Tổng Hợp Biến Chứng Của Gout Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất
Gout là một trong những bệnh về xương khớp nguy hiểm, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy bạn đã biết những biến chứng của bệnh gout có nguy hiểm hay không chưa? Làm thế nào để hạn chế những biến chứng nguy hiểm đó? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Các biến chứng gout bạn nên biết
Bệnh gout là bệnh liên quan đến khớp, sinh ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin. Từ đó làm tăng hàm lượng acid uric trong máu. Nó được xếp vào nhóm bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh Nhân Gout Phải Biết: Chỉ Số Acid Uric Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm
Biến chứng của gout – tổn thương thận
Theo thống kê, có tới 20% bệnh nhân gout có dấu hiệu tổn thương thận. Trong đó viêm cầu thận và viêm khe thận là hai loại phổ biến nhất. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao, thận phải làm việc với công suất lớn hơn để đào thải chúng qua đường tiết niệu. Mặt khác, các tinh thể muối urat có khả năng lắng đọng trong thận nhiều hơn, gây sỏi thận. Về lâu dài, nó sẽ làm giảm chức năng thận, gây suy thận, ứ nước, ứ mủ.
Biến chứng viêm khớp của gout
Đây là một trong các biến chứng của gout phổ biến nhất do nó tác động trực tiếp đến khớp. Nếu để tình trạng viêm khớp kéo dài dễ dẫn đến các sụn khớp, đầu xương bị hủy hoại, Đồng thời, nó có thể gây biến dạng khớp giai đoạn mãn tính. Ngoài ra, ở giai đoạn mãn tính còn xuất hiện nhiều hạt tophi gây chèn ép mạch máu, thần kinh.
Bệnh gout gây tai biến nguy hiểm
Tai biến là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gout. Sự kết lắng tinh thể muối urat là nguyên nhân gây viêm cơ tim, màng trong tim, van tim, tắc nghẽn mạch máu. Nguy hiểm hơn là biến chứng nặng, dẫn đến bị liệt toàn bộ cơ thể khiến bệnh nhân không thể vận động.
Các biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh gout
Để hạn chế các biến chứng của gout, bệnh nhân có thể tham khảo các biện pháp sau đây:
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng đầu tiên mà bệnh nhân bị gout phải đặc biệt lưu ý. Hãy hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm thịt đỏ, nội tạng, hải sản… Nói không với rượu bia, nước uống có gas. Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể. Đừng quên bổ sung 2 -3 lít nước mỗi ngày để thận lọc máu tốt hơn.
Chế Độ Dinh Dưỡng Từ Chuyên Gia: Bị Gút Kiêng Ăn Những Gì?
Chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc ăn uống điều độ thì xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp là điều cần thiết để phòng tránh các biến chứng của gout. Người bệnh nên hạn chế lao động nặng, làm việc quá sức để không ảnh hưởng đến sụn khớp. Đồng thời, áp dụng các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để khớp được vận động. Ngoài ra, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học để cải thiện tình trạng của bệnh.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nhiều người thường nhầm lẫn gout với các bệnh xương khớp thông thường. Từ đó, tự ý mua thuốc về điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Một số bệnh nhân khác thì tự mua thuốc đào thải acid uric để bệnh khỏi “nhanh thần tốc”.
Đó là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người mắc phải. Khi có dấu hiệu của bệnh gout, hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh các biến chứng đáng tiếc. Ngoài các biện pháp trên, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm gout. Từ đó có các giải pháp can thiệp, chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem Ngay: Top 15 Bệnh Viện Chuyên Trị Bệnh Gout Hiệu Qủa, Uy Tín Nhất.
Biến chứng của gout là vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bệnh nhân gout không nên chủ quan trong điều trị và chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc đừng ngại để lại bình luận bên dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp, tư vấn. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận được nhiều tin tức thú vị mỗi ngày.
Thông tin liên quan:
- Cách Chữa Bệnh Gout Bằng Lá Tía Tô Đơn Giản Ngay Tại Nhà
- Chữa bệnh Gout Bằng Qủa Dừa Ai Cũng Làm Được
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!