Nội dung chính

Khô khớp gối có nên tập thể dục hay không là một thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về việc tập thể dục đối với người đau khớp gối sao cho an toàn và mang lại lợi ích điều trị trong bài viết dưới đây.

Người bị khô khớp gối có nên tập thể dục hay không?

Tập thể dục có thể mang lại lợi ích nhất định đối với các căn bệnh xương khớp, tuy nhiên, nếu không tập luyện đúng cách thì có thể gây phản tác dụng. Một thắc mắc của nhiều người là: Bị khô khớp gối có nên tập thể dục thể thao không? Thực tế, đối với những bệnh nhân bị khô khớp gối, tần suất và cường độ tập luyện nên vừa phải, phù hợp tình trạng bệnh để tránh tổn thương sâu cho khớp gối.

Tập thể dục có ảnh hưởng đến độ khô của khớp gối không?

Suy nghĩ chung của nhiều người khi mắc bệnh xương khớp là hạn chế vận động để giảm tác động lên vùng khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì hoạt động thể chất quá mức có thể cản trở quá trình lưu thông máu, điều này khiến các khớp sẽ không thể nhận được chất dinh dưỡng quan trọng để cải thiện cấu trúc và chức năng vận động tự nhiên của chúng.

Khô khớp gối có nên tập thể dục là thắc mắc của nhiều người
Khô khớp gối có nên tập thể dục là thắc mắc của nhiều người

Đây cũng là lý do mà các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân khô đầu gối nên tập thể dục. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại rằng những bài tập như đi và chạy bộ có thể làm tổn thương khớp gối. Những suy nghĩ này không hoàn toàn chính xác bởi nếu có thể duy trì vận động đúng cách, các hình thức tập thể dục trên đều có thể hỗ trợ điều trị bệnh khô khớp một cách hiệu quả hơn.

Khi khớp gối bị khô, những bài tập như Gym, chạy bộ, đi bộ, bơi lội và Yoga với cường độ nhẹ có thể hỗ trợ quá trình lưu thông máu ở tứ chi, từ đó giúp khớp gối có được nguồn dinh dưỡng để sản xuất chất lỏng hoạt dịch, đồng thời cải thiện khả năng bôi trơn tự nhiên của khớp gối, giảm đau và khô khớp.

Bên cạnh đó, việc tập thể dục còn giúp bệnh nhân giữ được cơ thể cân đối và cân nặng vừa phải, từ đó tránh tình trạng thừa cân, gây áp lực lên khớp gối trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong quá trình vận động, người bệnh cũng cần chú ý kết hợp việc tập luyện và bổ sung dinh dưỡng để cơ thể tiết dịch khớp hiệu quả hơn, cải thiện được tình trạng khô khớp gối một cách an toàn.

Tham khảo thêm thông tin: Khô khớp nên uống thuốc gì? Tổng hợp danh sách thuốc chữa khô khớp cho hiệu quả

Khi nào thì người bị khô khớp gối cần tránh tập thể dục?

Như vậy, các chuyên gia nhận định việc tập thể dục thể thao và vận động đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người bị khô khớp gối. Tuy nhiên, ngoài vấn đề khô khớp gối có nên tập thể dục hay không thì bạn cũng cần chú ý những trường hợp bệnh nhân thoái hóa xương khớp, khô cứng các ổ khớp cần thận trọng khi áp dụng các phương pháp thể dục, thể thao.

Theo đó, đi bộ và chạy bộ chống chỉ định thực hiện đối với những bệnh nhân bị đau khớp gối nặng liên quan đến viêm khớp. Đó là bởi khi khớp đang ở giai đoạn viêm, nếu bệnh nhân đi lại hay vận động quá nhiều, hai đầu xương khớp gối sẽ bị cọ xát liên tục khiến vùng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn và khiến người bệnh đau đớn hơn. Nhìn chung, bệnh nhân bị khô viêm khớp gối mức độ nặng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ hình thức luyện tập, vật lý trị liệu nào.

Tuy nhiên, các bệnh nhân bị khô khớp ở mức độ trung bình cho đến hơi nặng vẫn có thể đi bộ nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút mỗi ngày kết hợp với việc thực hiện các động tác kéo giãn cơ bắp, gập duỗi gối và xoa bóp khớp gối để giảm đau cũng như hỗ trợ khớp nhanh chóng thích nghi với việc đi lại.

Ngoài ra, một trường hợp khác cần thận trọng khi áp dụng các bài tập đi hay chạy bộ là nhóm bệnh nhân bị béo phì. Những bệnh nhân khô khớp kết hợp béo phì cần hạn chế vận động, tránh gây áp lực lên chân để bảo vệ các cấu trúc của khớp gối. Lúc này, người bệnh nên lựa chọn những bài tập khác như bơi lội hay Yoga dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn nhưng không tạo gánh nặng lên các ổ khớp.

Khô khớp gối tập thể dục như thế nào để an toàn?

Như vậy, về vấn đề khô khớp gối có nên tập thể dục hay không, câu trả lời là CÓ. Cân nặng và tập thể dục có liên quan chặt chẽ tới tình trạng khô khớp. Đối với những người thừa cân hay béo phì, việc tập luyện đòi hỏi phải chịu tải trọng lớn hơn rất nhiều lên khớp gối. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ giới hạn của cơ thể mình để có chương trình luyện tập an toàn, phù hợp.

Đi, chạy bộ cho người khô khớp gối

Bệnh nhân khô khớp gối nên đi bộ và chạy ở tần suất và mức độ luyện tập vừa phải, hạn chế sải bước quá lớn hoặc quá nhanh. Điều này gây nhiều căng thẳng và áp lực cho khớp gối, khiến tình trạng khô khớp càng trở nên trầm trọng hơn.

Đi bộ là bài tập khô khớp gối được nhiều người áp dụng
Đi bộ là bài tập khô khớp gối được nhiều người áp dụng

Bên cạnh đó, người bệnh khô khớp cũng không nên vận động quá lâu. Theo các chuyên gia khuyến nghị, bện nhân cần tùy theo thể trạng và mức độ đau để xây dựng chế độ luyện tập khoa học, có thể đi bộ hoặc chạy bộ khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. Tốt nhất, người bệnh nên chia nhỏ thời gian tập thành 10 -1 5 phút vào mỗi buổi sáng và tối. Điều này sẽ giúp khớp gối của người bệnh thích nghi với cường độ vận động, giúp việc di chuyển trở nên an toàn hơn.

Nên xem: đậu bắp chữa khô khớp liệu có hiệu quả? Các cách cải thiện bệnh bằng đậu bắp

Một số bài tập Yoga tốt cho khớp gối

Người bị khô khớp gối có nên tập thể dục thể thao hay không thì chắc chắn là CÓ, tuy nhiên việc chạy hay đi bộ cũng có thể gây ra nhiều nguy cơ nếu người bệnh không tập luyện đúng cách. Ngược lại, các chuyên gia cho rằng các bài tập Yoga là phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn và phù hợp nhất cho người bệnh. Một số bài tập bệnh nhân khô khớp có thể áp dụng như sau:

Bài 1 – Tư thế chiến binh: Bài tập có tác dụng co duỗi chân và các ổ khớp, đưa vị trí các đĩa đệm về vị trí chuẩn, tăng hoạt động trao đổi chất cũng như lưu thông máu đến các khớp xương.

  • Bước 1: Người bệnh giữ tư thế đứng thẳng, sau đó bước 1 chân về phía trước.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng hạ đầu gối trước và duỗi thẳng chân sau.
  • Bước 3: Nhìn về phía trước, mở rộng cánh tay đến ngang vai.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây, sau đó duỗi thẳng chân và hạ cánh tay xuống.
  • Bước 5: Lặp lại 5 lần cho mỗi bên chân.

Bài 2 –  Bài tập di chuyển khớp gối: Thực hiện bài tập Yoga này giúp kéo giãn dây chằng và khớp gối, đồng thời giữ cho các ổ khớp hoạt động trơn tru hơn.

  • Bước 1: Người bệnh ngồi trên sàn, lòng bàn chân hướng vào nhau để tạo thành một vòng tròn khép kín.
  • Bước 2: Thả lỏng cơ thể, dùng tay giữ cổ chân và kéo cổ chân vào trong.
  • Bước 3: Úp lòng bàn chân hướng vào nhau, hướng mắt về phía trước, hít thở thư giãn trong khoảng 1 phút.
Các bài tập Yoga được đánh giá an toàn cho người đau khớp
Các bài tập Yoga được đánh giá an toàn cho người đau khớp

Bài 3 – Gập và duỗi đầu gối: Bài tập tác động sâu rộng đến các ổ khớp trên hai chi dưới, đặc biệt là đầu gối, từ đó tăng lưu thông máu và đẩy các khớp, đĩa đệm về vị trí chuẩn.

  • Bước 1: Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng và khép lại.
  • Bước 2: Sau đó người bệnh nhẹ nhàng duỗi hai tay khoảng 45 độ so với thân với lòng bàn tay hướng về phía trước và các ngón tay chạm sàn.
  • Bước 3: Dùng đùi kéo mạnh đầu gối lên khoảng 20 cm và dùng lực đẩy ngực về phía trước.
  • Bước 4: Hạ đầu gối và đẩy lồng ngực về phía sau.
  • Bước 5: Trở lại tư thế bắt đầu, nghỉ ngơi và thực hiện thêm 3 lần nữa.

Nhìn chung, việc bệnh nhân khô khớp gối có nên tập thể dục hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu người bệnh cảm thấy khớp gối hoàn toàn không gặp trở ngại khi vận động nhẹ nhàng thì việc luyện tập không những không gây tổn thương khớp gối mà còn có thể cải thiện bệnh tình đáng kể. Tuy nhiên, nếu nhận thấy đầu gối bị đau khi vận động, bệnh nhân nên ngừng tập trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Một số lưu ý khi tập thể dục với người khô khớp gối

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp thường đưa ra những lời khuyên về cách cải thiện cơn đau, chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, đặc biệt là bệnh khô khớp. Theo đó, để đảm bảo an toàn khi tập thể dục thể thao, người bệnh bị khô khớp cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Để tránh những chấn thương, người bệnh cần khởi động kỹ trước khi vận động để giảm nguy cơ căng cơ và chuột rút, đồng thời làm nóng cơ thể.
  • Người bệnh nên chọn trang phục thoải mái khi vận động để máu lưu thông thuận lợi, tránh tạo áp lực và gây khó thở do mặc đồ bó sát.
  • Đi bộ và chạy nên diễn ra trên mặt đất bằng phẳng, không đi trên đường dốc tạo áp lực lớn đến các khớp.
  • Chọn địa điểm luyện tập thoáng mát, có nhiều cây xanh để hệ hô hấp hoạt động hiệu quả.
  • Trong quá trình tập, bệnh nhân nên nghỉ ngơi hợp lý, tập khoảng 5 – 10 phút rồi nghỉ ngơi một lúc, sau đó mới tập tiếp.
  • Đối với đi bộ và chạy, những người bị khô đầu gối có thể tăng thời gian hoặc cường độ nếu họ cảm thấy khỏe hơn sau một quãng thời gian luyện tập. Ngược lại, nếu đầu gối bị sưng, đau trong và sau khi vận động, bệnh nhân nên chườm đá và nghỉ ngơi, ngừng tập cho đến khi đầu gối lành hẳn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quay lại bài tập.
  • Kết hợp với việc tập thể dục, người bệnh khô khớp gối cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng những nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp, có tác dụng tăng dịch nhầy bôi trơn ổ khớp hoặc để nâng cao thể trạng.
  • Nếu bệnh nhân không thấy cải thiện tình trạng đau dữ dội khi vận động thì nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và đảm bảo điều trị an toàn nhất.
Người bệnh khô khớp cần tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân
Người bệnh khô khớp cần tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề khô khớp gối có nên tập thể dục được hay không và làm sao để luyện tập một cách an toàn, hỗ trợ quá trình chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân. Nhìn chung, việc luyện tập, vận động khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh chính là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng giúp việc điều trị bệnh lý xương khớp đạt được hiệu quả cao.

Câu hỏi liên quan

Nhiều người lo ngại khi xuất hiện tình trạng đau nhức, khô cứng các khớp xương khi vận động, chơi thể thao hay tập Gym. Vậy tập Gym bị khô khớp do nguyên nhân nào...

Xem chi tiết

Cách chữa