Nội dung chính

Gout là bệnh lý có tỷ lệ người mắc phải ngày càng gia tăng, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận động cũng như kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác. Hiện nay, cùng với các phương pháp chữa trị của Tây y, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa bệnh gout tại nhà được lưu truyền khá rộng rãi, cho hiệu quả tương đối tốt và an toàn.

Chia sẻ 20+ cách chữa bệnh gout tại nhà cho hiệu quả cao

Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc gout khá cao, bệnh thường có các diễn biến phức tạp, dễ để lại nhiều di chứng khi không được chữa trị đúng cách. Khi nồng độ axit uric trong cơ thể ngày một tăng cao, các tinh thể muối urat lắng đọng nhiều ở khớp xương sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn, bệnh nhân đau nhức vô cùng khó chịu.

Chúng ta có rất nhiều phác đồ điều trị gút chuẩn Bộ Y Tế khác nhau, vận dụng kết hợp thuốc Tây và các bài thuốc dân gian cùng cách ăn uống phù hợp sẽ giúp thuyên giảm rõ rệt.

Sau đây sẽ là những cách chữa bệnh gout tại nhà được nhiều bệnh nhân áp dụng nhất hiện nay.

1. Sử dụng đậu xanh

Vì sao đậu xanh có thể sử dụng như một cách chữa bệnh gout tại nhà? Theo đánh giá từ các chuyên gia, đậu xanh là nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột và chất xơ cao. Trong đó, chất xơ là thành phần hỗ trợ cơ thể tích tụ các tinh thể muối urat, hạn chế sản sinh thêm acid uric và làm cản trở quá trình cơ thể hấp thụ đạm. Đối với tinh bột, đây là loại tinh bột ít béo, khi nạp vào cơ thể sẽ giảm khả năng chuyển hóa sang chất béo, giúp bệnh nhân phòng ngừa các biến chứng của gout, hạn chế mỡ máu và cả tiểu đường.

Bên cạnh đó, chữa bệnh gút bằng đậu xanh còn có thể giảm hiệu quả các biểu hiện bị sưng và viêm ở chân rất hiệu quả.

Về cách sử dụng, bạn có thể tham khảo các công thức dưới đây:

  • Ăn đậu ninh nhừ: Đậu xanh rửa sạch và ngâm nước cho nở hết mức có thể, sau đó bạn cho vào nồi để nấu cho tới khi hạt đậu đã chín nhừ. Lưu ý không thêm mắm muối hay bất cứ gia bị nào khác. Cách ăn này nên áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Nước đậu xanh: Bệnh nhân rang đậu cho chín, tránh rang cháy, tiếp đó nấu với khoảng 2 lít nước cùng một ít muối biển. Đợi nước nguội sẽ sử dụng uống như nước lọc bình thường.
  • Cháo đậu: Đậu xanh và gạo tẻ nấu cùng theo tỷ lệ 3:1, không thêm gia vị và ninh nhừ, sau đó ăn thay cho cơm, nên sử dụng thường xuyên để cảm nhận được sự thay đổi rõ nhất.
Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng đậu xanh được ưa chuộng
Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng đậu xanh được ưa chuộng

2. Lá lốt

Trong các bài thuốc trị bệnh về xương khớp của dân gian, lá lốt luôn là nguyên liệu rất quen thuộc, được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng kháng viêm, giảm đau tuyệt vời. Đối với người bị gout, lá lốt cũng phát huy hiệu quả rất tốt, giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi các biểu hiện viêm sưng, phòng chống nhiễm khuẩn và còn hỗ trợ đào thải lượng axit uric đáng kể. Y học cũng đã ghi nhận khả năng cải thiện gout và các chứng bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp,… của lá lốt. Do đó, nếu bạn đang bị hành hạ bởi các đợt gout cấp, mãn tính, hãy tham khảo công thức dưới đây.

  • Làm các món ăn với lá lốt: Lá lốt thường được sử dụng trong nấu ăn với vô số cách chế biến. Bạn có thể tận dụng luôn bữa ăn hàng ngày bằng các món chả, canh hoặc ăn sống khoảng 3 – 4 lá cũng rất tốt.
  • Trà lá lốt: Lá lốt khi pha trà cần phải phơi khô, rửa sạch rồi sử dụng khoảng 10 – 15g pha với 1 lít nước cho mỗi lần. Khi nước nguội sẽ uống thay cho nước lọc.

Mách bạn: TOP 4 Cách Chữa Gout Bằng Lá Lốt Hiệu Qủa Không Thể Bỏ Qua.

3. Đu đủ xanh

Cách chữa bệnh gout tại nhà dùng đu đủ xanh đã được nhiều bệnh nhân sử dụng và cho thấy kết quả khá tốt. Đông y cũng tận dụng nguyên liệu này trong rất nhiều bài thuốc để chữa bệnh xương khớp. Tính hàn của đu đủ giúp nhuận tràng, bổ tỳ, hỗ trợ chức năng thận giúp loại bỏ độc tố tốt hơn, gan cũng thanh lọc hiệu quả. Bệnh nhân dùng đu đủ sẽ giảm lượng axit uric ở trong máu, đồng thời cùng được cung cấp thêm không ít vitamin và chất xơ.

Y học hiện đại từ lâu cũng có những nghiên cứu về khả năng cung cấp dinh dưỡng, bổ sung các thành phần quan trọng trong điều trị bệnh xương khớp của đu đủ. Cụ thể, chúng ta có thể tìm thấy thành phần: Kali, sắt, vitamin B1, B2, vitamin C trong đu đủ. Đồng thời còn có các hoạt chất chống oxy hóa, hạn chế các di chứng của gout.

Đặc biệt bệnh nhân đã chuyển qua giai đoạn gout mãn tính cần tích cực bổ sung đủ đủ xanh để có thể đẩy lùi các các viêm đau, giảm triệu chứng sưng phù nề gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động. Để có thể sử dụng đu đủ đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh lưu ý áp dụng theo phương pháp sau:

Bạn lấy nước dừa tươi thêm vào 3 bát con nước lọc và nấu sôi. Tiếp đó, cắt bỏ vỏ đu đủ, thái thành miếng nhỏ, thêm một vài lá trà xanh vào cùng đun sôi với nước dừa trong 10 phút. Nước dừa đu đủ xanh nên uống khi còn ấm để cho hiệu quả tốt nhất.

Giải Đáp Thắc Mắc: Người Bị Gút Có Ăn Được Trứng Không?

Đu đủ xanh giúp giảm đau và sưng tấy rất tốt
Đu đủ xanh giúp giảm đau và sưng tấy rất tốt

4. Tinh bột nghệ

Thành phần nổi tiếng nhất trong nghệ chính là curcumin, đây cũng là yếu tố có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, được Đông y và cả Tây y ghi nhận. Theo đó, khi sử dụng tinh bột nghệ, không chỉ cung cấp curcumin để chống lại các phản ứng viêm đau, sưng tấy do gout mà còn nạp vào cơ thể nhiều thành phần chống oxy hóa. Nhờ vậy các khớp xương thêm chắc khỏe, hạn chế các bệnh lý về viêm hay thoái hóa.

Bên cạnh đó, y học cũng đã xác nhận khả năng đào thải axit uric của tinh bột nghệ, ngăn chặn quá trình hình thành các hạt tophi cũng như tinh thể muối urat. Người bị gout vừa hạn chế các đợt gout bùng phát, vừa có thể tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ chức năng hoạt động cho thận, gan, phế, tỳ.

Bệnh nhân sử dụng tinh bột nghệ bằng cách pha với sữa ấm hoặc nước ấm để uống trực tiếp. Ngoài ra có thể kết hợp với nghệ tươi bằng cách ép nước nghệ, thêm một chút nước lọc và uống hàng ngày.

BẠN CÓ BIẾT: 5 Cách Giảm Đau Khi Bị Gout Mà Bệnh Nhân Gout Nào Cũng Đang Áp Dụng?

5. Cách chữa bệnh gout tại nhà với lá trầu

Cũng tương tự như lá lốt, lá trầu là nguyên liệu quen thuộc trong không ít bài thuốc của dân gian. Chúng ta có thể dùng lá trầu để chữa các bệnh về xương khớp, bệnh lý liên quan tới tai mũi họng đều cho hiệu quả rất tốt.

Trong lá trầu có chứa các thành phần hoạt chất nổi bật như: Estragol, Chavibetol, Eugenol, Chavicol đều mang tới công dụng giảm các tổn thương tại khớp, giúp tế bào tổn thương phục hồi nhanh chóng và phòng ngừa viêm nhiễm.

Ngoài ra, lá trầu còn được dùng với mục đích tăng cường cải thiện khả năng chuyển hóa các chất, thúc đẩy loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể, đẩy lùi triệu chứng của bệnh gout. Cơ thể được thanh lọc độc tố, làm mát gan, lợi tiểu một cách tốt nhất khi dùng lá trầu thường xuyên.

Bạn nên dùng lá trầu vào buổi sáng để có hiệu quả tốt nhất. Hãy rửa sạch và xay nhuyễn lá trầu và cho vào ngâm trong 1 quả dừa xiêm có nước. Cho vào nồi để nấu sôi dừa, sau đó ngâm khoảng 30 phút, để cho nguội bớt và uống. Chỉ ăn sáng sau khi đã uống nước dừa ngâm lá trầu được khoảng 30 phút.

Lá trầu cung cấp nhiều chất giảm đau và kháng viêm
Lá trầu cung cấp nhiều chất giảm đau và kháng viêm

6. Gừng tươi

Khi bạn muốn chữa bệnh gout tại nhà, hãy tham khảo cách sử dụng gừng tươi. Đây là gia vị đã vô cùng quen thuộc với người Việt Nam, giá thành rẻ, dễ kiếm và cũng cho hiệu quả rất tốt. Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có vị cay, tính ấm và các hoạt chất Shogaols cùng Gingerols giúp kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời.

Với bệnh nhân bị gout, sử dụng gừng sẽ hỗ trợ giảm các cơn đau nhức ở khớp xương, chân hạn chế sưng tấy và cũng ngăn chặn hình thành thêm các tinh thể muối. Cách sử dụng gừng như sau:

  • Chườm ấm bằng gừng: Bạn lấy 1 củ gừng tươi, nướng bằng bếp than cho đen xém vỏ. Sau đó đập dập rồi dùng khăn màn sạch để bọc lại. Chườm nhẹ nhàng lên vùng sưng đau cho tới khi gừng nguội hẳn. Mỗi ngày chườm 2 lần vào sáng và tối.
  • Uống trà gừng: Gừng rửa sạch, đập dập và nấu với lượng nước vừa đủ, sau khi nguội có thể thêm một chút đường cho dễ uống hơn. Bệnh nhân uống như nước lọc mỗi ngày.
  • Gừng ngâm chân: Nấu nước gừng và một ít muối trắng, cho ra chậu sạch và ngâm chân khoảng 30 phút mỗi tối trước lúc đi ngủ.

Chuyên Gia Dinh Dưỡng Khuyến Cáo: Bệnh Gút Có Được Ăn Thịt Gà Không?

7. Cải bẹ xanh giảm đau nhức do gout

Nhắc tới các cách chữa bệnh gout tại nhà, không thể bỏ qua cả bẹ xanh. Là loại rau quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn thanh mát, cải bẹ xanh còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ chữa gout khá hiệu quả. Trong cải bẹ xanh có lượng nhân purin vô cùng thấp, cải mang vị cay nồng, tính kiềm nên rất có lợi cho người bệnh.

Ăn cải xanh còn giúp tăng cường giải độc, hỗ trợ lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và đào thải acid uric ra ngoài tốt hơn. Nhờ vậy, các triệu chứng của gout sẽ thuyên giảm rõ rệt, bệnh nhân không còn đau nhức, sưng tấy nhiều như trước.

Cách sử dụng cải bẹ xanh cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chế biến thành các món luộc, nấu canh hoặc xào để ăn hàng tuần. Lưu ý chỉ nên ăn 2 – 3 bữa/tuần, không nên ăn liên tục mỗi ngày.

XEM NGAY: Gout Kiêng Rau Gì Để Tránh Các Cơn Đau Tái Phát

Bệnh nhân gout có thể dụng cải bẹ xanh trong các bữa ăn hàng tuần
Bệnh nhân gout có thể dụng cải bẹ xanh trong các bữa ăn hàng tuần

8. Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là một loại dược liệu rất quý, có chứa rất nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe gồm vitamin và Triterpenes, Germanium, Adenosine,… Các chất này có tác dụng giảm lượng acid uric ở trong máu một cách an toàn, loại bỏ các gốc tự do gây ra quá trình oxy hóa cũng như thúc đẩy cơ thể chuyển hóa những tế bào có lợi.

Khi bổ sung nấm lim xanh, các triệu chứng viêm, sưng, tấy đỏ, cứng khớp xương sẽ giảm đi đáng kể, các cục u cũng nhỏ hơn và việc sử dụng thuốc trị bệnh gout sẽ đạt công dụng cao hơn. Hơn nữa, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân cũng được nâng cao, cơ thể giảm bớt mệt mỏi khi mỗi đợt gout cấp tái phát.

Bệnh nhân gout dùng nấm lim xanh bằng cách sắc với khoảng 2 lít nước, để sôi liên tục trong 2 – 3 giờ cho tới khi nước cạn bớt, chắt lấy nước và uống ngay khi còn ấm để đạt tối đa hiệu quả.

9. Lá tía tô

Không chỉ là gia vị thơm ngon cho nhiều món ăn, lá tía tô cũng được tận dụng khá nhiều trong các bài thuốc giảm đau, trị viêm sưng. Lá có tính ấm, vị cay, hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố, thanh nhiệt, bổ tuần hoàn và hỗ trợ đẩy acid uric ra ngoài.

Khi dùng lá tía tô, những biển hiện viêm sưng đau nhức bởi gout hay nhiều bệnh lý về xương khớp khác đều sẽ được cải thiện. Khớp xương cũng hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn hay xảy ra các biến chứng nặng nề khác.

Về cách dùng, lá tía tô nên chuẩn bị một nắm lá bánh tẻ, rửa sạch và nấu sôi với 1,5 lít nước, thêm một vài hạt muối trắng cho sôi kỹ trong 10 phút. Nước thu được sẽ uống thay cho nước lọc mỗi ngày.

Dứt Điểm Cơn Đau Tức Thì Bằng Cách Dùng Tía Tô Chữa Bệnh Gút 

Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng lá tía tô cũng cho hiệu quả khá tốt
Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng lá tía tô cũng cho hiệu quả khá tốt

10. Lá vối

Trong dân gian, lá vối được dùng là nước uống với rất nhiều công dụng như giải khát, thanh nhiệt, đào thải độc tố và chăm sóc sức khỏe tổng thể. Y học hiện đại cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng Tanin, Alcaloid, Flavonoid trong lá vối là rất dồi dào. Chúng sẽ hỗ trợ cơ thể loại bỏ acid uric hiệu quả hơn, phòng ngừa tình trạng lắng đọng muối urat cũng như hạn chế các cơn đau nhức, sưng viêm ở khớp xương.

Cách chữa bệnh gút bằng lá vối đơn giản nhất là: rửa sạch và nấu nước uống hàng ngày thay cho nước lọc.

11. Cây lược vàng

Có khá nhiều người chưa biết cây lược vàng có thể sử dụng để chữa gout tại nhà. Ngoài tác dụng đối với bệnh về tai mũi họng, lược vàng hoàn toàn có thể dùng để giảm đau nhức, sưng viêm và hạ acid uric trong máu ở người bị gout.

Cụ thể trong cây lược vàng có chứa thành phần vitamin C và nhiều hoạt chất nổi bật khác giúp cơ thể thanh nhiệt, đào thải độc tố, giảm tình trạng viêm sưng cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc thoái hóa khớp, viêm khớp.

Bệnh nhân dùng lược vàng bằng cách sử dụng lá, thân cây rửa sạch rồi phơi khô và thái thành các khúc nhỏ. Nấu dược liệu với 1,5 – 2 lít nước sôi trong 15 phút, đợi nước nguội bớt và uống thay nước lọc.

[ BẬT MÍ ] Bí Quyết Trị Gout Bằng Đông Y 10 Người Dùng 9 Người Khen Hay

Lược vàng được dùng nhiều trong các bệnh lý xương khớp
Lược vàng được dùng nhiều trong các bệnh lý xương khớp

12. Cây sa kê

Sa kê thường được sử dụng phần lá để tăng cường khả năng lưu thông máu cho cơ thể, hỗ trợ làm mát gan, lợi tiểu. Từ lâu loại lá này đã ứng dụng trong không ít bài thuốc khác nhau, đối với bệnh gout, đây cũng là nguyên liệu được đánh giá có hiệu quả tốt.

Lá sa kê khi tác động tới hệ bài tiết sẽ giúp đẩy lượng lớn acid uric ra khỏi cơ thể, ngăn chặn hình thành các tinh thể muối urat nên rất có lợi cho bệnh nhân. Các cơn đau nhức giảm đi rõ rệt, hạn chế viêm sưng và những biến chứng của bệnh gout.

Về cách sử dụng, người bệnh nên dùng khoảng 4 – 5 lá sa kê đã phơi khô, rửa sạch và cắt nhỏ để nấu nước uống thay nước lọc mỗi ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm.

13. Cây hy thiêm

Hy thiêm còn có tên gọi khác là cây chó đẻ hoa vàng, được y học sử dụng để điều trị gout với những tác dụng khá to lớn. Loại cây này đã được nghiên cứu và cho thấy có vai trò cắt cơn sưng đau, đẩy lùi viêm nhiễm và kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, hy thiêm còn được dùng để ngăn chặn xảy ra những biến chứng ở khớp xương do gout tác động.

Ngoài các công dụng tuyệt vời trên, hy thêm cũng giúp chúng ta đào thải độc tố ra khỏi gan, tăng cường thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hoạt động cho hệ tuần hoàn máu và hạn chế sản sinh thêm acid uric. Cũng bởi vậy mà ngày càng có nhiều người lựa chọn sử dụng hy thiêm để chăm sóc sức khỏe.

Khi bệnh nhân dùng cách chữa bệnh gout tại nhà bằng hy thiêm, hãy dùng khoảng 15g hy thiêm khô đem rửa sạch và cắt nhỏ, nấu cùng 2 lít nước, sau khi sôi được 15 phút sẽ tắt bếp và chắt ra để uống trong ngày.

[ ĐỘC QUYỀN ]: Cây Thuốc Nam Chữa Gút Hiệu Qủa Dễ Tìm Ngay Tại Vườn Nhà.

Hy thiêm là vị thuốc quen thuộc của dân gian
Hy thiêm là vị thuốc quen thuộc của dân gian

14. Củ ráy và chuối hột

Bạn đã bao giờ nghe tới cách chữa bệnh gout tại nhà bằng củ ráy và chuối hột? Sự kết hợp này sẽ giúp bệnh nhân đạt được hiệu quả điều trị cao hơn rất nhiều nhờ công dụng lợi tiểu, tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể của củ ráy. Cùng với đó là chuối hột cũng có tác dụng đào thải độc tố, đẩy acid uric ra khỏi cơ thể, hỗ trợ máu tuần hoàn tốt hơn và chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Vì thế, việc sử dụng củ ráy điều trị bệnh gout ngày càng được nhiều bệnh nhân gout sử dụng hơn.

Theo đó, cách làm này nên lựa chọn chuối hột và củ ráy mọc hoang, đã có nhiều năm tuổi để đạt được tác dụng tốt nhất. Bạn chỉ cần lấy nguyên liệu, mang rửa sạch, phơi khô và đem nghiền thành bột mịn. Hàng ngày pha 2 thìa hỗn hợp với 1 cốc nước ấm để uống vào buổi sáng.

15. Chanh, nghệ và giấm táo

Giấm táo cung cấp lượng lớn axit malic với tác dụng phá hủy các tinh thể muối urat, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do tới khớp xương. Đồng thời, nghệ và chanh sẽ làm giảm các triệu chứng viêm, hạ axit uric trong máu. Nếu biết cách kết hợp 3 nguyên liệu này, bạn sẽ thu được công thức điều trị bệnh gout tại nhà hiệu quả, an toàn, bệnh lý có sự thay đổi rõ rệt.

Hãy sử dụng giấm táo, nước chanh và bột nghệ theo tỷ lệ 1:1:1 để pha đều với nước ấm. Uống hỗn hợp mỗi ngày 2 – 3 lần cho tới khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Đừng bỏ lỡ: Bệnh Gout Nên Ăn Trái Cây Gì? Top 15+ Gợi Ý Tốt Nhất Cho Bạn

Giấm táo có thể kết hợp với chanh và bột nghệ để giảm sưng đau
Giấm táo có thể kết hợp với chanh và bột nghệ để giảm sưng đau

16. Cần tây

Trong số các phương pháp chữa gout tại nhà, cần tây được đánh giá khá cao. Đây là loại rau có chứa nhiều thành phần như: Kali, vitamin C, Luteolin, giúp cơ thể cản trở quá trình tăng sinh acid uric, hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, kiềm hóa nước tiểu và giảm axit ở máu. Các triệu chứng của bệnh nhờ vậy có sự thay đổi tích cực, người bệnh không còn đau nhức nhiều, chân cũng giảm sưng viêm rõ rệt và dễ dàng vận động hơn.

Cách sử dụng cần tây dễ nhất chính là sử dụng trong các món ăn mỗi ngày. Đặc biệt, bạn có thể xay cần tây thành nước ép để uống nếu đã quen với hương vị của cần tây.

17. Quả chuối

Nhiều bện nhân thường hay thắc mắc bị gút ăn chuối được không? Câu trả lời là: Có. Bệnh nhân gout nên thường xuyên ăn chuối vì chuối rất tốt cho xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết chuối có hàm lượng kali dồi dào, giúp bệnh nhân giảm đau, các mô được bảo vệ tốt hơn, tăng cường tái tạo các tế bào bị tổn thương bởi gout. Nhưng đồng thời chuối chín cũng có lượng đường fructose dồi dào, vì vậy chỉ nên ăn 1 quả mỗi ngày, tránh ăn nhiều sẽ làm gout tái phát đau nhức hơn.

Chuối cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bệnh nhân gout
Chuối cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bệnh nhân gout

18. Quả anh đào

Chúng ta hoàn toàn có thể dùng anh đào để chữa bệnh gout tại nhà. Trong anh đào có chứa thành phần với tên gọi là Anthocyanins giúp chống viêm mạnh mẽ, giảm các cơn đau nhức và hạn chế tình trạng sưng viêm. Các bác sĩ cũng thường khuyến khích bệnh nhân bổ sung anh đào thường xuyên để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình trị bệnh.

Vì là trái cây nên cách sử dụng cũng rất thuận tiện, bạn có thể ăn trực tiếp anh đào hoặc làm thành các cốc nước ép để sử dụng hàng ngày.

19. Hoa dâm bụt

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoa dâm bụt và cho thất, loại hoa này có tác dụng giảm lượng axit uric ở trong máu cũng như hạn chế sưng viêm khi gout cấp tái phát. Hoa dâm bụt cũng tương đối dễ kiếm, cách sử dụng đơn giản nên hiện nay đã có không ít bệnh nhân lựa chọn sử dụng.

Bạn có thể dùng hoa bằng cách pha trà hoa tươi hoặc phơi khô đều cho hiệu quả tương tự. Sau một thời gian kiên trì sử dụng sẽ thấy các triệu chứng của gout đã dịu đi khá nhiều.

Hoa râm bụt cũng là vị thuốc chữa gout khá tốt
Hoa râm bụt cũng là vị thuốc chữa gout khá tốt

20. Quả táo chữa bệnh gout

Không chỉ là thức trái cây tráng miệng với vị ngọt, mát, dễ ăn, táo còn có tác dụng rất tuyệt vời đối với những người mắc bệnh gout. Cụ thể, trong táo có chứa axit malic giúp phòng ngừa các biến chứng của gout, giảm cơn đau nhức, sưng viêm và hạ axit uric. Cũng bởi vậy mà giấm táo cũng được dùng trong điều trị gout hiện nay.

Bạn có thể ăn 1 quả táo mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện bệnh gout an toàn ngay tại nhà. Tuy nhiên lưu ý không ăn quá nhiều táo vì loại quả này cũng có đường fructose.

Chữa bệnh gout tại nhà cần lưu ý gì khi ăn uống?

Bên cạnh việc tìm kiếm các công thức chữa bệnh gout tại nhà, người bệnh cũng cần lưu ý thêm về những chế độ ăn uống hàng ngày và tạo thực đơn bệnh gút riêng để không làm bệnh chuyển biến xấu.

  • Ưu tiên sử dụng các loại rau củ nhiều chất xơ, không có nhân purin, ví dụ như: Cải xanh, bông cải, rau cầu, giá đỗ, măng tây, nấm,…
  • Nên sử dụng các loại thịt ít chất béo như ức gà hoặc cá sông, ăn các thực phẩm gạo lứt, miến để đảm bảo purin không vượt mức an toàn.
  • Tích cực uống nhiều nước để thận đào thải độc tố tốt hơn, hạn chế việc lắng đọng các tinh thể muối urat.
  • Tránh ăn đồ cay nóng làm hệ bài tiết trong cơ thể quá tải, hệ thống tuần hoàn chung bị cản trở.

Cách chữa bệnh gout tại nhà như thế nào đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Mong rằng qua đây người bệnh sẽ dễ dàng lựa chọn được cho mình những phương pháp chữa trị tích cực. Đồng thời vẫn cần tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để sớm đẩy lùi gout.

GIẢI ĐÁP TỪ CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG:

 

Câu hỏi liên quan

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa