Nội dung chính

Bệnh gút có ăn được mì tôm không bạn đã biết chưa? Với người bệnh gút chế độ ăn rất quan trọng. Nếu sử dụng chế độ ăn khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn ngừa các cơn gút cấp tính tái phát. Ngược lại một thực đơn ăn không lành mạnh có thể khiến nồng độ axit uric tăng cao, triệu chứng gút tái phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt.

Giải đáp bệnh gút có ăn được mì tôm không, tại sao?

Mỳ tôm là thực phẩm ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Mặc dù mì tôm tiện lợi nhưng giá trị dinh dưỡng của mì tôm  không cao, thậm chí chứa nhiều thành phần không có lợi như: nhiều dầu mỡ,  carbohydrate, Trans fat, chất phụ gia bảo quản,…

Bệnh gút có ăn được mì tôm không?
Bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Vậy người bệnh gút ăn được mì tôm không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng mì tôm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người bệnh gút lại càng không tốt do vậy cần kiêng hoàn toàn. Người bệnh gút sử dụng mì tôm quá nhiều có thể phải đối diện với các rủi ro như:

  • Giảm khả năng đào thải acid uric: Trong mì tôm chứa hàm lượng muối lớn, tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến hàm lượng muối tích tụ nhiều bên trong cơ thể, gây gánh nặng cho thận. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình đào thải acid uric và làm tăng nguy cơ bùng phát các cơn gút cấp, thậm chí tăng bị thận cho người bệnh gút. 
  • Kích thích phản ứng viêm, đau: Bị gout ăn mì tôm được không? Không chỉ hàm lượng muối cao, mì tôm còn có nhiều chất béo và các chất phụ gia có khả năng kích thích phản ứng viêm tại khớp. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh phải đối diện với nhiều cơn đau do gút gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy người bệnh gút nên hạn chế mì tôm tối đa nhất có thể để ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát. 
  • Tăng khả năng hình thành cục tophi: Các hoạt chất không có lợi trong mì tôm làm cản trở quá trình đào thải acid uric, tinh thể muối urat lắng đọng tích tụ tại các khớp từ đó hình thành các cục tophi làm biến dạng khớp kèm theo triệu chứng đau nhức dữ dội và làm giảm khả năng vận động. 
  • Làm tăng nguy cơ loãng xương: Lượng phosphate trong mì tôm rất lớn, chất này tạo mùi vị hấp dẫn cho mì tôm. Tuy nhiên khi nó đi vào cơ thể sẽ tác động tiêu cực tới hệ xương khớp, làm cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất cần thiết cho xương và khớp từ đó tăng nguy cơ loãng xương, mất xương cho người bệnh gút. 

Như vậy có thể thấy mì tôm chứa nhiều thành phần không tốt và không có giá trị dinh dưỡng. Để đảm bảo sức khỏe, các bạn cần hạn chế sử dụng mì tôm, đặc biệt với người bệnh gút thì càng cần tránh xa để không ảnh hưởng tới quá trình điều trị và phòng ngừa các cơn gút cấp tái phát. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Vịt Không?

Người bệnh gút thèm mỳ tôm quá phải làm sao?

Như đã nói ở trên mì tôm không tốt cho sức khỏe người bệnh gút. Do vậy người bệnh cần hạn chế hết mức có thể để bảo vệ sức khỏe, ngăn không cho nồng độ acid uric tăng cao.Để giảm tác động tiêu cực của mì tôm với sức khỏe, khi ăn mì tôm, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

Cách ăn mì tôm đúng cách cho người bệnh gút
Cách ăn mì tôm đúng cách cho người bệnh gút
  • Không sử dụng gói gia vị, gói mỡ có sẵn: Phần lớn các gói gia vị mì tôm đều chứa nhiều chất béo xấu, làm cản trở quá trình đào thải acid uric và kích thích phản ứng viêm. Do vậy khi ăn mì tôm bạn cần bỏ qua gói gia vị này để đảm bảo an toàn. 
  • Trụng mì qua nước sôi: Trụng mì qua một lần nước sôi giúp làm loại bỏ một phần chất béo và các thành phần xấu trong mì sau đó mới pha hoặc nấu bằng lần nước 2. 
  • Thêm nhiều rau xanh khi ăn mì tôm: Thêm rau xanh vào bát mì tôm không chỉ giúp tăng hương vị mà còn bổ xung chất xơ tốt cho sức khỏe. 
  • Thêm thịt lợn nạc, ức gà: Đây là những loại thịt chứa ít nhân purin lại có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho người bệnh gút. Do vậy trong khi ăn mì tôm, các bạn có thể thêm hàm lượng thịt lợn nạc, ức gà vừa phải vào để bổ sung dưỡng chất cho người bệnh.
  • Uống nhiều nước, thực phẩm mát từ rau quả và trái cây: Sau khi ăn mì tôm bạn nên uống nhiều nước và các loại trái cây để giúp tăng cường quá trình đào thải acid uric và các chất độc hại ở trong mì tôm. 

ĐỪNG BỎ LỠ: Bệnh Gút Kiêng Ăn Rau Gì Để Không Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Đào Thải Acid Uric?

Ngoài ra, thay vì thắc mắc “bệnh gút có ăn được mì tôm không” người bệnh hoàn toàn có thể thay thế mì tôm bằng nhiều loại mì khác như mì gạo, mì gạo lứt, mì rau củ,…. Những loại mì này không chứa các chất béo, thành phần gây hại cho sức khỏe, ngược lại chứa hàm lượng dưỡng chất cao. 

Phần lớn các loại mì này được làm từ gạo tẻ, rau củ quả, cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, canxi, magie giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ quá trình đào thải acid uric, ức chế tình trạng viêm sưng đau ở khớp. Bởi vậy người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng mỳ gạo, mì rau củ hàng tuần mà không cần lo lắng gây hại cho sức khỏe.

Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bệnh gút có ăn được mì tôm không. Theo đó, người bệnh sẽ biết các cân nhắc sử dụng mì hợp lý đồng thời xây dựng thực đơn cho người bệnh gout phù hợp để ngăn ngừa bệnh gút trở nặng. 

XEM THÊM:

Câu hỏi liên quan

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Bị gout uống bia được không, có gây hại gì cho cơ thể? Bia vốn là đồ uống rất được yêu thích bởi cả nam giới và nữ giới, đặc biệt vào ngày hè oi...

Xem chi tiết

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe