Nội dung chính

Gout là bệnh lý xương khớp cần chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Có khá nhiều bệnh nhân đã đưa ra thắc mắc rằng, bệnh gout ăn được cá gì, ăn như thế nào để không làm bệnh chuyển biến xấu. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp lại các thông tin chia sẻ chi tiết từ các chuyên gia để bạn có những kiến thức chuẩn xác nhất.

Bệnh gout ăn được cá gì? Cá chép, cá rô và cá quả
Bệnh gout ăn được cá gì? Cá chép, cá rô và cá quả

Người bệnh gout ăn cá có sao không?

Thuộc dạng bệnh lý xương khớp gây ra khá nhiều triệu chứng phức tạp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh, gout ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Theo đó, bệnh lý này xuất hiện khi nồng độ acid uric trong cơ thể quá cao, không được đào thải kịp thời sẽ tích tụ thành các tinh thể muối urat ở trong các khớp xương. Bệnh nhân nhanh chóng có biểu hiện sưng đau, nóng đỏ rất khó chịu, cử động khó khăn và thậm chí còn có thể bị thêm bệnh về viêm khớp, thoái hóa khớp.

Khi áp dụng phác đồ trị gout cho các bệnh nhân, bác sĩ và chuyên gia luôn đặc biệt nhấn mạnh về chế độ ăn uống. Bởi thực phẩm có liên quan rất nhiều tới tình trạng bệnh lý, có thể giúp bệnh tiến triển tốt hơn hoặc ngược lại. Do vậy, ăn gì và ăn như thế nào luôn được người bệnh quan tâm.

Hiện nay, có khá nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng ăn cá khi bị gout có sao không, nếu được thì nên ăn cá gì? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cá là nguồn thực phẩm chứa lượng lớn vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, omega-3 cùng với protein,…. Các thành phần này đều rất có lợi cho sức khỏe của mọi người nói chung, đồng thời, lượng nhân purin (yếu tố sản sinh ra acid uric) cũng ở mức trung bình.  Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá có chứa lượng nhân purin lớn, không thích hợp để người bệnh sử dụng.

Bệnh gout ăn được cá gì sẽ phụ thuộc vào hàm lượng purin có trong cá, đồng thời cũng cần có giới hạn về lượng cá bạn sử dụng. Tiếp theo đây sẽ là những thông tin giải đáp cho vấn đề này.

Chuyên gia cho biết bệnh gout ăn được cá gì?

Các chuyên gia cho biết, khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout, lượng cá được sử dụng cần chú ý không nạp quá 100mg purin trong tổng 100g cá. Do đó, những loại cá bạn có thể sử dụng gồm:

Bệnh gout ăn được cá gì?

Thực tế, sử dụng các loại cá đồng, cá sông sẽ là tốt nhất cho người bệnh. Cụ thể thể là:

  • Cá quả: Có chứa vitamin PP, phốt pho, đạm ở mức và đủ, giúp bệnh nhân cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng tới lượng acid uric trong cơ thể.
  • Cá rô: Lượng nhân purin đo được rất thấp, vậy nên có thể ăn thường xuyên để đa dạng thực đơn.
  • Cá chép: Không chỉ có purin thấp mà cá chép còn chứa nhiều dinh dưỡng rất có lợi cho quá trình điều trị của người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh hoàn toàn có thể ăn cá hồi, purin có trong loại cá này ở mức trung bình nên vẫn có thể bổ sung vào thực đơn hàng tuần.

Bệnh Nhân Gút Cần Biết: Bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Có một số loại cá người bệnh gout có thể ăn được
Có một số loại cá người bệnh gout có thể ăn được

Các loại cá nên ăn ở mức ít

Bên cạnh cá hồi và các loại cá sông hồ có thể sử dụng hàng tuần, người bị gout vẫn muốn ăn loại cá vượt Nhật Bản, cá chim nước ngọt hoặc cá bơn, bạn cần lưu ý ăn ở mức vừa phải. Nhóm cá này có lượng nhân purin nằm trong khoảng từ 100 đến 400mg, nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho cơ thể, khiến bệnh lý nặng hơn. Do vậy chỉ nên ăn 1 – 2 bữa trong tháng.

Người bị gout tránh ăn cá gì?

Những loại cá nào người bệnh cần gạt bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn hàng tuần? Đó chính là nhóm cá có lượng purin cao hơn 400mg/100g thực phẩm. Khi sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, bạn sẽ nhanh chóng thấy các cơn đau nhức xuất hiện với mức độ nặng, khớp xương sưng to hơn rõ rệt và rất đỏ.

Cụ thể cần tránh ăn cá tuyết, cá thu, cá cơm, cá mòi và cá trích.

Cảnh Báo Từ Chuyên Gia: Bị Gút Kiêng Rau Gì Để Không Ảnh Hưởng Đến Qúa Trình Điều Trị

Gợi ý một vài cách chế biến cá ngon cho bệnh nhân

Cá có rất nhiều cách chế biến khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý với các bạn một số công thức nấu nướng khá hấp dẫn để thay đổi khẩu vị thường xuyên.

Cá rô kho thịt heo

Cá rô thường được chế biến bằng cách nấu canh, chiên, sốt cà chua, tuy nhiên chúng ta có thể kho với thịt để đổi mới hương vị.

Cách chế biến:

  • Cần chuẩn bị 1 con cá rô đồng loại to, 0.5kg thịt heo ba chỉ, nước mắm, rượu trắng, hành, hạt nêm, nước hàng.
  • Cá rô đem sơ chế và rửa cho thật sạch, dùng rượu trắng để rửa qua sẽ giúp khử mùi tanh rất tốt.
  • Phần thịt ba chỉ bạn rửa rồi thái thành các miếng vừa ăn, sau đó ướp cùng với cá và các gia vị đã chuẩn bị.
  • Thêm một ít nước lọc vào nồi cá và bắt đầu kho cho tới khi cạn nước, cá ăn với cơm nóng sẽ ngon nhất.
Món cá rô kho thịt heo rất đưa cơm
Món cá rô kho thịt heo rất đưa cơm

Cá diêu hồng hấp xì dầu

Gợi ý tiếp theo các bạn tham khảo đó là cá diêu hồng hấp với xì dầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá diêu có chứa omega 3 khá dồi dào, khi nạp vào cơ thể sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sưng viêm tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng món ăn này với cách thực hiện sau.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 con cá diêu hồng, rau mùi và xì dầu.
  • Sơ chế cá thật sạch rồi ướp cùng rau mùi, xì dầu và các gia vị khác.
  • Cho nước vào nồi hấp, thả cá lên xửng và hấp trong khoảng 60p là được.

Cá om với lá lốt

Lá lốt rất có lợi cho người bệnh, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm cơn đau nhanh chóng. Do đó, bạn hãy tận dụng nguyên liệu này để om cùng với cùng với bất cứ loại cá sông hồ nào.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 con cá, có thể là cá chép, cá rô, cá diêu,….., một nắm lá lốt và các gia vị mắm muối.
  • Cá sơ chế sạch sẽ rồi cắt thành các khúc nhỏ, lá lốt rửa sạch và thái sợi. Sau đó cho lá lốt ướp cùng với cá và gia vị rồi om trong nồi cho tới khi chín mềm là có thể sử dụng.

Mách Bạn: Bài Thuốc Chữa Gút Bằng Lá Lốt Ngay Tại Vườn Nhà – Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Cá rô nấu cải xanh

Cải xanh là loại rau có chứa lượng chất xơ dồi dào, giúp tăng cường hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric và chuyển hóa các chất tốt hơn. Nấu cá rô đồng với cải xanh là công thức chế biến được rất nhiều người ưa chuộng, sử dụng cho bệnh nhân gout hoàn toàn không có vấn đề gì.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 bó rau cải xanh, cà rô đồng và hành, gừng, nước mắm, hạt nêm.
  • Cá rửa sạch, sơ chế  rồi đem luộc qua. Phần nước luộc cá cần giữ lại để làm nước canh.
  • Tách thịt và xương để riêng, phần xương cho vào cối giã hoặc máy xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt.
  • Rau cải rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Sau đó phi thơm hành, cho cá vào xào săn, tiếp tục cho rau cải vào xào và thêm nước cốt của phần xương cá và nước luộc cá lúc trước.
  • Khi canh sôi, thêm một chút gừng đập dập, giam giảm hạt nêm là có thể ăn.
Canh cá rô nấu cải xanh
Canh cá rô nấu cải xanh

Cá hồi nướng tiêu

Đối với cá hồi, các bạn có thể nướng cùng tiêu xanh, liều lượng có thể sử dụng mỗi tháng là khoảng 50 đến 100g. Chế biến bằng cách nướng tiêu sẽ giúp giảm lượng nhân purin có sẵn trong cá khá tốt.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 khúc cá hồi, tiêu xanh và muối.
  • Rửa sạch cá rồi ướp với tiêu xanh, muối.
  • Sau 15 phủ cho vào lò nướng, đặt nhiệt 180 – 200 độ C, có thể thêm một chút lá hương thảo để món ăn hấp dẫn hơn.

[ Giải Đáp Thắc Mắc ]: Bệnh Gút Có Ăn Ốc Được Không?

Những điều cần biết khi bệnh nhân gout ăn cá

Khi dùng cá trong các bữa ăn, bệnh nhân nên lưu ý về liều lượng cũng như cách chế biến để đảm bảo không gây hại cho cơ thể.

  • Các loại cá bệnh nhân có thể ăn đều có lượng purin thấp, nhưng không vì vậy mà ăn cá liên tục, sử dụng lượng lớn hàng tuần. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 100g cá mỗi lần và không quá 3 lần/tuần.
  • Cá cần phải nấu chín để giảm nhân purin, các món gỏi cá, sashimi, món cá sống đều giữ nguyên purin.
  • Hạn chế chiên rán cá ngập dầu mỡ để hạn chế purin và các chất béo khó chuyển hóa.
  • Khi sơ chế cá cần loại bỏ sạch vảy và phần nội tạng.
  • Kết hợp thêm các loại rau củ ăn kèm cá để bổ sung chất xơ và hạn chế purin.

Như vậy, bệnh gout ăn được cá gì, ăn như thế nào tốt nhất đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Bệnh nhân hãy lưu lại để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng một cách khoa học nhất. Bên cạnh đó, thăm khám đúng định kỳ tại bệnh viện chuyên trị bệnh gút và thực hiện nghiêm túc phác đồ để trị bệnh gout thật hiệu quả.

Câu hỏi liên quan

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Bị gout uống bia được không, có gây hại gì cho cơ thể? Bia vốn là đồ uống rất được yêu thích bởi cả nam giới và nữ giới, đặc biệt vào ngày hè oi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe