“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải đáp chính xác câu hỏi đó. Trong nội dung bài viết hôm nay, các bác sĩ của chúng tôi sẽ cho bạn đọc câu trả lời chi tiết nhất về chủ đề này. Cùng theo dõi nhé!
Bệnh gout có lây không?
Để hiểu được bệnh gout có lây không, trước hết bạn cần phải hiểu về cơ chế gây bệnh của loại bệnh này.
Cơ chế gây bệnh gout
Khi tế bào chết đi sẽ phân giải nhân Purin để tạo thành Acid uric. Nếu sức khỏe bình thường, acid này sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Tuy nhiên, khi cơ thể bị rối loạn, mất nước, hệ bài tiết hoạt động kém hoặc việc phân giải nhân purin nhanh bất thường sẽ dẫn đến lượng acid uric trong máu tăng cao.
Bên cạnh đó, nguyên nhân bị gout còn do thói quen sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như ăn nhiều các loại thực phẩm chứa đạm như thịt đỏ, hải sản. uống nhiều rượu bia, chất kích thích. Ngoài ra, phụ nữ thời kỳ mãn kinh bị suy giảm estrogen cũng có nguy cơ bị gout cao. Do loại hormon này có khả năng hỗ trợ đào thải urat tốt.
Khi không bị đào thải hết, chúng sẽ tích tụ ở dịch khớp gây nên tình trạng nóng đỏ, sưng tấy ở khớp. Điều này dẫn đến việc đi lại, vận động trở nên cực kì khó khăn và phiền toái.
Đừng Bỏ Lỡ: Thực Đơn Cho Bệnh Nhân Gout Thúc Đẩy Quá Trình Điều Trị Bệnh Nhanh, Hiệu Qủa.
Bệnh gout có bị lây không?
Có thể thấy, cơ chế gây bệnh gout là do sự rối loạn của từng cơ thể độc lập. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải acid uric máu. Nói cách khác, về bản chất đây là bệnh gây ra bởi yếu tố hóa sinh bên trong cơ thể. Nó không có sự lây nhiễm vi sinh vật qua đường hô hấp, đường máu hay bất kỳ con đường nào. Vì thế, đối với câu hỏi bệnh gút có lây không, có thể khẳng định rằng căn bệnh này hoàn toàn không lây từ người này qua người khác.
Bệnh gout có yếu tố di truyền hay không?
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gút có lây không, cũng rất nhiều người quan tâm đến vấn đề bệnh này có yếu tố di truyền hay không. Bệnh gout tuy không lây nhiễm thông thường nhưng lại có sự di truyền thông qua gen. Trong một gia đình có bố hoặc mẹ mắc gout, xác suất con của họ bị gout là 20%. Bởi, tình trạng tăng acid uric máu có mối liên hệ mật thiết với một số gen, nhất là gen làm khuôn phiên mã mARN có chức năng vận chuyển urat. Điển hình là SLC2A9 và ABCG2 là những gene ảnh hưởng nhiều đến lượng axit này trong máu.
- Đào thải urat vào nước tiểu khi nồng độ axit uric tăng
- Tái hấp thu urat khi nồng độ acid uric thấp dưới ngưỡng an toàn.
Khi gen có biến động nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ axit uric trong cơ thể. Vì thế, nếu bố hoặc mẹ có sự bất thường về gen này có thể di truyền gout cho con.
Cách Nhận Biết: Biển Hiện Gout Mãn Tính Từ Sớm Ở Con Cái
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân gout đúng cách
Do bệnh gout không lây nhiễm nên người chăm sóc không phải lo lắng, đề phòng khi tiếp xúc. Thay vào đó, bạn cần áp dụng các kinh nghiệm sau để người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe
- Hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh trong việc đi lại, nhất là khi các nốt tophi hình thành quanh khớp
- Đảm bảo thực đơn hàng ngày khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
- Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu đều đặn
- Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân
- Dùng phương pháp chườm ấm, chườm lạnh để cắt cơn gút cấp tính
Bạn có thể không bị lây bệnh từ bệnh nhân gout nhưng có nguy cơ di truyền từ bố mẹ. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức cần thiết về gout là điều cần thiết. Hi vọng rằng, qua bài giải đáp “ bệnh gout có lây không”, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bệnh Nhân Gout Thường Đau Ở Đâu? Biển Hiện Như Thế Nào?
- Phác Đồ Điều Trị Gout Cấp Của Bộ Y Tế Mới Nhất