Nội dung chính

Thịt gà là nguồn thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam, được chế biến với rất nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn khác nhau. Mặc dù có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mọi người nhưng liệu người bị bệnh gout có ăn được thịt gà không? Để giải đáp chi tiết cho câu hỏi này, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi các thông tin quan trọng được chia sẻ dưới đây.

Chuyên gia giải đáp bệnh gout có ăn được thịt gà không?

Trong số các loại thịt, thịt gà thuộc nhóm được sử dụng rất phổ biến, là món ăn yêu thích của đông đảo người Việt Nam. Nhưng có khá nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng liệu đang bị bệnh gout có ăn được thịt gà không? Vì đây là bệnh lý cần kiêng cử ăn uống rất nghiêm ngặt để có thể phục hồi sức khỏe xương khớp.

Bệnh gout có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là có
Bệnh gout có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là có

Theo đó, các chuyên gia chia sẻ rằng, những người bị bệnh gout hoàn toàn có thể ăn thịt gà. Nhưng khi ăn uống cần lưu ý về lượng cũng như phương pháp chế biến món ăn để đảm bảo an toàn tối đa. Mặc dù thịt gà thuộc nhóm thịt trắng nhưng lại có lượng nhân purin ở mức trung bình, tức là trong mỗi 100g thịt gà sẽ có khoảng 160mg purin.

Về thành phần dinh dưỡng, thịt gà được các chuyên gia đánh giá cao bởi chúng có hàm lượng dồi dào các protein, không có tinh bột, ít natri và đường. Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm này còn cung cấp cả selen, phốt pho và vitamin nhóm B cho cơ thể luôn duy trì ổn định quá trình trao đổi chất, bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Ngoài Thịt Gà, Người Bệnh Gout Nên Ăn Thịt Gì Để Tránh Tình Trạng Viêm, Sưng Khớp

Qua một số nghiên cứu đo lượng, trong mỗi 85g ức gà đã loại bỏ xương và da sẽ có lượng dinh dưỡng cụ thể là: 9 – 100mg purin, 128 calo, 44mg natri, 2.7g chất béo, 26g chất đạm, không chất xơ và đường.

Protein trong thịt gà có nhiều nhưng không phải là protein gây hại cho người bị gout. Ngược lại còn rất tốt cho những ai đang tập gym, người cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, người muốn giảm béo. Do đó, thịt gà rất tốt để sử dụng cho những bệnh nhân gout, đặc biệt là khi bạn đang có cân nặng vượt mức an toàn, cần giảm cân để hạn chế áp lực dồn lên khớp xương.

Đồng thời, khi chia sẻ về vấn đề bệnh gout có ăn được thịt gà không, các bác sĩ cũng cho biết, bệnh nhân cần chú ý tới liều lượng thịt gà sử dụng để chắc chắn rằng không làm tăng lượng nhân purin nạp vào cơ thể, khiến gia tăng khả năng sản sinh acid uric, giảm hiệu quả thuốc chữa gout mà bạn đang sử dụng.  Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn thịt gà 3 lần, mỗi lần không tiêu thụ quá 85g thịt và nên ưu tiên chế biến hạn chế dầu mỡ động vật hoặc các gia vị kích thích một cách tối đa.

BẠN ĐÃ BIẾT: Acid Uric Bao Nhiêu Là Gout Và Những Lưu Ý Trong Việc Kiểm Soát Acid Uric

Nên dùng bộ phận nào của gà để chế biến?

Mặc dù bệnh nhân gout có thể ăn thịt gà, nhưng không có nghĩa rằng bạn có thể ăn phần thịt ở mọi vị trí. Theo đó, thịt gà ở các bộ phận sẽ có sự chênh lệch rõ ràng về hàm lượng nhân purin. Do vậy, bạn nên nắm rõ thông tin này để có cách sử dụng đúng nhất, đảm bảo không làm bệnh có diễn biến xấu đi.

Các chuyên gia cho biết, cần tránh sử dụng phần nội tạng của gà, mỡ hoặc là da vì đây là những nơi có nhân purin cao, cùng với đó là nhiều chất béo không tốt cho cơ thể.

Bệnh nhân nên ăn phần thịt đùi gà để hạn chế purin
Bệnh nhân nên ăn phần thịt đùi gà để hạn chế purin

Theo thống kê thu được, chỉ số nhân purin của thịt gà tại các bộ phần là:

  • Chân và đùi gà: 122.9 mg.
  • Ức gà không da: 141 mg.
  • Thịt đùi trên: 68.8 mg.
  • Cánh gà: 137.5 mg.
  • Gan gà: 300 mg.

Do vậy, bệnh nhân gout nên ưu tiên ăn phần chân và đùi gà, thịt đùi trên. Loại bỏ thịt ức, cánh, da, nội tạng gà.

Gợi ý các món ăn ngon từ thịt gà

Bên cạnh việc quan tâm bệnh gout có ăn được thịt gà không, các bạn cũng nên chú ý tới cách chế biến thịt gà để không làm gia tăng lượng nhân purin gây hại cho sức khỏe. Qua nghiên cứu tìm hiểu, chúng tôi đã tổng hợp được một số công thức chế biến khá hấp dẫn và an toàn cho người bệnh gout như sau:

Món gà hấp hành

Gà hấp hành không chỉ thích hợp cho người bệnh gout mà còn có thể sử dụng cho tất cả các thành viên trong nhà. Món ăn này có cách chế biến đơn giản, hương vị hấp dẫn, lạ miệng và khá tốn cơm.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 con gà ta, 250g hành lá, 2 củ hành tây, 1 củ gừng, một ít mùi tây.
  • Gà sơ chế sạch sẽ và để nguyên con.
  • Hành lá rửa sạch hết tạp chất rồi thái thành các khúc ngắn. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và thái múi cau vừa ăn.
  • Mùi tây nhặt và cắt khúc ngắn.
  • Tẩm hết các nguyên liệu đã chuẩn bị cùng với gia vị vào gà, để trong khoảng 20 phút rồi đem đi hấp.
  • Hấp gà khoảng 15 phút, sau đó vẫn đậy kín nắp nồi và để trong khoảng 10 phút cho thịt gà chín mềm là có thể sử dụng.
Gà hấp hành là lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân
Gà hấp hành là lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân

Gà luộc

Trong tất cả các món gà, luộc là cách chế biến đơn giản và nhanh gọn nhất. Bạn nên chọn gà ta để luộc sẽ cho ra vị ngọt và thịt chắc hơn, đồng thời cũng hạn chế được các chất béo có hại như gà công nghiệp.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 con gà ta, 1 củ gừng, một ít táo đỏ, muối.
  • Cần sơ chế gà thật sạch, sau khi đã rửa xong, bạn dùng một ít muối trắng để xát đều gà. Cách làm này nhằm giảm bớt mùi tanh cũng như diệt sạch hết các vi khuẩn rất tốt.
  • Dùng 1 nồi lớn, thả gà vào và đổ nước ngập gà. Sau đó đập dập 1 củ gừng và thêm vào táo đỏ để luộc cho gà chín đều.
  • Khi gà chín, vớt ra cho ráo nước, đợi nguội hẳn sẽ chặt thành các miếng vừa ăn.

Bệnh Nhân Gút Cần Biết: Bệnh Gút Có Ăn Được Trứng Không?

Món gà kho gừng

Gà kho gừng cũng là món ăn vô cùng quen thuộc, đặc biệt được yêu thích sử dụng vào những ngày thời tiết se lạnh. Món ăn này sẽ giúp người bệnh gout có thể cải thiện cơn đau, sưng viêm nhờ gia vị gừng khá hiệu quả.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 100g thịt gà, gừng, hành, gia vị.
  • Gà rửa sạch, chia miếng nhỏ vừa ăn và ướp cùng một ít mắm muối.
  • Gừng rửa sạch, không cần cạo vỏ, bạn thái gừng thành từng chỉ nhỏ.
  • Phi thơm hành với dầu oliu, cho gừng và và hành băm nhỏ vào đảo đều cho thơm.
  • Tiếp tục thêm thịt gà vào và xào cho thịt săn lại, thêm một chút nước và khi tiếp trong khoảng 5 phút cho thịt chín mềm là được.

THÔNG TIN TỪ BÁO VTC: Đối phó với bệnh Gout lâu năm nhờ bài thuốc Gout Đỗ Minh 150 năm tuổi

Gà kho gừng còn có thể giúp người bệnh giảm cơn sưng đau
Gà kho gừng còn có thể giúp người bệnh giảm cơn sưng đau

Gà xào váng đậu

Món ăn tiếp theo bệnh nhân gout có thể tham khảo đó là gà xào váng đậu. Món ăn này không có chứa nhiều chất béo, ngược lại còn rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Cách chế biến gà xào này cũng tương đối đơn giản.

Cách chế biến:

  • Bạn chuẩn bị 100g thịt gà, 100g váng đậu, hành, gừng.
  • Thịt gà rửa sạch và thái thành các miếng vừa ăn, ướp với một chút gừng, gia vị mắm muối.
  • Váng đậu ngâm nước cho nở đều rồi xé nhỏ.
  • Phi hành với dầu oliu cho vàng thơm, tiếp tục thêm thịt gà vào xào săn.
  • Khi gà chín, bỏ váng đậu vào đảo đều cho chín, gia giảm gia vị và cho ra đĩa.

Món nộm gà xé phay

Nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị với các món gà đa dạng hơn thì nộm gà xé rất thích hợp để sử dụng. Thịt gà kết hợp với các loại rau củ vừa dễ ăn, vừa không làm tăng hàm lượng nhân purin và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ tuyệt vời.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị thịt gà, cà rốt, dưa chuột, một số loại rau thơm, gia vị mắm, lạc rang.
  • Thịt gà sơ chế sạch sẽ, đem hấp hoặc luộc với một chút muối. Sau đó xé thành sợi nhỏ, lưu ý không dùng phần da.
  • Tiếp theo thái sợi dưa chuột, cà rốt, rau thơm thái nhỏ, lạc rang sẽ giã vụn.
  • Bạn trộn thịt gà với các nguyên liệu còn lại, thêm vào mắm, một ít nước lọc và trộn đều, để khoảng 10 phút cho gia vị ngấm là có thể ăn.
Có thể tham khảo món nộm gà
Có thể tham khảo món nộm gà

Món gà rang cho người bị gout

Với thịt gà rang, chúng ta cũng lựa chọn phần thịt đùi trên và chân gà để sử dụng. Mỗi tuần bệnh nhân có thể ăn từ 2 đến 3 lần, ăn kèm cơm rất ngon và cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe xương khớp.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 3 – 4 phần thịt đùi gà trên, chân gà, gừng, tỏi, hành và các gia vị.
  • Thịt gà sơ chế sạch sẽ, chặt thành các miếng nhỏ rồi tẩm ướp với mắm, gừng thái chỉ, hành tỏi băm nhỏ, hạt nêm và một chút dầu oliu.
  • Sau khi ướp được 10 phút, cho thịt gà lên bếp để rang đều, có thể thắng một chút đường làm nước hàng giúp món ăn có màu sắc bắt mắt hơn.
  • Khi thịt bắt đầu sôi, vặn nhỏ lửa, thi thoảng đảo đều đợi đến khi gà chín thì tắt bếp.

Chuyên Gia Dinh Dưỡng Chia Sẻ: Người Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Đậu Phụ Không?

Món cháo gà

Nếu bạn yêu thích các món cháo, hãy thử ngay cháo gà thơm ngon, dễ ăn và còn có công dụng cân bằng lại hàm lượng acid uric ở trong máu nhờ tinh bột. Do đó, nếu bạn muốn ăn thịt gà nhưng đã chán các món luộc, rang, cháo gà chính là gợi ý không nên bỏ qua.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 con gà ta, gừng, nước mắm, hạt nêm và hành lá.
  • Gà rửa sạch, luộc cùng chút muối sau đó xé nhỏ phần thịt, lưu ý không lấy da và chỉ dùng thịt đùi, chân.
  • Không dùng nước luộc gà để nấu cháo, thay vào đó bạn có thể dùng nước luộc thịt heo, cho 1 nắm gạo nhỏ và ninh cho chín nhừ.
  • Tiếp theo, phi thơm hành và cho thịt gà vào xào săn, thêm các gia vị mắm muối, rồi cho vào cháo ninh thêm 10 phút.
  • Khi ăn, có thể thêm một chút hành lá thái nhỏ để món ăn thơm hơn.
Cháo gà thơm ngon và rất bổ dưỡng
Cháo gà thơm ngon và rất bổ dưỡng

Món gỏi gà bắp cải

Có thể bạn chưa biết gà hoàn toàn có thể dùng chung với bắp cải. Đây là loại rau có nhiều vitamin, lượng nhân purin rất thấp trong khi có dồi dào chất xơ. Để thay đổi khẩu vị cho đỡ ngán, người bệnh hãy kết hợp thịt gà với bắp cải thành món gỏi cực ngon cho cả gia đình.

Cách chế biến:

  • Thịt gà chuẩn bị 2 – 3 phần thịt đùi, bắp cải, rau thơm, lạc rang, mắm, muối.
  • Thịt gà luộc hoặc hấp chín, sau đó xé sợi nhỏ.
  • Bắp cải rửa sạch, thái sợi và ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Trộn thịt gà với bắp cải, thêm mắm và rau thơm, bóp cho đều để ngấm gia vị. Sau 10 phút là có thể ăn được, khi bày ra đĩa rắc thêm lạc rang.

Các lưu ý quan trọng khi người bị gout ăn thịt gà

Cũng tương tự như các loại thực phẩm khác, khi người bệnh có nhu cầu sử dụng cần phải chú ý về cách chế biến, liều lượng cũng như kết hợp khoa học với những loại thức ăn khác. Cụ thể bệnh nhân gout lưu ý những điều sau đây:

  • Khi ăn gà, hạn chế việc chế biến bằng dầu mỡ động vật, nên ưu tiên dầu thực vật, dầu oliu để không làm tăng hàm lượng nhân purin.
  • Không ăn da gà dù ở dạng chế biến nào, vì đây là phần có chứa rất nhiều các chất béo có hại, sẽ kích thích làm tăng nồng độ acid uric và khiến bệnh gout ngày càng nặng hơn.
  • Khi đang trong đợt gout cấp bùng phát, bệnh nhân không ăn bất cứ món ăn nào chế biến từ thịt gà dù phần thịt đó là bộ phận có chứa ít nhân purin.
  • Nên ưu tiên lựa chọn gà ta, gà tươi thay vì đã bảo quản đông lạnh.
  • Khi ăn gà, hãy kết hợp thêm các loại rau củ quả khác để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ. Vừa giúp hạ acid uric, vừa tăng cường chức năng tiêu hóa và chuyển hóa các chất béo một cách tốt hơn.
  • Bên cạnh đó, không nên ăn thịt gà kèm với các loại hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật vì chúng chứa rất nhiều purin sẽ khiến acid uric trong cơ thể tăng cao, làm ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị.
  • Tích cực sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe xương khớp, ăn nhiều hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể đào thải acid uric tốt hơn

Theo các chuyên gia, dinh dưỡng là một phần không thể thiếu góp phần mang lại hiệu quả điều trị. Vì thế, thực đơn cho người bị bệnh gout cần được kiểm soát chặt chẽ và nghiêm túc thực hiện. 

Qua bài viết này, bạn đọc đã có câu trả lời chi tiết cho vấn đề bệnh gout có ăn được thịt gà không. Đồng thời, các bạn cũng nên lưu ý các hướng dẫn ăn thịt gà sao cho đúng cách, kết hợp thực phẩm sử dụng hàng ngày hợp lý để bệnh có thể thuyên giảm, cải thiện một cách tốt nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Câu hỏi liên quan

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Bị gout uống bia được không, có gây hại gì cho cơ thể? Bia vốn là đồ uống rất được yêu thích bởi cả nam giới và nữ giới, đặc biệt vào ngày hè oi...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe