầy. Điều này sẽ hạn chế tạo áp lực lên các khớp xương cũng như giữ cho sức khỏe luôn ổn định, tránh các bệnh lý máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Tuy vậy, với những người đang bị thừa cân béo phì cũng cần chú ý xây dựng phương pháp giảm cân sao cho phù hợp, tránh việc nhịn ăn, ăn kiêng quá mức khiến cơ thể bị thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất sẽ khiến sức khỏe giảm đột ngột, dễ bị ngất xỉu và ảnh hưởng cả tới chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế tạo áp lực lên khớp xương
Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế tạo áp lực lên khớp xương

Chăm tập luyện các bộ môn thể dục thể thao

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh gout một cách tốt nhất? Các chuyên gia, bác sĩ về xương khớp cho biết, nên tạo dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường khả năng bôi trơn cho các khớp xương, cải thiện độ linh hoạt cũng như giúp nâng cao sức khỏe để ngăn chặn gout và các bệnh về xương khác.

Các bác sĩ cho biết, mỗi ngày chỉ cần tập luyện khoảng từ 15 – 30 phút các bài tập như đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe, tập aerobic, yoga,…. Đây đều là các bộ môn có lợi cho sức khỏe nói chung và đặc biệt là hệ xương khớp. Khi vận động thường xuyên, các dưỡng chất khi cơ thể nạp vào sẽ dễ dàng hấp thu, tế bào mô sụn được tái tạo nhanh chóng, xương tăng sự chắc khỏe một cách rõ rệt. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những người thường tập thể dục thể thao khi đến tuổi già sẽ hạn chế các bệnh lý về xương hơn so với những người còn lại.

Chưa kể, vận động cơ thể còn tăng cường quá trình trao đổi chất, đào thải các độc tố cũng như giải phóng stress, giúp tinh thần chúng ta luôn được phấn chấn, vui vẻ, tuần hoàn máu lưu thông hiệu quả nên da cũng căng sáng, hồng hào hơn.

Đồng thời, bạn cũng cần chú ý tránh tập luyện những bộ môn thể thao quá sức, không phù hợp với tình trạng sức khỏe, những môn có tính gây chấn thương cao.

Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ

Nhiều người chưa biết rằng, bệnh gout cũng giống khá nhiều bệnh lý khác, trải qua các giai đoạn tiến triển từ nhẹ tới nặng. Theo đó, gout thường sẽ có 4 giai đoạn khác nhau, khi ở thời kỳ đầu mới chớm bệnh, gần như chúng ta không thể phát hiện được vì những biểu hiện sưng đau chưa thật sự rõ ràng. Thông thường, bệnh nhân sẽ biết mình mắc gout khi đã chuyển sang giai đoạn 2 và được các bác sĩ thăm khám chẩn đoán.

Vì vậy, để có các biện pháp chăm sóc cơ thể tốt nhất, chúng ta nên thăm khám sức khỏe 2 lần/năm. Qua các xét nghiệm kiểm tra có thể biết được nồng độ acid uric trong cơ thể đang ở khoảng nào, từ đó có cách điều chỉnh kịp thời để gout không khởi phát.

Giải Đáp Chi Tiết Từ Chuyên Gia: Bệnh Gút Có Lây Không? Có Di Truyền Từ Bố Mẹ Sang Con Cái Không?

Nên thăm khám sức khỏe tổng quá định kỳ hàng năm
Nên thăm khám sức khỏe tổng quá định kỳ hàng năm

Giữ trạng thái tinh thần vui vẻ, lạc quan thoải mái

Tinh thần thoải mái, vui vẻ, thái độ sống tích cực luôn là yếu tố giúp chúng ta có sức khỏe ổn định, không chỉ phòng ngừa gout mà còn nhiều bệnh lý khác. Đặc biệt, khi cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó, nếu luôn căng thẳng, stress, cáu giận thường xuyên sẽ kích thích làm bệnh nghiêm trọng hơn, việc điều trị bị giảm hiệu quả không ít. Bên cạnh đó, những ai thường xuyên bị ngủ không ngon giấc, mất ngủ liên tục còn gây cản trở cho việc đào thải độc tố, chuyển hóa chất cũng như làm trì trệ khả năng tự phục hồi của các tế bào.

Vì vậy, bạn cần duy trì cho mình sự lạc quan, vui vẻ, ngủ sớm, dậy sớm, hạn chế những bực tức, căng thẳng. Có thể thư giãn bằng cách xông hơi, tắm thảo dược, nghe nhạc, đọc sách để tinh thần được thư thái.

Làm sao để phòng ngừa bệnh gout từ cấp tính sang mãn tính?

Ngoài những cách phòng ngừa bệnh gout khởi phát, có rất nhiều người cũng quan tâm phương pháp ngăn chặn gout cấp tính sang gout mãn tính. Bởi khi này, các triệu chứng sẽ nặng nề hơn, khớp xương bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí bệnh nhân còn mất khả năng đi lại nếu khớp chân quá đau nhức, sưng to và viêm đỏ. Hơn nữa, giai đoạn mãn tính cũng gây tốn kém không ít chi phí điều trị, gặp nhiều khó khăn và cần thời gian rất dài để hồi phục.

Để có thể ngăn chặn bệnh chuyển biến xấu, bệnh nhân gout cần chú ý tới những điều như sau:

  • Cần tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn chữa trị từ bác sĩ, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, tái khám thường xuyên.
  • Không tự ý mua thuốc ở ngoài về chữa trị, sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên thị trường hay kết hợp nhiều loại thuốc với nhau mà chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.
  • Cần có chế độ ăn uống đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, hạn chế những thực phẩm có hại và tăng cường bổ sung rau củ quả để đảm bảo cơ thể có đủ vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho cơ thể.
  • Nên uống nhiều nước hàng ngày để hỗ trợ thận đào thải acid uric tốt hơn, đồng thời có thể dùng nước khoáng kiềm để kiềm hóa nước tiểu.
  • Hạn chế lao động nặng, vận động quá sức để không làm gia tăng áp lực lên khớp xương.
  • Không để cơ thể nhiễm lạnh, nhúng nước quá lâu hoặc trực tiếp lội bùn đất.
  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vận động phù hợp để cải thiện cơn đau và sức khỏe tổng thể. Yoga sẽ là bộ môn thích hợp nhất cho bạn lúc này.
Vận động nhẹ nhàng để tránh làm gout tiến triển nặng
Vận động nhẹ nhàng để tránh làm gout tiến triển nặng

Như vậy, các cách phòng ngừa bệnh gout không hề khó, chủ yếu là các phương pháp ăn uống, tập luyện hàng ngày. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình tốt hơn.

Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn Đọc:

Câu hỏi liên quan

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa