Những món ăn chữa bệnh gút sử dụng đúng cách và đều đặn sẽ hỗ trợ quá trình đào thải acid uric rất hiệu quả. Với người bệnh gút việc xây dựng đơn ăn rất quan trọng. Nếu sử dụng món ăn phù hợp sẽ hỗ trợ trị bệnh hữu hiệu, ngược lại sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao làm khởi phát các cơn đau nhức khó chịu.
Vai trò của chế độ ăn dinh dưỡng với người bệnh gút
Trước tiên đi tìm hiểu những món ăn chữa bệnh gút, chúng ta cần làm rõ vấn đề về vai trò của chế độ ăn với người bị bệnh gút. Theo các bác sĩ chuyên khoa, gút (gout) hình thành do lắng đọng tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây ra tình trạng viêm sưng khớp kèm theo triệu chứng đau nhức dữ dội.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng acid uric, trong đó chế độ ăn không khoa học, sử dụng nhiều đạm, thực phẩm chứa nhân purin là một trong những tác nhân chính gây ra chứng bệnh. Do vậy việc xây dựng thực đơn với những món ăn chữa bệnh gút rất quan trọng. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà còn đóng vai trò quan trọng với người bị gút như:
- Hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, duy trì lượng acid uric ở mức trung bình.
- Ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat làm xuất hiện các cục tophi và nhiều biến chứng khác.
- Ức chế sự phát triển của bệnh, giảm nguy cơ bệnh gút mãn tính.
- Hỗ trợ quá trình kháng viêm, giảm sưng, xoa dịu triệu chứng do gút gây ra.
Để làm được điều này, trong chế độ ăn của người bệnh gút cần lưu ý một số vấn đề như:
- Chia nhỏ bữa ăn, đảm bảo tổng năng lượng cả ngày đạt khoảng 1700 Kcal/ngày.
- Giảm bớt lượng đạm trong chế độ ăn, đảm bảo đạt 1g protein/kg/ ngày.
- Tăng cường chế độ ăn với chất bột đường, chất xơ và vitamin từ rau xanh và trái cây.
- Sử dụng các thực phẩm chứa ít nhân purin và thức ăn nhiều acid uric.
- Đảm bảo uống 3 – 4 lít nước lọc mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải acid uric ra ngoài. Tuy nhiên cần tránh các loại thức uống gây hại như rượu bia, nước ngọt,…
Bài viết liên quan: Bệnh nhân bị gout có ăn được đậu phụ không? – Chuyên gia giải đáp
Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả nên bổ sung vào thực đơn
Lựa chọn món ăn ngon, bổ dưỡng cho người bệnh gút rất quan trọng để đảm bảo ngăn ngừa nồng độ acid uric tăng cao gây ra các đợt gút cấp và mãn tính. Dưới đây là top 17 những món ăn chữa bệnh gút các bạn có thể tham khảo và thực hiện để giúp bữa ăn thêm đa dạng mà vẫn đảm bảo an toàn cho người bị gút.
Cháo đậu đỏ tim sen tốt cho người bệnh gút
Đậu đỏ chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp cung cấp năng lượng cho sức khỏe, đặc biệt hàm lượng purin thấp. Cùng với đó tim của hạt sen chứa nhiều chất xơ, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Đồng thời tâm sen giúp kháng viêm, giảm viêm sưng do gút gây ra. Do vậy khi kết hợp đậu đỏ và tim sen càng làm tăng hiệu quả điều trị bệnh gút.
Món ăn chữa bệnh gút và cháo đậu đỏ và tâm sen như sau:
- Nguyên liệu: 500g gạo tẻ, 60g đậu đỏ, 1 thìa cà phê tâm sen.
- Cách thực hiện: Làm sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng 1 lít nước, hầm cháo nhừ rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
Lưu ý với người bệnh gút không nên cho quá nhiều muối vào cháo. Ngoài ra, bạn nên ăn cháo đậu đỏ tim sen khi còn ấm và nên sử dụng 3 – 4 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Thực Đơn Cho Người Bệnh Gout Giúp Giảm Nồng Độ Acid Uric Hiệu Quả
Canh nấm rơm đậu hũ – Món ăn cho người bệnh gút ngon bổ dưỡng
Nấm rơm và đậu hũ là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với người bị gút. Bởi nấm rơm và đậu hũ chứa nhiều chất xơ, đạm thực vật, canxi cùng các axit amin và các khoáng chất khác có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bài tiết độc tố ra ngoài cơ thể. Thêm đó trong nấm rơm và đậu hũ chứa nhân purin thấp không làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh gút.
Cà tím luộc giảm nồng độ acid uric trong máu
Cà tím là một trong những “thực phẩm vàng” của người bệnh gút. Bởi trong cà tím chứa nhiều chất xơ, vitamin B1 mangan, vitamin B6, kali, folate và vitamin K,… giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, cà là một trong những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả bởi khả năng tăng bài tiết nước tiểu, thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Không những vậy, cà tím còn có tác dụng kháng viêm, xoa dịu đau nhức, sưng nóng tại khớp.
Bạn có thể chế biến cà tím thành nhiều món ăn chữa bệnh gút, tuy nhiên món cà tím luộc được đánh giá tốt hơn so với các món chế biến bằng việc chiên xào.
- Nguyên liệu: 300g cà tím, xì dầu, gia vị.
- Cách thực hiện: Cà tím rửa sạch, bổ thành miếng vừa ăn rồi mang luộc chín. Cà tím sau luộc trộn với xì dầu và nêm nếm thêm gia vị vừa đủ là có thể ăn.
Cháo hạt dẻ – món ăn cho người bệnh gút
Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt, tính ấm, có khả năng tác động vào kinh tỳ, vị, thận giúp tăng cường khả năng đào thải chất độc, mạnh gân cốt. Trong hạt dẻ chứa hàm lượng lớn chất aescin có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm sưng đau. Do vậy, trong chế độ ăn của người bệnh gút cháo hạt dẻ được đánh giá là món ngon bổ dưỡng hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
XEM THÊM: Bị Gút Uống Nước Dừa Được Không? [Giải Đáp Từ A – Z]
- Chuẩn bị: 30g hạt dẻ, 50g gạo tẻ, 750 ml nước.
- Cách thực hiện: Hạt dẻ luộc chín, bóc vỏ giã dập. Gạo vo sạch cho vào nồi cùng nước và hạt dẻ rồi đun nhừ thành cháo. Cháo chín, múc ra bát thêm gia vị vừa miệng rồi ăn. Cho hạt dẻ, gạo nếp vào nấu với 750 ml nước thành cháo.
Rau diếp cá nấu lê – Món ăn trị gout hiệu quả
Một trong những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả không thể không nhắc tới món rau diếp cá nấu lê. Trong rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm viêm sưng, xoa dịu triệu chứng đau nhức. Đặc tính mát của diếp cá giúp thanh nhiệt, cải thiện tình trạng nóng đỏ tại khớp do gút gây ra.
Còn lê là loại trái cây nhiều dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe. Cả lê và rau diếp cá đều không chứa nhân purin gây hại cho người bệnh gút. Kết hợp hai nguyên liệu này sẽ tạo thành món ăn bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị gút hiệu quả.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả lê to, 1 bó rau diếp cá tươi, đường cát trắng.
- Cách thực hiện: Lê và rau diếp cá mang rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất. Sau đó cho rau diếp cá vào nồi cùng 500ml nước khoảng 30 phút rồi vớt bỏ bã lọc lấy phần nước. Lê cắt miếng nhỏ rồi xay nhuyễn trộn với phần nước diếp cá đã lọc bỏ bã rồi tiếp tục đun khoảng 5 phút. Thêm một chút đường vào hỗn hợp là có thể sử dụng.
Canh thịt lợn nấu rong biển hỗ trợ trị bệnh gút
Rong biển chứa nhiều hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ quá trình trao đổi chất là bài trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Còn thịt lợn là loại thịt chứa nhiều dưỡng chất mà hàm lượng purin thấp. Do vậy bạn hoàn toàn có thể kết hợp hai thực phẩm này để tạo thành những món ăn chữa bệnh gút hữu hiệu. Cách nấu canh thịt lợn rong biển rất đơn giản.
- Nguyên liệu: 50g rong biển, 100g thịt lợn nạc, gia vị.
- Cách thực hiện: Rong biển ngâm nước để nở rồi cắt thành miếng nhỏ. Thịt lợn thái thành miếng mỏng ướt với gia vị. Cho thịt vào chảo rang săn lại, rồi cho khoảng 500ml nước đun sôi, thêm rong biển và gia vị vừa ăn, đun thêm khoảng 20 phút nữa và có thể ăn được
Đừng bỏ lỡ: Mách bạn cách chữa bệnh gút tại nhà an toàn, hiệu quả nhất
Rau củ hầm – món ăn cho người bệnh gout
Với người bệnh gút một chế độ ăn ít đạm, sử dụng nhiều rau xanh, củ quả tươi được đánh giá cao. Do vậy, trong thực đơn ăn hàng ngày, người bệnh gút có thể sử dụng món rau củ hầm để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn đảm bảo an toàn, ngăn ngừa tình trạng tăng nồng độ acid uric trong máu.
- Nguyên liệu: 1 bắp ngô, 2 củ khoai tây, 1 củ cà rốt.
- Thực hiện: Mang các nguyên liệu làm sạch, ngô cắt khoanh nhỏ, khoai tây và cà rốt gọt vỏ rồi xắt miếng vừa ăn. Cho các nguyên liệu vào nồi cùng 500ml, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi hầm tới khi chín nhừ. Múc canh rau củ vào bát, thêm một chút hành hoặc rau mùi để tạo thêm hương vị thơm ngon.
Canh cá chép – món ăn ngon cho người bệnh gút
Cá là một trong những thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên người bệnh gút nên sử dụng. Cá chứa nhiều dưỡng chất, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp nên nếu sử dụng hàm lượng vừa phải sẽ rất tốt cho người bệnh gút.
Để thực hiện món canh cá chép bổ sung vào thực đơn của người bệnh gút rất đơn giản.
- Nguyên liệu cần có: 1 con cá chép đã làm sạch cắt thành khúc nhỏ, 1 quả cà chua, hành, thì là, gia vị.
- Cách thực hiện: Cá chiên sơ để giúp thịt cá thêm chắc. Cá chua bổ miếng, xào sơ rồi cho khoảng 600ml nước vào đun sôi. Tiếp đó cho cá vào, nêm gia vị vừa đủ, đun khoảng 20 phút là được. Cuối cùng cho canh cá vào bát, thêm hành, thì là đã được cắt khúc nhỏ vào để giúp bát canh thêm thơm ngon, ngậy mùi.
Người bệnh gút nên ăn gì – thịt gà xào tàu hũ ky
Thịt gà hầm tàu hũ ky là một trong những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả. Bởi thịt và tàu hũ ky là có hàm lượng purin thấp, thêm đó lại chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu này để chế biến món ăn ngon bổ dưỡng mà không lo sợ làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh gút.
- Nguyên liệu: 200g ức gà, 50g tàu hũ ky, 2 củ mài, gừng tươi, hành lá, gia vị,…
- Cách thực hiện: Ức gà thái miếng mỏng rồi ướp với gia vị và một chút gừng tươi. Tàu hũ ky ngâm nước cho nở, cắt miếng nhỏ. Củ mài làm sạch, thái lát mỏng. Tiếp đó cho thịt vào gà vào xào tái, rồi thêm củ mài, đun tới khi chín thì cho tàu hũ ky vào, đảo nhẹ vài phút thì cho ra đĩa, thêm chút hành, hạt tiêu để tăng phần hấp dẫn cho món ăn.
Nên xem: Đậu xanh có chữa được bệnh gout không? Hướng dẫn cách làm hiệu quả
Chè xích tiểu đậu táo tàu cho người bệnh gút
Xích tiểu đậu táo tàu là món ăn thanh nhiệt, bổ máu và hỗ trợ lưu thông máu, tăng cường kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Người bệnh gút có thể bổ sung món ngon bổ dưỡng này vào thực đơn hàng tuần để tăng cường năng lượng cho sức khỏe mà vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng tới nồng độ acid uric trong máu.
- Nguyên liệu: 15g xích tiểu đậu, 10g táo tàu và đường đỏ.
- Cách thực hiện: Làm sạch các nguyên liệu, sau đó cho xích tiểu đậu vào hầm nhừ rồi cho thêm táo tàu và đường đỏ vào là có thể ăn được.
Canh cải thảo, bí đao chữa bệnh gút
Cải thảo và bí đao là 2 thực phẩm rất tốt cho người bệnh gút. Theo Y Đông y, bí đao giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài hiệu quả. Cũng như bí đao, cải thảo giúp làm mát cơ thể và tăng cường hoạt động loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Khi kết hợp cải thảo và bí đao nấu canh không chỉ tạo ra món ăn ngon bổ dưỡng mà còn rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút.
- Nguyên liệu: 200 gam bí đao, 150 gam cải thảo, gừng, hành, gia vị vừa đủ.
- Thực hiện: Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái thành lát vuông. Cải thảo rửa sạch, cát khúc ngắn. Bắc chảo lên bếp, phi hành thơm rồi cho bí đao xào sơ qua, tiếp đó cho cải thảo, thêm nước cùng gia vị, đun sôi khoảng 10 phút rồi cho canh ra bát để ăn.
Cháo củ cải tốt cho người bệnh gút
Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả không thể bỏ qua cháo củ cải. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ cải rất tốt cho sức khỏe người bệnh gút bởi hàm lượng đạm thấp chỉ chứa khoảng 1,5g/100g củ cải.
BẠN QUAN TÂM: Top 5 Cách Giảm Đau Gout Tại Nhà Hiệu Quả Và Nhanh Nhất
Đặc biệt hàm lượng purin trong củ cải thấp do vậy không đe dọa tới sức khỏe người bệnh gút. Bởi vậy các món ăn từ củ cải, nhất là món cháo củ cải rất tốt cho sức khỏe người bệnh gút.
- Nguyên liệu: 200 gam củ cải, 50 gam gạo tẻ, 750 ml nước.
- Cách thực hiện: Củ cải rửa sạch, thái sợi chỉ rồi xào xơ với dầu. Cho gạo và củ cải vào nồi, 700ml rồi hầm tới khi cháo nhừ. Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa đủ rồi múc ra bát, thêm một chút hạt tiêu để món cháo thêm thơm ngon.
Salad rau củ cho người bệnh gout
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh gút nên hạn chế đạm nhất là đạm từ động vật. Thay vào đó, một chế độ ăn nhiều rau xanh, thay thế đạm động vật bằng thực vật sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trong đó món salad rau củ quả được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh nên sử dụng. Những thành phần dưỡng chất trong rau xanh sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình tăng cường trao đổi chất, nâng cao đề kháng, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric và làm chắc xương.
- Nguyên liệu: 200g xà lách, 100g cà chua bi, 2 quả dưa leo, 1 quả ớt chuông, sốt mayonnaise.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút. Rau xà lách cắt khúc, cà chua bi bổ đôi, dưa chuột và ớt chuông thái miếng vừa ăn. Cho các nguyên liệu vào bát trộn với một chút giấm rồi cho sốt mayonnaise và đảo đều. Bạn có thể cho salad rau quả vào tủ lạnh khoảng 10 phút giúp món ăn thêm mát và ngon hơn.
Canh cà chua nấu bí đao hỗ trợ điều trị bệnh gút
Canh cà chua nấu bí đao là món ăn thanh mát, lợi tiểu giúp hỗ trợ quá trình đào thải acid uric hiệu quả. Cà chua nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, còn bí đao giàu khoáng chất có tác dụng trung hòa acid uric, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat tại các mô khớp.
- Nguyên liệu: 200g bí đao, 2 quả cà chua, gia vị vừa đủ.
- Cách thực hiện: Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch bổ miếng cau. Cho khoảng 600ml vào nồi đun sôi, tiếp đó cho cà chua và bí đao, nêm thêm gia vị vừa ăn rồi tiếp tục đun tới khi bí chín thì thôi. Cho canh ra bát, thêm một chút hành hoặc mùi tàu để món canh thêm hấp dẫn.
Xem thêm: Trả lời câu hỏi “Bệnh gút có ăn mỳ tôm được không?” Chuyên Gia Dinh Dưỡng cho hay
Cháo đậu đen bo bo chữa bệnh gút
Nếu bạn đang muốn món ăn cho người gout thì đừng bỏ qua cháo đậu đen bo bo. Đây là món ăn có sự kết hợp của nhiều thực phẩm có lợi cho người bệnh bị gút, hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
- Nguyên liệu: 100g đậu xanh, 20g bo bo, gia vị vừa đủ.
- Cách thực hiện: Đậu xanh và bo bo mang vo sạch, rồi cho vào nồi cùng 700ml nước, hầm tới khi nhừ thì nêm nếm theo gia vị vừa ăn.
Gỏi khổ qua rau cần hỗ trợ điều trị bệnh gút
Khổ qua và rau cần là những loại thực phẩm giàu dưỡng chất, chứa nhiều chất oxy hóa có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein và làm giảm acid uric trong máu. Đặc biệt ở khổ qua có thành phần flavonoid – hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sưng viêm, giúp làm lành tổn thương ở khớp do gút gây ra.
- Nguyên liệu: 1 trái khổ qua, 100g rau cần, tỏi, gia vị.
- Cách thực hiện: Mang các nguyên liệu rửa sạch, khổ qua bỏ ruột thái sợi nhỏ rồi trụng qua nước sôi để bớt đắng, rồi ngâm với nước đá lạnh khoảng 3 phút thì vớt ra để ráo. Rau cần cắt khúc ngắn, trộn với khổ qua và tỏi bằm cùng một chút dầu mè, nêm thêm gia vị vừa ăn là có thể sử dụng. Người bệnh gút nên ăn món này khoảng 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Đọc thêm: Bệnh Gút Ăn Được Cá Gì? Chuyên Gia Chia Sẻ Cách Ăn Cá Chuẩn Nhất
Trứng hấp củ năng – món ăn chữa bệnh gút
Trứng hấp củ năng là món ăn dễ thực hiện lại rất tốt cho sức khỏe người bệnh gút. Bạn có thể kết hợp món ăn này ăn trong thực đơn hàng tuần để giúp bữa ăn thêm đa dạng mà vẫn không làm ảnh hưởng tới nồng độ acid uric.
- Nguyên liệu: 2 quả trứng gà ta, 5 củ năng, gia vị.
- Cách thực hiện: Củ năng rửa sạch, bỏ vỏ, thái hạt lựu nhỏ. Trứng đập ra bát, cho thêm củ năng và gia vị rồi khuấy đều, tiếp đó mang trứng hấp cách thủy. Hấp khoảng 15 phút trứng chín là có thể ăn được, bạn nên ăn món này khi còn ấm để tránh bị tanh.
Những món ăn chữa bệnh gút trên đây bạn có thể tham khảo, áp dụng hàng tuần để giúp hỗ trợ cân bằng nồng độ acid uric. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý kết hợp ăn uống khoa học cùng việc luyện tập thường xuyên và sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ đều đặn để giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Món ăn trên đây tốt cho người bệnh gút nhưng không thể thay thế thuốc trị bệnh. Do vậy việc thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ vấn rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Bài viết liên quan:
- Bật mí 5 loại thuốc chữa gout của malaysia có tác dụng trị gout hiệu quả
- Chuyên Gia chia sẻ cách chữa bệnh gút tốt nhất mà không phải ai cũng biết