Nội dung chính

Gout cấp tính khó nhận biết vào thời gian đầu nếu người bệnh chủ quan không để tâm đến các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp điều trị muộn, tình trạng này có thể chuyển thành gout mạn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Bạn đọc muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý nói trên đừng bỏ qua bài viết tổng hợp dưới đây.

Thế nào là gout cấp tính?

Trước khi đi sâu vào những vấn đề như nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp hay cách điều trị, bạn cần phải hiểu rõ được bệnh gout cấp tính là gì. Theo các chuyên gia, đây là tình trạng axit uric tích tụ trong máu rồi gây ra những cơn đau nhức tại khớp xương một cách đột ngột. Nếu cơn đau liên tục lặp đi lặp lại thì đó cũng là lúc bệnh phát triển thành mãn tính.

Gout cấp tính gây đau đột ngột
Gout cấp tính gây đau đột ngột

Gout cấp tính có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt về giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng nam, nữ giới ở độ tuổi 35 đến 55 là những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Bệnh gout không sớm điều trị dễ dẫn đến biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường nhất.

Nguyên nhân của đau gout cấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra gout cấp, nổi bật hơn cả có thể kể đến là:

  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purin: Purin vốn là một hợp chất hữu có trong thịt đỏ, thủy hải sản và đồ uống có cồn. Cơ thể con người phân hủy purin trong thức ăn bằng cách sản sinh ra axit uric. Vì vậy, khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin, lượng axit uric có thể trở nên dư thừa và gây hại đến cơ thể.
  • Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì thường dễ mắc bệnh gout cấp tính hơn. Lúc này, do lượng mỡ cao nên nồng độ axit uric trong cơ thể cũng gia tăng theo trong khi đó thận lại đào thải kém hiệu quả. Cuối cũng dẫn đến việc axit uric tồn đọng nhiều rồi gây viêm cho các khớp.
  • Tác dụng phụ từ thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu, ví dụ như: Thuốc huyết áp, thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu,…
  • Tiền sử bệnh lý: Những người bị bệnh huyết áp, thận, tim mạch, tiểu đường,… cũng được nhận định là có nguy cơ bị gout cao hơn bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố nói trên còn có một số các tác nhân khác như mãn kinh, di truyền gia đình, lối sống kém lành mạnh,…
Thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân của gout cấp
Thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân của gout cấp

Triệu chứng thường thấy của gout cấp tính

Ngoài chủ đề gout cấp tính là gì, triệu chứng thường thấy của bệnh cũng là điều được nhiều người quan tâm hơn cả. Dưới đây là những biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất:

  • Cơn đau khớp dữ dội: Dấu hiệu đặc trưng của cả thể gout cấp và mạn chính là những cơn đau ở khớp. Thường thì mức độ nhức nhối ở dạng cấp tính sẽ dữ dội và khó chịu hơn. Các khu vực dễ bị đau hơn cả là khớp ngón tay, chân, đầu gối. Thời gian phát tác sẽ kéo dài từ 1 đến 4 giờ đồng hồ.
  • Khớp sưng viêm, tấy đỏ: Đi kèm với những cơn đau nhức là biểu hiện sưng viêm, tấy đỏ các khớp. Người bệnh cũng có thể cảm thấy nóng ran ở khớp xương và khi sờ vào vị trí sưng thấy mềm hoặc ngứa ngáy.
  • Chuyển động bị hạn chế: Cơn đau gout cấp tuy không kéo dài nhưng lại khiến phạm vi chuyển động của khớp bị hạn chế đáng kể. Người bệnh lúc này chỉ có thể ngồi im một chỗ hoặc di chuyển chậm rãi hơn.
  • Một số biểu hiện khác: Ớn lạnh, sốt nhẹ, ăn uống không ngon, tê tay, chân, mất ngủ về đêm,…
Đau và sưng khớp là triệu chứng phổ biến
Đau và sưng khớp là triệu chứng phổ biến

Gout dạng cấp tính có nguy hiểm không?

Tình trạng cấp tính của gout nếu không được sớm phát hiện và có những phương án điều trị thích hợp thì có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Gout mạn: Biến chứng thường gặp nhất chính là thể bệnh từ cấp tính chuyển thành mãn tính. Những cơn đau khớp khó chịu sẽ kéo dài dai dẳng hơn với tần suất dày đặc, đặc biệt khi bạn không chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn khiến sinh hoạt chịu nhiều bất tiện.
  • Hạt tophi: Do gout gắn liền với rối loạn chuyển hóa axit uric nên nếu để bệnh kéo dài thì những tinh thể tạo thành từ axit uric sẽ lắng đọng lại dưới da. Chúng còn có tên gọi khác là hạt tophi với triệu chứng điển hình sưng tấy ở khớp. Dù hạt tophi không gây đau đớn nhưng lại khiến chuyển động cơ khớp bị hạn chế lại.
  • Tổn thương thận: Việc cơ thể tồn động nhiều axit uric còn kéo theo những tổn thương về thận, ví dụ như sỏi thận. Thậm chí trong trường hợp kéo dài không điều trị, gan cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng theo.
Hạt tophi là biến chứng của gout dạng cấp tính
Hạt tophi là biến chứng của gout dạng cấp tính

Các biện pháp chẩn đoán gout cấp tính

Mặc dù gout cấp tính biểu hiện khá rõ ràng thông qua triệu chứng bên ngoài nhưng để đưa ra kết luận chính xác thì bác sĩ phải áp dụng những biện pháp sau:

  • Test dịch khớp xương: Chất lỏng dịch khớp tại vị trí bạn thường xuyên bị đau sẽ được lấy bằng ống kim tiêm rồi chuyển sang phòng xét nghiệm chuyên sâu. Tại đây, bác sĩ tiến hành soi dịch dưới kính hiển vi để kiểm tra xem tinh thể axit uric có tồn tại hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cũng rất cần thiết trong chẩn đoán gout. Nồng độ axit uric trong máu của người bệnh luôn cao hơn ngưỡng bình thường.
  • Chụp X-quang, siêu âm: Trong một vài trường hợp bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện thêm siêu âm và chụp X-quang. Trong khi X-quang giúp loại trừ các nguyên nhân gây viêm khớp khác thì siêu âm giúp phát hiện hạt tophi – một biến chứng của gout.

Các cách chữa gout cấp tính

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng cụ thể của bệnh gout cấp tính mà các bác sĩ sẽ đưa ra  phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường có 3 biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là: Bài thuốc dân gian, y học cổ truyền và tây y.

Bài thuốc dân gian

Có không ít bài thuốc dân gian từ thảo mộc tự nhiên có khả năng khắc chế cơn đau gout hiệu quả, nổi bật có thể kể đến như:

  • Ngâm chân bằng lá ngải cứu: Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất chống viêm giúp giảm đau nhức và sưng tấy tại các khớp. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 100g lá ngải cứu tươi, sau đó đun nấu nước và dùng ngâm chân, tay 15 – 20 phút hàng ngày là được.
  • Chườm nóng với lá trầu không: Bạn cũng có thể giảm đau nhanh bằng cách chườm nóng với lá trầu không. Với phương pháp này, bạn nên chuẩn bị 500g lá trầu cùng 100g muối tinh, đem sao khô trên bếp lửa rồi đắp lên vị trí bị đau nhức. Thời gian chườm lá trầu kéo dài khoảng 5 – 10 phút.
  • Trà cây sói rừng: Bên cạnh các bài thuốc đắp, ngâm còn có cả các bài thuốc uống, ví dụ như trà cây sói rừng. Cây sói rừng có tác dụng chống viêm và kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Nước trà cây sói rừng nên được nấu ít nhất 20 phút, sử dụng trong ngày tránh để qua đêm. Bạn có thể uống thay nước thông thường hoặc với tần suất 3 lần/tuần.
Ngải cứu có thể cải thiện phần nào triệu chứng của gout
Ngải cứu có thể cải thiện phần nào triệu chứng của gout

Thuốc điều trị Tây y

Các loại thuốc Tây y hiện đang được sử dụng trong điều trị gout cấp tính là:

  • Thuốc giảm viêm không steroid: Với những tình trạng nhẹ ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm viêm không steroid như ibuprofen, naproxen sodium, celecoxib,… Tuy các loại thuốc này giảm cơn đau khớp nhanh chóng nhưng bạn không nên lạm dụng vì tác dụng phụ của chứng là gây đau dạ dày.
  • Corticoid: Loại thuốc này cũng có tác dụng chính là chống viêm, giảm đau và tính dược lý thường mạnh hơn loại không có steroid. Corticoid có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối, chân, tay đang bị đau của người bệnh. Corticoid cũng có nhiều tác dụng phụ kèm theo như tăng huyết áp, tâm trạng thất thường, đường máu cao,…
  • Thuốc trung hòa axit uric trong máu: Kết hợp với những loại thuốc giảm đau nói trên là thuốc trung hoà axit uric, ví dụ như rasburicase và pegloticase. Công dụng chính của thuốc này là thúc đẩy quá trình đào thải axit uric qua đường tiểu.
Thuốc điều trị cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc điều trị cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Bài thuốc y học cổ truyền

Nếu bạn đang băn khoăn không biết Đông y với bệnh gout cấp tính có chữa được không thì có thể tham khảo các bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Nguyên liệu sử dụng gồm có tầm ma, bồ công anh, ngưu bàng, cỏ đuôi ngựa, cỏ linh lăng, mã đề, ngò tây, hạt cần tây, sinh khương, nga truật, thì là. Bài thuốc có tác dụng trung hòa, đào thải axit uric tích tụ, giảm đau viêm, sưng tấy và cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Bài thuốc số 2: Các dược liệu cần chuẩn bị là tế tân, xích thược, tỳ giải, ý dĩ, phục linh, đương quy, mộc thông, ô đầu chế và quế chi. Công dụng chính của bài thuốc số 2 là giảm đau nhức, loại bỏ hạt tophi (nếu có) và cải thiện khả năng hoạt động của cơ khớp.
  • Bài thuốc số 3: Với bài thuốc này cần có những dược liệu như thương truật, thạch cao, hoàng bá, ngạnh mễ, quế chi, phòng kỷ, tang chi và thạch cao. Khi sử dụng bài thuốc số 3, các cơn đau khớp khó chịu sẽ thuyên giảm đáng kể, người bệnh cảm thấy dễ chịu, khoan khoái và ăn uống ngon miệng hơn.
Đông y cũng là lựa chọn của không ít bệnh nhân
Đông y cũng là lựa chọn của không ít bệnh nhân

Bệnh nhân gout cấp nên ăn như thế nào?

Để điều trị gout cấp tính hiệu quả nhất, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, bạn nên bổ sung thêm những loại thực phẩm sau đây:

  • Rau xanh và trái cây: Một chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây luôn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, với bệnh nhân gout cũng không ngoại lệ. Bạn có thể chọn mua cải xanh, cải xoăn, súp lơ, cà rốt, bí đỏ, táo, kiwi, bơ, dứa,…
  • Các loại hạt: Cách thay thế đạm và mỡ động vật bằng các loại hạt cũng rất được chuyên gia khuyến khích. Ví dụ: Đậu nành, đậu tươi, hạnh nhân, óc chó, hạt bí, đậu lăng, macca,…
  • Thịt trắng và cá: Nếu bạn không ăn thuần chay quen thì các loại thịt trắng như ức gà và thịt cá là một lựa chọn khá phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên chế biến thịt đơn giản nhất costheer và hạn chế chiên giòn, nướng nhiều dầu mỡ.
  • Trà thảo mộc: Ngoài nước lọc, trà thảo mộc như hoa cúc, atiso, gừng, bạc hà,… cũng nên góp mặt trong danh sách thực phẩm hàng ngày của bạn. Trà thảo mộc không chỉ thơm ngon, dễ uống mà còn có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chống viêm rất tốt.
Người bệnh nên tăng cường ăn rau xanh
Người bệnh nên tăng cường ăn rau xanh

Bên cạnh những thực phẩm nên tăng cường, bạn nên kiêng thêm các loại thực phẩm như:

  • Bánh kẹo, đường, nước ngọt có gas: Đường tinh luyện từ những loại thực phẩm này có thể khiến cơn đau khớp thêm nghiêm trọng.
  • Thịt đỏ, hải sản và nội tạng động vật: Những thức ăn này vốn được xếp vào nguyên nhân gây bệnh gout vì chúng chứa nhiều đạm và thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn bình thường.
  • Rượu bia: Đồ uống có cồn cũng giống như thịt đỏ. Chúng khiến nồng độ axit uric tăng cao đồng thời làm giảm khả năng bài tiết, đào thải độc tố của gan và thận.

Bài viết hy vọng đã giải đáp cho bạn đọc những thông tin như bệnh gout cấp tính là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Một sức khỏe tốt bắt nguồn từ thói quen sống tốt. Bạn đừng quên bổ sung thực phẩm sạch trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, uống đủ nước và thường xuyên luyện tập thể thao nhé!

Câu hỏi liên quan

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Bị gout uống bia được không, có gây hại gì cho cơ thể? Bia vốn là đồ uống rất được yêu thích bởi cả nam giới và nữ giới, đặc biệt vào ngày hè oi...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp