Thực đơn cho người bệnh gout có ý nghĩa vô cùng quan trọng để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Bởi một trong những nguyên nhân gây ra gút bởi chế độ ăn thừa đạm, nhiều purin. Do vậy việc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh gout có giá trị lớn để điều hòa nồng độ acid uric, ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát trở lại.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Gout là gì? Gout là một dạng viêm khớp do rối loạn quá trình chuyển hóa acid uric trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao, tích tụ tại khớp gây sưng đỏ, viêm đau nhức dữ dội. Acid uric cao do nhiều yếu tố tác động, trong đó chế độ ăn thiếu khảo học, sử dụng nhiều thực phẩm giàu đạm – nhân purin tác động không nhỏ tới quá trình làm khởi phát các triệu chứng bệnh gút.
Mặc dù chế độ ăn kiêng không thể thay thế thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên ăn uống khoa học với thực đơn cho người bệnh gout sẽ tạo ra giá trị lớn để hỗ trợ điều trị chứng bệnh. Do vậy để bảo vệ sức khỏe, người bệnh cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
- Mục tiêu của thực đơn cho người bị gout
Cân bằng nồng độ acid uric và hình thành thói quen ăn uống khoa học. Ngăn ngừa lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp hình thành các cục tophi và các biến chứng khác. Mục tiêu thứ 2 của người bệnh gút là duy trì cân nặng ở mức ổn định. Bởi thừa cân làm nguy cơ khởi phất các triệu chứng gút, thậm chí nghiêm trọng hơn.
- Nguyên tắc ăn uống cụ thể
Người bệnh gút cần bổ sung tổng năng lượng 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ ngày. Trong đó đạm không quá 150g/ngày; chất béo 18-25% nhu cầu năng lượng, lượng muối không quá 5g/ngày, lượng nước 40ml/kg cân nặng/ngày.
Người bệnh nên ưu tiên đạm từ thực vật thay vì động vật để quá trình chuyển hóa, đào thải acid uric từ thận tốt hơn. Công thức quy đổi đạm giữa các thực phẩm như sau 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g đậu phộng = 100g cá = 100g tôm.
- Người bệnh gút nên ăn gì kiêng gì
Trong chế độ ăn cho người bị gout, người bệnh nên kiêng các nhóm thực phẩm nhiều đạm và nhân purin như thịt bò, thịt chó, thịt dê, hải sản,… Người bệnh cũng không nên ăn các loại trái cây chứa nhiều acid (vị chua) vì sẽ tạo điều kiện hình thành môi trường acid khiến nồng độ acid uric tăng cao, khó bài tiết qua thận.
Để an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tăng cường các loại rau củ quả nhiều chất xơ và dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bệnh nhu rau cải, bí đỏ, dưa chuột.
- Thực đơn cho bệnh nhân gút mạn tính
Với người bị gút mãn tính thực đơn cần nghiêm ngặt hơn vì nếu sử dụng nhiều thực phẩm gây hại sẽ thúc đẩy quá trình lắng đọng tinh thể muối urat hình thành cục tophi nhanh hơn.Người bệnh cần đảm bảo không nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm và purin vào cơ thể, mức độ lý tưởng là dưới 1g đạm/kg. Người bệnh nên ưu tiên đạm từ thực vật để giúp quá trình chuyển hóa và bài tiết ra ngoài cơ thể tốt hơn. Đặc biệt cần tránh xa bia rượu và các chất kích thích khác.
- Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường
Trường hợp người bệnh gout kèm theo tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn vừa giảm đạm và hạn chế tinh bột, đặc biệt là đồ ăn chứa nhiều đường fructose. Thực phẩm giàu fructose tiêu biểu như: đồ ăn nhanh, bánh kẹo, trái cây sấy,… Mặc dù những thực phẩm này rất hấp dẫn, ngon miệng tuy nhiên lại không tốt cho người bị gút kèm tiểu đường. Thành phần fructose có khả năng kích thích làm tăng nồng độ axit uric, đồng thời đưa lượng đường huyết vượt ngưỡng an toàn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh gút kèm tiểu đường nên xây dựng thực đơn với nhiều loại rau xanh, chế biến thanh đạm và nên chia nhỏ các bữa ăn để hỗ trợ trị bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tổng Hợp Biến Chứng Của Bệnh Gout Và Cách Phòng Ngừa Tốt Nhất
Mẫu thực đơn thực đơn cho người bệnh gút 1 tuần
Để giúp bảo vệ sức khỏe từ việc ăn uống khoa học, người bệnh có thể tham khảo thực đơn hàng ngày cho người bệnh gout trong thời gian 1 tuần dưới đây.
Thực đơn cho người bị gout ngày thứ 2
Để có một ngày đầu tuần đầy năng lượng và vẫn đảm bảo không làm khởi phát các triệu chứng gút trở lại, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt. Người bệnh có thể tham khảo chế độ ăn cho người bị gout trong một ngày như sau:
- Bữa sáng: 1 bắp ngô + 1 cốc sữa tươi ít đường hoặc 1 của khoai lang + 1 cố sữa tươi ít được hoặc ½ bát ngũ cốc trộn thêm các loại hạt + 1 cốc sữa đậu nành.
- Bữa trưa: 2 lưng bát con cơm tẻ + 50g sườn lợn sốt chua ngọt + 1 bìa đậu phụ + 50g cải xanh luộc. Hoặc có thể thay thay các món ăn thành 70g cá trắm sốt cà chua + 20g thịt lạc vai xào + 50g bí xanh luộc. Hoặc 50g thịt bò xào rau + 20g cá bống kho + 50g bí ngô luộc. Sau bữa ăn khoảng 1 tiếng có thể sử dụng một số loại trái cây như ½ quả cam/100g xoài chín/150g vải,…
- Bữa tối: 1 miệng bát con cơm tẻ + 50g cá rô phi rán + ½ quả trứng gà luộc + canh rau ngót. Hoặc có thể thay thế các món ăn thành 70g thịt lợn nạc xào + 10g lạc rang + 200g bầu luộc. Hoặc 50g tôm hấp + 50g thịt kho tàu + 200g cải xoong xào.
Thực đơn cho người bị bệnh gout ngày thứ 3
Ngày tiếp, người bệnh vẫn cần chú ý duy trì chế độ ăn. Tuy nhiên để bữa ăn thêm phong phú, người bệnh có thể xây dựng thực đơn gout nên ăn thịt gì để có thể linh động thay đổi trong các bữa ăn hàng ngày.
- Bữa sáng: 1 bát phở bò hoặc phở gà. Chú ý cần kết hợp với nhiều rau xanh để giúp tăng lượng chất xơ.
- Bữa trưa: 2 lưng bát cơm trắng + 20 cá thu sốt cà chua + 20g thịt băm rang + 50g su su luộc. Hoặc thay thế các món ăn thành 50g thịt gà luộc + 1 quả trứng rán + 50g cải bẹ luộc. Hoặc 40g thịt nạc lợn luộc + 2 miếng chả lá lốt + canh bí đỏ.
- Bữa tối: 1 lưng bát cơm + 30g thịt bò xào hành tây + 200g cá hấp + 300g củ cải luộc. Hoặc có thể thay thế các món ăn thành 30g sườn nướng + 2 bìa đậu phụ rán + canh rau củ.
Tham khảo thêm: Bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì? Tổng hợp các thực phẩm nên có trong bữa ăn
Thực đơn dành cho người bị bệnh gout thứ 4
Người bệnh tiếp tục xây dựng chế độ ăn nghiêm ngặt với thực đơn mẫu sau đây.
- Bữa sáng: 1 quả trứng gà luộc/ bắp ngô luộc/khoai lang luộc + 1 cốc sữa tươi ít đường.
- Bữa trưa: 2 lưng cơm tẻ + 30g thịt cuốn lá lốt rán + 50g cá chép nấu canh + 50g bắp cải luộc. Hoặc có thể thay thế món ăn thành 50g thịt lợn rang cháy cạnh + 30g xương nấu canh củ quả. Hoặc 50g thịt vịt luộc + 2 bìa đậu rán + 50g bí ngòi xào.
- Bữa tối: 1 lưng bát cơm tẻ + 50g thịt bò xào + 10g lạc rang + 300g cà rốt luộc. Hoặc có thể thay thế món ăn thành 50g thịt lợn nướng + 200g tôm rang + 50g su su luộc.
Thực đơn cho người bệnh gút ngày thứ 5
Bước sang ngày thứ 5, các bạn có thể lặp lại thực đơn cho người bệnh gout như ngày thứ 2. Ngoài ra có thể tham khảo thực đơn khác sau đây:
- Bữa sáng: 1 bánh bao nhân thịt/ bánh giò/bánh nếp + 1 cốc sữa hạt ít đường.
- Bữa trưa: Người bệnh tùy chọn loại bún phở theo sở thích như bún ngan, phở bò, bún dọc mùng,…. tùy nhiên cần chú ý kết hợp với nhiều rau xanh khi ăn.
- Bữa tối: 1 lưng bát cơm tẻ + thịt lợn kho tàu (50g thịt + 1 quả trứng) + 50g bắp cải xào. Hoặc có thể thay thế món ăn thành 100g thịt bò xào + canh rau ngót.
Thực đơn cho người bị gút ngày thứ 6
Xây dựng thực đơn ăn thứ 6 rất quan trọng để giúp các bạn có đủ năng lượng để làm việc ngày cuối tuần hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Bữa sáng: Cháo sườn/ cháo ngao/ cháo thịt bằm.
- Bữa trưa: 2 lưng bát cơm tẻ + 20g cá bống kho + 20g ruốc tôm + 30g rau cải luộc. Hoặc có thể thay thế món ăn thành 30g cá sốt cam chanh + 20g thịt kho + 50g bí đỏ luộc.
- Bữa tối: 1 lưng cơm tẻ + 50g thịt rang + 30g canh cua nấu rau mồng tơi. Hoặc có thể thay thế món ăn thành 50g tôm, 30g thịt rang chung + canh rau ngót.
Hồi đáp của Chuyên Gia: Bị gút không nên ăn rau gì và List thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh
Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout ngày thứ 7
Thông thường cuối tuần chúng ta được nghỉ có nhiều thời gian để chế biến các món ăn ngon. Tuy nhiên, người bệnh gút cùng cần tiết chế để thực đơn không quá nhiều, ăn quá đà làm ảnh hưởng tới nồng độ acid uric.
- Bữa sáng: Nui xào thịt/2 lát sandwich kèm bơ hoặc đậu phộng, mứt dâu tây
- Bữa trưa: Người bệnh có thể thay đổi cho bữa ăn đa dạng bằng bún thịt nướng hoặc bún thịt đậu hay phở cuốn thịt bò. Những món ăn này giúp thay đổi khẩu vị người bệnh vẫn có thể kiểm soát được lượng đạm đưa vào cơ thể.
- Bữa tối: 1 lưng bát cơm + 50 thịt sốt cà chua + 1 bìa đậu rán + 50g bầu luộc. Hoặc có thể thay thế món ăn thành 50 sườn non chua ngọt + 20g ức gà luộc + 50g canh cải xanh.
Thực đơn cho người bệnh gout chủ nhật
Để cải thiện tình trạng bệnh gút, người bệnh có thể xây dựng thực đơn ăn ngày chủ nhật theo mẫu sau:
- Bữa sáng: Bánh bao/ bánh cuốn chả/ bánh bột lọc.
- Bữa trưa: 2 lưng bát cơm tẻ + 5g cá trắm kho + canh bầu nấu tôm + 200g bắp cải xào. Hoặc có thể thay thế món ăn bằng 50g gà rang gừng + 30g thịt bò xào hành tây + canh rau cải.
- Bữa tối: 1 lưng bát cơm tẻ + 50g thịt lợn nạc luộc + 1 quả trứng rán + canh rau ngót. Ngoài ra có thể thay thế món ăn thành 50g các bống rán + 30g sườn xào chua ngọt + 50g su su luộc.
Giữa các bữa ăn chính, người bệnh gút có thể bổ sung bữa phụ bằng các loại trái cây tươi như quả lựu, dưa hấu, bưởi,….
Ngoài thực đơn mẫu trên đây, người bệnh có thể đa dạng với nhiều món ăn khác để thêm phần phong phú cho thực đơn. Điều quan trọng là người bệnh cần đảm bảo bổ sung hàm lượng đạm cho phép để tránh làm nồng độ acid uric tăng cao. Để thúc đẩy quá trình chuyển hóa và bài tiết acid uric tốt, người bệnh nên chú ý uống nhiều nước và luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn xây dựng thực đơn cho người bệnh gout khoa học, sớm kiểm soát được tình trạng bệnh!
Xem thêm:
- Những Món Ăn Cho Người Bệnh Gút: Top 17 Món Ngon Hỗ Trợ Đào Thải Acid Uric
- Bệnh Gút Nên Ăn Hoa Quả Gì? Top 15+ Gợi Ý Tốt Nhất Cho Bạn