Gout mãn tính là vua của các loại bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Để hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của gout mạn tính, bạn đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.
Bệnh gout mãn tính là gì?
Gout mạn tính xảy ra sau giai đoạn sau cấp tính. Nói cách khác, đây là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa việc đào thải và sản xuất axit uric kéo dài. Ban đầu là các cơn đau gout cấp với tần suất ít. Sau đó, tần suất gặp phải các cơn đau ngày càng nhiều hơn, cường độ đau dữ dội hơn. Cuối cùng, gout chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, bệnh nhân rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Hơn nữa, nó còn có thể để lại nhiều biến chứng gout nguy hiểm khác.
Bạn đọc cần biết: Acid Cric Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?
Nguyên nhân gây bệnh gout mãn tính
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gout chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.
Người bệnh có tâm lý chủ quan
Nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh gout chuyển sang mãn tính là do tâm lý chủ quan của người bệnh. Do sự thiếu hiểu biết về mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhiều người đã phớt lờ những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Khi bị các cơn đau gout cấp, bệnh nhân không đi kiểm tra ngay. Một số sẽ điều trị không dứt điểm, khi triệu chứng giảm thì ngưng thuốc. Nhìn chung, yếu tố này quyết định đến 50% việc gout chuyển từ cấp tính sang mãn tính.
Phát hiện gout cấp tính muộn
Ở giai đoạn đầu, gout có những triệu chứng lâm sàng giúp dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân sẽ ít các biểu hiện bệnh. Điều đó dẫn đến không phát hiện được gout cấp tính để chữa trị kịp thời. Đó là yếu tố khiến gout nhanh tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
Sử dụng thuốc điều trị gout cấp tính không đúng cách
Dùng thuốc điều trị là điều bắt buộc đối với bệnh nhân gout. Bác sĩ sẽ kê những loại thuốc cần thiết để giảm lượng axit uric trong máu, giảm cơn đau gout. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Điển hình như sử dụng thuốc không đều đặn, sai liều lượng, bỏ dở thuốc… Số khác thường ngưng dùng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm.
Để giảm các cơn đau cấp nhanh chóng, bệnh nhân thường dùng thuốc tây. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên sẽ làm giảm hiệu quả giảm đau. Thậm chí nó sẽ gây tình trạng nhờn thuốc, biến chứng…
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh gout phải cực kỳ khắt khe. Bởi hầu hết các thực phẩm ăn hàng ngày đều tác động đến hàm lượng axit uric trong máu.
Bệnh nhân không kiêng các loại thịt đỏ, rượu bia là đối tượng mắc gout mạn tính đầu tiên. Bởi trong thịt đỏ có chứa purin rất cao. Bên cạnh đó, không ít bệnh nhân kiêng khem quá nhiều thứ, khiến cơ thể thiếu chất, dẫn đến suy nhược. Lúc này cơ thể không đủ năng lượng, sức đề kháng để bảo vệ và duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Mách Bạn: Bệnh Gout Không Nên Ăn Gì?
Triệu chứng bệnh gout mạn tính
Để nhận biết triệu chứng của gout mạn tính, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây.
Tần suất các cơn đau khớp chi
Trong quá trình bệnh tiến triển, gout sẽ có những dấu hiệu nhận biết sắp chuyển qua giai đoạn mãn tính. Đầu tiên là các cơn đau cấp tính đột ngột sẽ tạm thời biến mất. Tuy nhiên, các đợt tấn công gout mới sẽ nhanh chóng xảy ra khi cơ thể bị ứ đọng urat.
Dấu hiệu tiếp theo là các cơn đau khớp xảy đến liên tục và dai dẳng. Tần suất sẽ nhiều và thời gian sẽ lâu hơn so với bệnh gout cấp tính. Ngoài ra, các triệu chứng điển hình của nó sẽ được cập nhật chi tiết ở nội dung tiếp theo.
Bệnh gout mạn tính gây viêm khớp
Khi gout chuyển sang mãn tính, nó sẽ gây nên tình trạng viêm khớp nặng. Cơn đau có thể diễn ra ở nhiều vị trí khớp khác nhau thay vì một đến hai khớp như giai đoạn đầu. Ngón chân, ngón tay, đầu gối, cẳng chân, cẳng tay là vị trí điển hình nhất. Khi bị viêm, các khớp thường sưng đỏ. Để lâu, nó có thể hủy hoại sụn khớp.
Xuất hiện hạt tophi quanh khớp
Hạt tophi là dấu hiệu rõ nhất để khẳng định gout chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nguồn gốc của các hạt này là do quá trình tích lũy muối natri urat trong mô liên kết. Ban đầu, chúng chỉ là các hạt có kích thước nhỏ, nằm quanh khớp.
Tuy nhiên, khi để lâu, urat kết tinh ngày càng nhiều khiến tủa tăng dần kích thước lên. Bệnh nhân quan sát các dấu hiệu sau để nhận biết hạt tophi
- Không đau, hơi cứng cứng, hình tròn, có kích thước to nhỏ khác nhau.
- Hạt tophi nằm dưới lớp da mỏng song vẫn có thể quan sát được chất màu trắng bên trong hạt.
- Các vị trí thường gặp nhiều nhất là vành tai, khuỷu tay, bàn tay, cổ tay, cổ chân…
Theo các bác sĩ, hạt tophi có thể làm biến dạng bàn tay, chân của người bệnh. Nó gây cản trở quá trình vận động nên khiến bệnh nhân khá khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm. Nếu các hạt tophi vỡ ra, nguy cơ về nhiễm trùng hoại tử là rất lớn.
Xuất hiện sỏi tại thận
Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, kéo dài thì thận phải làm việc tăng cường để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Lúc này, lượng axit uric tập trung tại thận nhiều. Điều này không chỉ hình thành hạt tophi mà còn tạo sỏi trong thận. Khi sỏi kích thước bé sẽ chưa biểu hiện thành triệu chứng. Tuy nhiên, khi sỏi to dần, chúng sẽ gây ra các cơn đau thắt ở bụng, tiểu buốt…
Khi thận bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Ví dụ như tim mạch, tổn thương gan, hệ tuần hoàn… Nó không chỉ nguy hiểm đến tính mạng mà còn giảm chất lượng cuộc sống.
Cách điều trị gout mãn tính hiệu quả
Dưới đây là một số cách điều trị gout hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp cho bạn đọc:
Chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý
Với gout mãn tính, bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ ăn tương tự gout cấp. Đó là :
- Giảm lượng thịt cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật.
- Bệnh nhân gout nên ăn trứng, sữa, rau xanh và hoa quả giàu vitamin C.
- Hạn chế rượu bia, đồ uống, các chất kích thích trong bữa ăn hàng ngày.
Giải Đáp Thắc Mắc: Bệnh Gout Có Được Ăn Cá Không?
Áp dụng các mẹo dân gian chữa gout hiệu quả
Các mẹo dân gian không chỉ có hiệu quả đối với gout cấp mà còn có tác dụng với mạn tính. Chữa gout bằng lá tía tô, lá lốt, gừng tươi, sói rừng là những loại thuốc điển hình. Cách áp dụng đơn giản nhất của bài thuốc này như sau:
- Rửa sạch lá để loại bỏ bụi bẩn
- Cho vào nồi một lượng nước vừa đủ ngập lá rồi đun sôi
- Chắt lấy phần nước, để nguội rồi uống hàng ngày
Tuy nhiên, các mẹo dân gian này để có hiệu quả tốt cần phải sử dụng kiên trì.
Dùng thuốc Tây chữa gout mạn tính
Cơ chế chữa gout mạn tính của thuốc Tây là giảm axit uric máu và chống viêm. Ở giai đoạn này, các khớp chi, thận đã bị tổn thương rất nhiều. Vì thế việc chống viêm giúp hạn chế những biến chứng của bệnh gout nguy hiểm về sau.
Điển hình như chống viêm khớp, sụn khớp giúp ngừa biến chứng hoại tử khớp. Thuốc chống viêm và giảm axit có thể sử dụng kết hợp với nhau. Mục đích giảm lượng axit trong máu là 6 mg/dl trong trường hợp gout mạn tính có tophi.
Thuốc Đông y chữa gout mãn tính hiệu quả lâu dài
Chữa bệnh gút bằng Đông Y kết hợp Tây y giúp tăng hiệu quả điều trị gout cấp và mãn tính. Chúng mang lại những chuyển biến tích cực, giảm triệu chứng bệnh một cách rõ rết. Các bài thuốc đông y truyền thống thường đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng vị thuốc. Cho nên khá nhiều bệnh nhân đã từ bỏ việc dùng Đông y điều trị gout. Ngày nay, các đơn vị sản xuất thuốc đã bào chế ra nhiều công thức viên nang sẵn giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn có thể cân nhắc để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng và cơ địa của mình.
Trên đây là những thông tin về bệnh gout mãn tính mà chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc. Khi áp dụng các phương pháp trên, chắc chắn bệnh gout của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi giải đáp chi tiết.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Điểm danh 15+ loại thuốc gout hiệu quả nhất hiện nay
- Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì tốt nhất