Nội dung chính

Khô khớp ở người trẻ là tình trạng diễn ra khá nhiều hiện nay, nhất là ở đối tượng 25 – 35 tuổi tăng đáng kể. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng khô khớp ở lứa tuổi này có xu hướng gia tăng? Cách điều trị ra sao hiệu quả cao nhất? Bạn đọc sẽ có được những thông tin chi tiết này qua bài viết tổng hợp của chúng tôi dưới đây.

Khô khớp ở người trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết tình trạng

Khô khớp gối được hiểu là tình trạng chất nhờn khu vực khớp gối bị thiếu hụt nghiêm trọng. Chính điều này đã dẫn đến khả năng di chuyển, vận động của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn, phát ra các âm thanh lạo xạo trong khớp.

Khô khớp ở người trẻ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến hiện nay
Khô khớp ở người trẻ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến hiện nay

Bệnh nếu không được điều trị sớm, kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Ngoài ra, bị khô khớp khi ở lứa tuổi rất trẻ sẽ khiến cho việc vận động sau này của người bệnh trở nên khó khăn.

Một số biểu hiện người bệnh dễ dàng ghi nhớ để nhận biết khô khớp đó là:

  • Những tiếng lạo xạo, lục cục quanh khớp phát ra nhiều khi người bệnh vận động hay di chuyển. Nhất là khi leo cầu thang, những tiếng kêu này phát ra rõ ràng,
  • Khớp thường xuyên bị đau nhức, sưng và nóng đỏ mỗi khi bạn vận động hay di chuyển nhiều.
  • Hiện tượng tê bì chân tay và căng cứng cơ khi mới ngủ dậy, cơ đã lâu không vận động.
  • Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể không đứng vững, bị teo cơ, mất đi cảm giác ở chân tay. Nghiêm trọng nhất, bệnh nhân có thể bị bại liệt mãi mãi về sau.

Nguyên nhân khiến khớp bị khô ở người trẻ

Nguyên nhân thực chất của tình trạng khô khớp là do sụn khớp thoái hóa và làm khớp tiết dịch kém đi, từ đó làm một số phản ứng viêm khớp, vôi hóa xuất hiện. Người trẻ dễ bị khô các khớp bởi những yếu tố sau đây:

  • Thói quen vận động quá sức

Theo các chuyên gia nhận định, khi người bệnh thường xuyên vận động nặng và lặp đi lặp lại một động tác trên một khớp, chúng sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Chính điều này có thể gây ra tình trạng giãn dây chằng và thương tổn sụn.

Nếu người bệnh vận động với cường độ nhiều và nặng hơn, nguy cơ thoái hóa, khô khớp cũng sẽ dịch chuyển theo đó. Đây chính là lời giải đáp cho vấn đề vì sao các vận động viên phải đối mặt với nguy cơ khô khớp nhiều hơn.

  • Lười vận động gây khô khớp

Khô khớp ở người trẻ có thể đến từ thói quen lười vận động, không chịu tập luyện thể thao. Chúng làm cho phần cơ xương khớp bị lỏng lẻo, không vững chãi và bị yếu dần đi. Người ta nói rằng, việc tăng sức mạnh của cơ bắp dù là vận động bình thường cũng giúp giảm đến hơn 30% nguy cơ người trẻ bị thoái hóa khớp.

Thói quen lười vận động là một trong số những nguyên nhân chính khiến người trẻ bị bệnh xương khớp
Thói quen lười vận động là một trong số những nguyên nhân chính khiến người trẻ bị bệnh xương khớp
  • Chế độ dinh dưỡng mỗi cá nhân

Một chế độ ăn uống không khoa học, nhiều purin có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Những thực phẩm xấu cho khớp mà người trẻ thường xuyên nạp nhiều như: thịt đỏ, đồ ăn dầu mỡ, nội tạng động vật, chất kích thích,…

  • Yếu tố thừa cân, béo phì

Những người bị thừa cân có nguy cơ rất cao bị khô khớp, đặc biệt là vùng khớp gối. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nếu bạn cứ tăng 0,45kg trọng lượng, khớp sẽ phải chịu đựng tương đương khoảng 1,5kg áp lực. Trong khi đó nếu giảm 5kg, nguy cơ bị khô khớp có thể giảm đến 50%.

Bởi vậy, đối tượng là người béo phì, người bị thừa cân nếu không có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp rất dễ bị mắc bệnh. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn tác động xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • Lão hóa sớm

Một số người trẻ gặp phải tình trạng bị lão hóa sớm và khiến cho sụn, xương dưới sụn nhanh bị ăn mòn, phá hủy. Điều này khiến cho khả năng tiết dịch bôi trơn ổ khớp bị suy giảm nhanh chóng.

Mặc dù tình trạng này không phổ biến, tuy nhiên chúng ta cần hết sức cẩn thận với những trường hợp này. Người trẻ bị mắc bệnh do ảnh hưởng của lão hóa sớm được gọi là khô khớp dạng nguyên phát.

  • Chấn thương khớp

Vì một số nguyên nhân nào đó, khớp của chúng ta gặp phải tình trạng chấn thương nặng hay nhẹ. Lúc này, sụn và khớp bị tổn thương sẽ khiến phần dịch khớp tiết ra ngày càng ít dần. Đây là nguyên nhân chính khiến khô khớp và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng khô khớp ở người trẻ còn có thể gây ra bởi nhóm tác nhân như: tính chất nghề nghiệp đặc thù, khớp bị căng thẳng quá mức, mang thai, dị tật bẩm sinh, bệnh lý về khớp,…

Bệnh có chữa được không và có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Khô khớp ở người trẻ không còn là bệnh lý hiếm gặp gây nguy hiểm. Tuy nhiên các bạn trẻ cũng không nên chủ quan khi biết mình mắc bệnh lý này. Bạn cần tích cực điều trị theo phác đồ đã được hướng dẫn, nếu khô khớp diễn tiến nặng, nguy cơ chúng gây ra cho sức khỏe như:

Bệnh kéo dài lâu ngày có thể gây ra tình trạng thoái hóa, giảm khả năng vận động linh hoạt của cơ thể
Bệnh kéo dài lâu ngày có thể gây ra tình trạng thoái hóa, giảm khả năng vận động linh hoạt của cơ thể
  • Đau khớp gối kéo dài mãn tính.
  • Tổn thương dây thần kinh và rối loạn cảm giác.
  • Viêm khớp.
  • Teo cứng cơ.
  • Thóa hóa các khớp.
  • Hạn chế vận động hoặc tàn phế.

Người trẻ tuổi bị khô khớp nếu điều trị sớm, tốc độ phục hồi xương khớp sẽ nhanh hơn rất nhiều so với người già. Bệnh sẽ được cải thiện dẫn sau khi người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, điều trị tăng cường dịch nhầy ổ khớp.

Nếu người bệnh bị khô khớp nặng, quá trình chữa trị bệnh sẽ trở nên khó khăn và kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn mang lại kết quả khả quan nhờ việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh chuyên sâu, thậm chí là can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Các chuyên gia cho lời khuyên rằng, người trẻ nên thăm khám bệnh sớm ngay khi nhận thấy phần sụn khớp bị sưng đau, phát ra tiếng kêu lạo xạo để điều trị sớm và kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý khớp

Biện pháp đang được chuyên gia y tế ứng dụng ở bệnh viện để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng khô khớp ở người trẻ tuổi như sau:

Thăm khám lâm sàng thực tế

Gồm những kiểm tra bên ngoài và hỏi về tiền sử người bệnh cụ thể như sau:

Thăm khám lâm sàng là một bước cần thiết để bác sĩ đánh giá chính xác mức độ bệnh lý khô khớp ở người trẻ
Thăm khám lâm sàng là một bước cần thiết để bác sĩ đánh giá chính xác mức độ bệnh lý khô khớp ở người trẻ
  • Tiền sử bệnh: Người bệnh kê khai chi tiết tình sử chấn thương ở khớp, những bệnh lý đang gặp phải và đặc biệt là bệnh về khớp.
  • Dấu hiệu: Những triệu chứng mà bạn gặp phải sẽ được bác sĩ ghi chép cẩn thận để đưa ra những chẩn đoán ban đầu. Chủ yếu căn cứ vào thời điểm phát sinh triệu chứng, mức độ bệnh và tần suất bệnh tái phát.
  • Kiểm tra phía ngoài của khớp: Những biểu hiện sưng tấy khớp, nóng đỏ ổ khớp hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường, bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác vị trí đau.
  • Khám chức năng vận động: Một bước kiểm tra quan trọng đó là thực hiện các động tác nhằm kiểm tra chức năng vận động khớp. Qua đó đánh giá xem bệnh có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể.

Chẩn đoán cận lâm sàng vùng khớp

Gồm xét nghiệm qua hình ảnh hoặc xét nghiệm máu.

  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X – quang, CT, MRI, đo điện cơ, điện cơ là những phương pháp cần thiết để xác định mức độ tổn thương của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Cần xét nghiệm máu trong tình huống người bệnh trẻ bị khô khớp nghi ngờ do nhiễm trùng, do viêm khớp dạng thấp,….

Việc chẩn đoán chính xác mức độ bệnh lý cũng như nguyên nhân gây ra khô khớp ở người trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Người bệnh khi thực hiện chữa trị theo đúng phác đồ bác sĩ hướng dẫn sẽ sớm cải thiện bệnh lý hoàn toàn.

Cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay

Có rất nhiều phương pháp để điều trị khô khớp ở người trẻ tuổi. Với mỗi trạng thái sức khỏe cũng như mức độ bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho từng cá nhân. Cụ thể, các giải pháp đang được áp dụng chữa khô khớp cho người trẻ tuổi bao gồm:

Chữa bệnh bằng y học hiện đại

Có 2 giải pháp chữa khô khớp và dùng thuốc Tây y hoặc can thiệp ngoại khoa.

Dùng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây để uống và tiêm được xem là một giải pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị khô khớp cho người trẻ tuổi. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn uống, tiêm khớp như:

CHI TIẾT: Khô khớp nên uống thuốc gì hiệu quả được bác sĩ kê đơn?

Paracetamol nằm trong nhóm thuốc điều trị phổ biến, giúp giảm đau nhanh và hạ sốt hiệu quả
Paracetamol nằm trong nhóm thuốc điều trị phổ biến, giúp giảm đau nhanh và hạ sốt hiệu quả
  • Thuốc giảm đau khớp: Cho hiệu quả rất tốt đối với trường hợp người bệnh bị khô khớp mức độ nhẹ đến trung bình. Ngoài khả năng giảm đau nhanh, thuốc còn giúp cắt sốt với những tình huống khô khớp do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc chống viêm (non steroid): NSAID bao gồm các loại thông dụng như Aspirin, Ibuprofen hoặc là Diclofenac. Chúng được dùng trong tình huống người bệnh không đáp ứng với Paracetamol hoặc người bệnh bị sưng đầu gối. Thuốc thường dùng với tổng liều từ 5 – 7 ngày, nếu dùng hơn sẽ gây hại đến nội tạng.
  • Thuốc Steroid: Rất phổ biến ở dạng tiêm với khả năng kháng viêm mạnh mẽ và hợp với đối tượng người trẻ bị khô khớp do viêm khớp tự miễn. Việc tiêm thuốc bạn cần thực hiện ở nơi đảm bảo an toàn, uy tín để tránh biến chứng nhiễm trùng sau khi tiêm.
  • Tiêm tạo nhờn ổ khớp: Các loại thuốc như là Hyasyn, Rasanvisc hoặc Go-on đều được dùng để tiêm trực tiếp vào khu vực ổ khớp 6 tháng/ lần nhằm tăng cường dịch nhầy khớp nhân tạo. Từ đó thuốc cải thiện tối đa tình trạng khô khớp ở người trẻ.
  • Uống Glucosamine: Thuốc có khả năng tăng tiết dịch nhờn tại ổ khớp, từ đó giảm bớt tình trạng đau nhức và khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Can thiệp ngoại khoa chữa bệnh

Biện pháp phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp người bệnh khô khớp diễn tiến nặng nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị. Cụ thể, phương án mổ nội soi, mổ hở có thể được tiến hành trong các trường hợp sau:

Một số trường hợp cần thiết phải can thiệp ngoại khoa trong quá trình chữa bệnh
Một số trường hợp cần thiết phải can thiệp ngoại khoa trong quá trình chữa bệnh
  • Người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa từ 6 cho đến 12 tuần.
  • Người bệnh bị khô khớp do chấn thương nghiêm trọng, cần phẫu thuật để can thiệp.
  • Khô khớp làm cho bệnh nhân đau nhiều, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
  • Khớp đã bị hư hỏng nặng, không có khả năng tự khôi phục.
  • Tổn thương ở khớp gây ra chèn ép lên các dây thần kinh.

Mục đích chính của việc phẫu thuật là loại bỏ phần mô, cơ xương bị tổn thương. Đồng thời giúp chỉnh hình cũng như khôi phục cấu trúc khớp ban đầu, hoặc thay thế khớp nhân tạo. Bạn có thể trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi tiến hành để biết được những lực ích, rủi ro khi thực hiện.

Áp dụng điều trị khô khớp ở người trẻ bằng vật lý trị liệu

Một số trường hợp người bệnh bị khô khớp kèm theo giảm khả năng vận động, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn vật lý trị liệu kết hợp. Những bài tập kéo giãn cơ xương khớp, giảm áp lực cho ổ khớp và giúp vận động dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, các phương pháp trị liệu khác cũng được áp dụng song song để giảm đau, tăng cường máu lưu thông ở khớp và tăng sản sinh dịch nhầy khớp hiệu quả. Cụ thể như:

  • Siêu âm trị liệu.
  • Điện kích thích.
  • Đắp parafin cho khớp.
  • Chiếu tia hồng ngoại ổ khớp.
  • Chiếu sóng, tia laser.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Khô khớp ở người trẻ là một dấu hiệu báo động đỏ cho sức khỏe, bởi vậy ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường thể hiện khô khớp, bạn nên áp dụng sớm những biện pháp chữa tại nhà. Mẹo dân gian sử dụng thảo dược quen thuộc có sẵn trong vườn nhà, rất an toàn và dễ dàng áp dụng.

Một số bài thuốc giúp giảm đau và tăng tiết dịch khớp mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc giảm đau với gừng

Gừng tươi là vị thảo dược quen thuộc giúp điều trị nhiều bệnh lý, trong đó phải kể đến bệnh xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng gừng để ngâm chân hoặc khớp bị tổn thương theo các bước như sau:

Bài thuốc giảm đau và sưng khớp nhanh chóng với gừng
Bài thuốc giảm đau và sưng khớp nhanh chóng với gừng
  • Chuẩn bị 30g củ gừng tươi, thái lát nhỏ, 20g muối tinh và nước sạch.
  • Nước đun sôi khoảng 60 độ, sau đó cho gừng lát vào.
  • Đổ ra thau, thêm muối khuấy đều rồi ngâm khớp bị đau khoảng 30 phút.
  • Bạn nên ngâm trước khi đi ngủ mỗi ngày, vùng khớp sẽ giảm đau và thư giãn hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể giã nát gừng tươi với muối rồi đắp trực tiếp lên vết khớp đau. Phương pháp này rất hiệu quả và phù hợp với những người bệnh không có nhiều thời gian.

Bài thuốc với cây ngải cứu

Trong dân gian lưu truyền bài thuốc điều trị sưng viêm khớp hiệu quả bằng cây ngải cứu. Không phải ngẫu nhiên mà loại cây này được ưa chuộng, người ta đã nghiên cứu rằng hoạt chất Sterol của lá ngải có thể cải thiện tốt khô khớp. Người bệnh chữa khô khớp ở người trẻ bằng ngải cứu như sau:

  • Chuẩn bị ngải cứu tươi đã làm sạch và 2 chén rượu trắng.
  • Cho ngải vào trong chảo sao nóng lên, thêm rượu đã chuẩn bị.
  • Khi thấy phần lá ngải đã mềm bạn tắt bếp rồi lấy lá đắp trực tiếp lên khớp bị khô, cẩn thận bị bỏng.

Chữa khô khớp với lá lốt

Các tinh chất của lá lốt giúp giảm nhanh đau nhức và cứng khớp, bởi vậy người ta thường ưu tiên sử dụng lá lốt để điều trị bệnh. Giảm khô cứng khớp bằng lá lốt theo các bước như sau:

Chữa bệnh với lá lốt tươi ngâm khớp mỗi ngày
Chữa bệnh với lá lốt tươi ngâm khớp mỗi ngày
  • Lá lốt phơi héo 1 ngày trong bóng râm, đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun.
  • Sau khoảng 20 phút, người bệnh tắt bếp rồi để nguội
  • Nước lá lốt thu được bạn có thể dùng để uống. Ngoài ra có thể dùng lá lốt trực tiếp trong các món ăn để giúp giảm viêm, khô khớp.

Những bài thuốc dân gian giúp chữa khô khớp hiệu quả nhất trong trường hợp bệnh mới khởi phát hay ở mức độ trung bình. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh chỉ nên coi đây là một phương án điều trị hỗ trợ.

Địa chỉ điều trị bệnh an toàn, uy tín nhất

Chữa khô khớp ở người trẻ nơi nào uy tín, hiệu quả và đảm bảo an toàn được nhiều người đặt ra. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ chúng tôi gợi ý tại Hà Nội và TP HCM dưới đây.

  • Bệnh viện Bạch Mai chữa khô khớp: Khô khớp nói riêng và bệnh xương khớp nói chung đều có thể được điều trị tốt nhất tại khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai. Nơi đây được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, khoa phòng chức năng đáp ứng nhu cầu khám chữa của người dân. Người bệnh có thể đến khám tại số 78, đường Giải Phóng ở quận Đống Đa, nội thành Hà Nội. Để tránh phải chen chúc chờ lâu, hãy gọi điện đặt lịch trước theo số điện thoại hotline 8424 3869 3731.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: Đây là cơ sở y tế uy tín thuộc hạng nhất tại TP HCM được thành lập từ năm 2009. Khoa Cơ xương khớp tại đây có nhiều bác sĩ giỏi, tâm huyết với nghề cùng chuyên môn vững vàng sẽ giúp người bệnh an tâm thăm khám và điều trị. Địa chỉ bệnh viện ở tầng trệt khu B, số 527 Sư Vạn Hạnh, P 12, Q10.
Bệnh viện Nhân dân 115 là một địa chỉ điều trị uy tín
Bệnh viện Nhân dân 115 là một địa chỉ điều trị uy tín
  • Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường: Dòng họ Đỗ Minh đã có 5 đời gia truyền chữa bệnh cứu người. Tất cả các phương thuốc YHCT tại đây đều được nghiên cứu, gia giảm tối ưu giúp cho việc điều trị trở nên đơn giản, an toàn và hiệu quả. Người bệnh muốn điều trị tình trạng bệnh xương khớp mãn tính, kéo dài không khỏi theo phương pháp cổ truyền có thể nghiên cứu và thăm khám tại đây. Địa chỉ nhà thuốc ở ngõ 97 Văn Cao Ba Đình hoặc 47B đường Đặng Dung, TP HCM.
  •  Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Với tiền thân là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, Quân dân 102 được thành lập là kết hợp của YHCT dân tộc cùng với phương pháp Tây y hiện đại ứng dụng vào thực tiễn điều trị bệnh. Lấy YHCT làm gốc, Quân dân 102 giúp người bệnh điều trị nhiều bệnh lý cấp – mãn tính khác nhau, trong đó có chứng khô khớp ở người trẻ. Người bệnh quan tâm có thể đến Quân dân 102 thăm khám tại: Ngách 11 Lê Quang Đạo HN hoặc đường Nguyễn Văn Thương HCM.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Thuốc dân tộc đã trở thành địa chỉ hàng đầu cho bệnh nhân khám chữa xương khớp bằng Đông y. Tai đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao trong ngành và từng khám chữa cho nhiều đối tượng bệnh khác nhau. Bên cạnh đó các bài thuốc cũng được nghiên cứu và giúp hàng nghìn người khỏe mạnh, dẻo dai. Thông tin liên hệ tại Nguyễn Thị Định Hà Nội hoặc 145 Hoa Lan, HCM.

Phòng ngừa bệnh khô khớp ở người trẻ

Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về phòng ngừa khô khớp một cách tốt nhất. Một số phương pháp cụ thể giúp người trẻ hạn chế khô khớp như sau:

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ và ăn uống khoa học.
  • Hạn chế những vận động mạnh, mang vác đồ nặng kéo dài để tránh tổn thương khớp.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để giúp xương chắc khỏe, tăng tiết dịch tự nhiên đều đặn.
  • Luôn luôn sinh hoạt đúng tư thế để phòng ngừa các bệnh về khớp.
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm bổ sung canxi, vitamin C, K, omega 3 và rau xanh. Ngoài ra cần kiêng ăn nội tạng động vật, đồ ngọt, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp và các loại chất kích thích.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện những bất thường về xương khớp nói chung, nhất là lão hóa khớp.

Trên đây là những thông tin cần biết dành cho bạn đọc về tình trạng khô khớp ở người trẻ. Bệnh gây nhiều nguy hiểm âm thầm về sau, bởi vậy hãy luôn cảnh giác và phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nhằm tránh nguy cơ bệnh nghiêm trọng về sau.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Khô khớp gối có nên tập thể dục hay không là một thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về việc...

Xem chi tiết

Nhiều người lo ngại khi xuất hiện tình trạng đau nhức, khô cứng các khớp xương khi vận động, chơi thể thao hay tập Gym. Vậy tập Gym bị khô khớp do nguyên nhân nào...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp