Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy nên nhiều người đưa ra thắc mắc rằng bị gout uống cafe được không? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây.
Các yếu tố làm gia tăng mức độ bệnh gout
Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, làm nồng độ acid uric tăng cao quá mức dẫn tới dư thừa và tích tụ lại tại khớp và chủ yếu là khớp chân. Theo đó, những yếu tố thường gặp dễ khiến gout trở nên nghiêm trọng hơn gồm có:
- Chế độ ăn uống giàu purine: Thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, hải sản, thận và gan động vật, một số loại thực phẩm chứa men có thể tăng sản xuất axit uric trong cơ thể, đó là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
- Uống rượu và bia và các chất kích thích: Uống nhiều rượu và bia, các loại chất kích thích có thể tăng cường sản xuất axit uric và giảm khả năng cơ thể loại bỏ uric, dẫn đến tích tụ và tăng nguy cơ gout.
- Béo phì và cân nặng: Cản trở cơ thể loại bỏ axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh gout, nguy cơ mắc bệnh này ở con cháu cũng cao hơn.
- Các bệnh lý liên quan: Các bệnh như bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp sẽ dễ khiến bệnh nhân bị gout hơn.
- Các thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), các loại thuốc điều trị huyết áp có khả năng gây ra tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể hoặc giảm khả năng loại bỏ axit uric.
Như vậy có thể thấy rằng, chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh gout. Vậy liệu bị gút có uống cà phê được không?
Giải đáp chi tiết vấn đề bị gout uống cafe được không?
Rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng bệnh gout có uống được cafe không, đối với thắc mắc này, có thể phân chia thành 2 trường hợp như sau:
Cà phê đen
Uống cafe đen là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người, trong đó có cả bệnh nhân bị gout. Cafe đen chứa caffeine thực tế có thể giúp cơ thể giảm tải nồng độ acid uric, các dấu hiệu tổn thương do gout gây ra sẽ dịu dần. Trong cà phê đen còn có vitamin B2, Magie rất tốt cho cơ thể, những chất này ngăn chặn quá trình oxy hóa và hỗ trợ cơ thể chuyển hóa các chất tốt hơn. Ngoài ra Magie trong cà phê đen còn có thể tăng cường khả năng hấp thu canxi, kali và phốt pho để xương khớp thêm chắc khỏe, giảm rối loạn hoạt động của các bó cơ.
Đồng thời, thức uống này cũng chứa một lượng purine nhất định nhưng không cao bằng trong một số thực phẩm khác như thịt đỏ hoặc hải sản. Vì vậy, với câu hỏi bị gout uống cafe được không, câu trả lời là CÓ THỂ UỐNG CAFE ĐEN. Nhưng nếu bạn tiêu thụ một cách quá mức, nó cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ axit uric trong cơ thể.
Bị gout uống cafe được không nếu pha thêm sữa?
Bị gout uống cà phê sữa được không? Đối với các loại cà phê sử dụng sữa bò, thức uống này vẫn CÓ THỂ DÙNG CHO NGƯỜI BỊ GOUT. Bởi hàm lượng purine trong sữa bò khá thấp, chỉ khoảng dưới 50mg/100ml, tuy nhiên vẫn nên hạn chế dùng. Nhưng trong trường hợp bệnh nhân uống cà phê cùng sữa hạt, ví dụ như sữa đậu xanh, đậu nành, đây là thức uống KHÔNG THỂ SỬ DỤNG. Bởi sữa hạt có hàm lượng purine rất cao, thường từ trên 50 – 150mg/100ml sữa. Nếu sử dụng sẽ dễ làm tăng axit uric, làm gia tăng sưng đau, tổn thương tại khớp xương.
Như vậy, có thể kết luận chung rằng, bị gout có thể uống được cà phê đen, cà phê pha sữa bò. Nhưng không thể uống cafe pha sữa hạt. Ngoài ra cũng cần kiểm soát lượng cà phê khi dùng để tránh gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Xem thêm: Bị Gout Uống Bia Được Không?
Bệnh gout uống nhiều cafe bị gì?
Mặc dù khi bị gout có thể uống cafe, nhưng không có nghĩa bệnh nhân được dùng tùy ý. Việc lạm dụng, sử dụng quá nhiều cafe dù là loại đen hay pha thêm sữa bò đều sẽ gây ra những hệ lụy sau:
- Tăng axit uric: Cafe chứa caffeine, nếu lượng caffein nạp vào cơ thể quá cao sẽ gây tăng cường sản xuất axit uric trong cơ thể.
- Mất nước: Caffeine có tác dụng làm mất nước từ cơ thể thông qua việc kích thích tiểu tiện. Mất nước nhiều dễ khiến tái phát của triệu chứng gout do axit uric tích tụ trong nước tiểu.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác: Uống quá nhiều cafe có thể gây ra tăng cân, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim và tiểu đường, những vấn đề này cũng có liên quan tới hình thành gout.
- Nghiêm trọng triệu chứng gout: Bệnh nhân thường xuyên dùng thức uống này sẽ thấy các triệu chứng đau, sưng và đỏ tại các khớp dai dẳng không khỏi dù đã dùng thuốc, thậm chí còn diễn biến xấu.
- Gây ra các vấn đề tiêu hóa: Không kiểm soát lượng cafe sẽ gây ra các vấn đề tiêu hóa như loạn nhịp tiêu hóa, tăng sản xuất axit dạ dày và loét dạ dày.
Bị gout có thể uống bao nhiêu cafe trong ngày?
Nếu bạn mắc bệnh gout, việc tiêu thụ cafe cần được cân nhắc và có sự kiểm soát nghiêm ngặt. Lượng cafe có thể uống trong một ngày cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh gout và các yếu tố sức khỏe khác.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về liều lượng khuyến nghị:
- Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể về số lượng cafe có thể uống hàng ngày nếu bệnh nhân bị gout, nhưng nhiều chuyên gia đề xuất giới hạn tiêu thụ caffeine từ các nguồn khác nhau (bao gồm cafe) trong khoảng từ 200-400mg mỗi ngày. Điều này tương đương với khoảng 2 tách cafe đen.
- Đồng thời cần theo dõi cơ thể phản ứng sau khi uống cafe. Nếu nhận thấy các triệu chứng gout tăng cường sau khi uống hoặc có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào khác, hãy cân nhắc giảm hoặc ngừng sử dụng và tham khảo biện pháp khắc phục triệu chứng với bác sĩ.
- Trong quá trình uống cafe, cũng cần đảm bảo duy trì việc uống đủ nước để giữ cho cơ thể bạn được thanh lọc kịp thời, hạn chế nguy cơ gây hại.
Một số lưu ý khác khi sử dụng cafe
Khi bệnh nhân gout có mong muốn uống cafe, hãy lưu ý thêm một số vấn đề cụ thể sau đây:
- Nếu bạn mắc bệnh gout, hãy cân nhắc sử dụng loại cafe Arabica thay vì loại Robusta. Cafe Arabica thường ít axit hơn và chứa ít caffeine hơn so với Robusta nên sẽ tốt hơn nếu dùng trong giai đoạn gout.
- Caffeine dùng quá liều có thể gây ra tăng axit uric trong cơ thể, vì vậy hãy cân nhắc giảm lượng cafeine bằng cách pha loãng cà phê với nước lọc.
- Tiêu thụ cafe vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó kích thích tăng axit uric và bệnh gout trở nên nguy hiểm hơn.
- Nếu dùng cà phê sữa, hãy ưu tiên chọn loại sữa tách kem hoặc ít béo sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại cho cơ thể.
- Hãy kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như hoa quả, rau củ tươi và các loại thịt ít purin.
Các thức uống tốt cho bệnh nhân gout
Có khá nhiều đồ uống có lợi cho bệnh nhân bị gout để cải thiện sức khỏe, trong đó nổi bật gồm:
- Nước lọc: Uống đủ nước mỗi ngày giúp loại bỏ axit uric từ cơ thể và giảm nguy cơ tái phát của triệu chứng gout. Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho người mắc bệnh gout.
- Nước dừa: Thức uống này không chứa purine, trong khi đó cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể đào thải độc tố một cách hiệu quả.
- Trà xanh: Trà xanh chứa ít caffeine hơn so với cafe và cũng chứa các chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Từ đó giúp kiểm soát các phản ứng viêm nhiễm và sưng đau ở khớp xương do gout gây ra.
- Nước chanh: Giúp tăng cường việc loại bỏ axit uric và cân bằng pH trong cơ thể.
- Nước ép trái cây tươi: Nước ép lựu, nước ép cam, dứa, táo, lê,… không chỉ cung cấp nước mà còn bổ sung các dưỡng chất có lợi, giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn.
- Sinh tố rau củ: Đây là cách cung cấp chất xơ và dưỡng chất cho cơ thể hiệu quả cao.
Bị gout uống cafe được không, uống bao nhiêu để không gây hại cho cơ thể đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Bệnh nhân nên chú ý tới vấn đề sử dụng các thức uống, thực phẩm hàng ngày để có thể hạn chế nguy cơ rủi ro cũng như giúp bệnh thuyên giảm tốt hơn. Đồng thời tuân thủ đúng chỉ dẫn thuốc điều trị gout từ bác sĩ nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát gout.
Tham khảo: