Nội dung chính

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình vận động và còn có thể kéo theo nhiều chứng bệnh khác. Nằm bắt được các triệu chứng khởi phát của bệnh sẽ giúp chúng ta sớm có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. 

Giải đáp bệnh gout thường đau ở đâu?

Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc gout tại Việt Nam đang gia tăng nhiều, trong đó nam giới từ khoảng 40 đến 60 tuổi có tỷ lệ mắc chiếm phần lớn. Nhưng đồng thời người trẻ trong độ tuổi từ 30 trở ra cũng đang có dấu hiệu bị bệnh và tỉ lệ gặp biến chứng gout cũng tăng cao . Tại Việt Nam, có tỷ lệ mắc gout khoảng từ 0,1 – 0,2% trong tổng số các ca bệnh nói chung và trong nhóm bệnh về khớp chiếm tới 0,4 – 5%.

Gout khởi phát khi các tinh thể muối urat hình thành tại các khớp xương do tích tụ quá nhiều acid uric trong cơ thể. Theo đó, thông thường gout sẽ gặp chủ yếu ở chân. Nhưng ngoài ra, vẫn có các trường hợp bệnh nhân bị gout tại một số vị trí khớp xương khác. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn.

Vị trí ngón chân cái

Theo thống kê thu được, gout là dạng bệnh lý về xương khớp khởi phát nhiều nhất ở khu vực ngón chân cái. Bệnh nhân đau nhức khó chịu, khả năng đi lại giảm hẳn. Bệnh gout ở ngón chân cái thường rất dễ xuất hiện các cơn đau vào ban đêm và sẽ không dứt ngay. Thay vào đó, người bệnh thường sẽ bị đau trong khoảng 3 – 4 ngày hay lâu hơn là vài tuần. Đồng thời, gout ở chân cũng tái phát liên tục nếu bệnh nhân không có cách điều trị và ăn uống hợp lý.

Vì sao gout lại xuất hiện ở ngón chân cái nhiều nhất? Theo nghiên cứu từ các chuyên gia về xương khớp, Acid uric hình thành nên các tinh thể muối urat gây ra bệnh gout thường có sự nhạy rất cao đối với các thay đổi của nhiệt độ. Tức là khi nhiệt độ càng thấp thì uric càng dễ chuyển hóa thành dạng tinh thể cứng. Trong khi đó, ngón chân lại là bộ phận có nhiệt mát nhất trên cơ thể và cũng nằm xa trái tim nhất. Vì vậy, sẽ không khó hiểu khi gout thường xuất hiện tại ngón chân cái.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Ngón chân cái là vị trí thường gặp nhất
Bệnh gout thường đau ở đâu? Ngón chân cái là vị trí thường gặp nhất

Theo chia sẻ từ các bệnh nhân bị gout ở ngón chân cái, các cơn đau khi bùng phát sẽ khiến bệnh nhân đau và mệt mỏi vô cùng, thậm chí chỉ một tác động nhỏ từ việc đắp chăn cũng có thể khiến bàn chân không chịu được sức đè. Sau khi bắt đầu bùng phát đợt gout, cơn đau nghiêm trọng nhất sẽ diễn ra sau khoảng 6 đến 12 giờ và sẽ có sự suy giảm dần. Nhưng dù đã qua đợt gout cấp, phần chân của bạn vẫn có thể cảm nhận cơn đau nhẹ đến nửa tháng.

Khi bị gout ở ngón chân cái, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau nhức, sưng tấy bằng một số cách như sau:

  • Uống thuốc giảm đau: Thuốc Celecoxib, Naproxen, Ibuprofen,… là những loại thuốc giảm đau chống viêm không chứa thành phần Steroid được sử dụng rất phổ biến. Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ, tuyệt đối không tự mua Aspirin về dùng vì thuốc có thể làm cho bệnh nhân đau nhức nặng hơn do liều không phù hợp.
  • Uống nhiều nước: Bệnh nhân khi bị gout nên tăng cường việc uống nước hàng ngày. Có thể uống nước lọc kết hợp với các loại nước ép trái cây tự làm, nước ép rau củ hay trà. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích để tránh làm cơn đau diễn biến nặng hơn.
  • Chườm đá: Khi bị đau nhức và sưng đỏ chân, bạn hãy dùng đá bọc vào một chiếc khăn sạch để chườm trong khoảng 20 phút. Một ngày có thể chườm 2 – 3 lần sẽ giúp cơn đau có thể thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài các cách trên, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên dùng các loại gậy chống hoặc dụng cụ để giúp việc di chuyển dễ hơn, hạn chế được áp lực dồn lên ngón chân. Đặc biệt, nên các loại dép hở ngón, đi tất để hở ngón chân cái sẽ giúp giảm thiểu các tác động làm chân đau nhức hơn.

Tham khảo: Điểm danh 5+ loại thuốc gout của Pháp hiệu quả nhất hiện nay

Bàn chân

Bệnh gout thường đau ở đâu? Câu trả lời chính là bàn chân. Ngoài phần ngón chân cái ra thì gout cũng có thể xuất hiện ở vị trí bàn chân. Khi này, bệnh nhân sẽ bị các cơn đau nhức dữ dội hơn rất nhiều bởi toàn bộ áp lực từ cơ thể sẽ dồn cả xuống chân. Gout ở bàn chân cũng sẽ chủ yếu khởi phát vào ban đêm một cách khá đột ngột.

Biểu hiện thường gặp nhất khi bàn chân bị gót đó là cả bàn chân bị nóng rát, đỏ, sưng tấy, đau nhức nặng và gần như cảm giác tê cứng bàn chân. Phần mắt cá chân hay các ngón chân đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi này, việc đi lại trở nên bất tiện hơn rất nhiều, đặc biệt những người lao động chân tay. Khi chậm trễ trong việc chữa trị, gout có thể khiến chân mất chức năng hoàn toàn, bệnh nhân không thể di chuyển nếu không có dụng cụ hoặc người hỗ trợ.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Đầu gối

Cùng với ngón chân cái, bàn chân, gout còn xảy ra ở đầu gối khi các tinh thể muối urat lắng đọng tại vị trí này. Theo đó, bệnh nhân thường sẽ bị tê liệt ở đầu gối khi gout khởi phát. Các biểu hiện sưng nóng, đỏ, đau nhức sẽ xuất hiện nhanh chóng, bệnh nhân đi lại hay thậm chí là ngồi ghế cũng đều rất khó khăn, có những trường hợp không thể gập đầu gối.

Theo thống kê thu được, nam giới sẽ có tỉ lệ bị gout đầu gối nhiều hơn phái nữ. Nhưng nếu phụ nữ  bước vào giai đoạn sau khi mãn kinh, nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn nam giới ở cùng độ tuổi bởi lúc này cơ thể người phụ nữ có lượng acid uric cao hơn.

Thông thường, khi bị gout ở đầu gối, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các loại thuốc giảm đau cũng như một số phương pháp cải thiện tại nhà. Nếu kiên trì và thực hiện đúng cách sẽ giúp bệnh thuyên giảm tốt hơn.

Xem thêm: Cách giảm đau gout ngay tại nhà chỉ với mẹo nhỏ

Bệnh cũng có thể khởi phát ở đầu gối
Bệnh cũng có thể khởi phát ở đầu gối

Gout ở khuỷu tay

Hiện nay, lượng bệnh nhân bị gout ở khuỷu tay đang có dấu hiệu gia tăng không kém so với các trường hợp bệnh ở chân. Các tinh thể muối urat hình thành tại vùng khuỷu khiến bệnh nhân bị sưng đau, tay ửng đỏ và cử động khá chật vật. Các thao tác điều khiển khuỷu tay, vận động, bê đồ nặng đều khó thực hiện. Nhưng cơn đau nhức có thể thuyên giảm nhanh chóng sau vài giờ và để lại cảm giác đau âm ỉ trong khoảng 1 – 2 tuần.

Phần cổ tay

Các bác sĩ cho biết, gout cổ tay thường sẽ phát hiện khi mới chớm bệnh. Vị trí tổn thương cũng nằm khá sâu trong khớp. Với trường hợp này, người bệnh cũng không thể tránh khỏi các cơn đau nhức, tay bị sưng đỏ và khó vận động. Những biểu hiện đầu tiên thường sẽ là các cơn đau bất ngờ, cổ tay bị cứng, da đỏ dần và có các triệu chứng viêm sưng.

Khi này, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra cụ thể, sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn cách hướng điều trị phù hợp nhất.

Gout ở cổ tay khiến bệnh nhân khó khăn trong các cử động bưng bê
Gout ở cổ tay khiến bệnh nhân khó khăn trong các cử động bưng bê

Vị trí bàn tay

Khác với chân, gout sẽ thường sẽ khởi phát ở vị trí ngón chân cái đầu tiên, trong khi đó bàn tay lại là nơi dễ mắc bệnh sớm hơn so với ngón tay. Các tinh thể muối urat sẽ phát triển tại vị trí các khớp trên bàn tay trước, nếu bạn thấy gout xuất hiện ở vị trí ngón tay tức là bệnh lúc này đã diễn biến âm ỉ trong một thời gian dài và chuyển thành mãn tính.

Mỗi đợt gout ở bàn tay tái phát thường sẽ diễn ra khoảng khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Bệnh nhân vừa đau nhức bàn tay vừa có thể bị sưng đỏ tại vị trí của các ngón. Tuy nhiên, gout ở ngón tay cái sẽ gặp nhiều nhất với nhóm đối tượng là người cao tuổi. Đồng thời, nguy cơ bị gout giữa ngón cái và các ngón còn lại đều tương tự như nhau.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Phần vai

Mặc dù có tỷ lệ xảy ra thấp hơn so với các vị trí khác trên cơ thể, nhưng vẫn có những bệnh nhân bị gout tại vai. Biểu hiện phổ biến nhất chính là cơn đau xảy đến đột ngột và mức độ rất nặng. Bệnh nhân không chỉ đau mà còn bị: Cứng khớp vai, vai sưng tấy và nóng rát, da đỏ ứng, các động tác cử động ở vai đều dễ dàng khiến người bệnh có cảm giác đau đớn.

Khi thấy có những cơn đau kỳ lạ, người bệnh nên sớm tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời. Khi bạn thực hiện đúng theo những chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ, bệnh sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất.

[Lời khuyên của Chuyên Gia]: Người bị gout không nên ăn gì và chế độ dinh dưỡng nào là hợp lý?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tại phần khớp vai
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tại phần khớp vai

Làm sao để phòng ngừa gout?

Gout là bệnh lý khởi phát do nồng độ acid uric trong cơ thể bị tích tụ quá nhiều dẫn tới hình thành các tinh thể muối urat. Bệnh nhân khi bị gout đều có triệu chứng chung là đau đớn, sưng đỏ khớp, ảnh hưởng không ít tới khả năng vận động. Trong đó, ngón chân cái chính là nơi dễ mắc gout nhất, ngoài các gout cũng có thể khởi phát tại nhiều vị trí khớp xương khác.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân mắc gout ở ngón chân cái và không chữa trị sớm, các triệu chứng đau nhức hoàn toàn có thể gặp phải ở các vùng cổ chân, bàn chân, gối hay thậm chí là cả khuỷu tay. Lúc này, người bệnh còn có nguy cơ mắc viêm khớp, thoái hóa khớp, các khớp xương bị tổn thương nặng nề, khó hồi phục và thậm chí mất khả năng lao động.

Do vậy, để chăm sóc sức khỏe xương khớp một cách tốt nhất, chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa ngay từ bây giờ. Vậy cần phòng chống bệnh gout thế nào? Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, chú trọng năng cao sức khỏe xương khớp với các biện pháp cụ thể được bác sĩ khuyên dùng như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Khi có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, nguy cơ bị gout cũng như nhiều bệnh lý khác đều sẽ được giảm thiểu đáng kể. Sức khỏe của chúng ta cũng có những thay đổi tích cực. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, nên tăng cường sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, trái cây, rau củ tươi đều nên được sử dụng hàng ngày. Đồng thời, cũng cần chú ý tới hàm lượng purin trong các loại thực phẩm. Nên giảm thiểu việc sử dụng nội tạng động vật, thịt động vật hoang dã, các loại hải sản hay động vật có vỏ. Rượu và bia, chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ thêm nhiều acid uric dẫn tới gout. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, cần thật sự nghiêm túc trong vấn đề sử dụng thực phẩm.

Cần ăn uống lành mạnh
Cần ăn uống lành mạnh

Vận động thường xuyên

Thực tế, việc vận đồng đều đặn sẽ là yếu tố giúp chúng ta giảm cân, giảm lượng mỡ thừa, tăng cường đào thải độc tố trong cơ thể cũng như phòng ngừa nhiều bệnh lý, trong đó có gout. Bạn nên lựa chọn những hình thức rèn luyện thân thể phù hợp với bản thân, không bắt buộc phải tập các môn thể thao nặng, cần nhiều sức lực. Đi bộ hàng ngày hoàn toàn có thể giảm các áp lực lên khớp và thư giãn gân cốt.

Ngoài ra, các môn như: Đạp xe, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội, chơi cầu lông, đá cầu,.. đều là các môn thể thao giúp chúng ta tăng cường khả năng lưu thông máu, tăng sự linh hoạt trong khớp xương, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra được hiệu quả hơn.

Bổ sung nhiều nước

Nước là yếu tố rất quan trọng giúp đào thải acid uric cùng nhiều loại độc tố khác trong cơ thể. Đặc biệt là khi bạn nạp và các loại cà phê, socola, thức uống chứa nhiều đường sẽ cần bù nhiều nước lọc cho cơ thể. Đây là các phòng ngừa gout đơn giản nhưng lại cho hiệu quả rất tốt, được các bác sĩ khuyến khích áp dụng.

Ngoài ra, có thể bạn chưa biết rằng trà và cà phê hoàn toàn có thể sử dụng để làm giảm lượng uric dư thừa trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout. Nhưng cần chú ý chỉ sử dụng với liều lượng nhỏ, tránh lạm dụng ngược lại sẽ là nguyên nhân khiến khởi phát gout.

Bên cạnh đó, các thức uống như nước ép trái cây, nước ép rau củ tự làm cũng rất tốt, vừa cung cấp vitamin, chất xơ và các dưỡng chất ngăn chặn quá trình oxy hóa, đào thải uric ra khỏi cơ thể, vừa hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể. Mỗi ngày bạn có thể bổ sung 1 ly nước ép cho bản thân và cả gia đình.

Uống nhiều nước để đào thải uric tốt hơn
Uống nhiều nước để đào thải uric tốt hơn

Gout là bệnh lý không thể coi thường bởi chúng ta rất dễ gặp phải không ít biến chứng nguy hiểm. Với câu hỏi bệnh gout thường đau ở đâu, chúng tôi đã giải đáp chi tiết cũng như chia sẻ một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngay khi phát hiện các triệu chứng thường gặp của bệnh, bạn nên sớm tới bệnh viện để được thăm khám. Áp dụng cách điều trị đúng và kịp thời sẽ giúp tăng khả năng hồi phục cho khớp xương, hạn chế các tổn thương nặng nề và không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt, lao động.

Thông Tin Quan Trọng: 

Câu hỏi liên quan

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Cách chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe