Phác đồ điều trị gout cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người bệnh. Gout cấp là giai đoạn nhẹ, nếu lúc này xử lý đúng cách để thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric ngăn ngừa biến chứng mãn tính. Do vậy người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị gout bộ y tế để bảo vệ sức khỏe.
Nguyên tắc trong phác đồ điều trị gout cấp bộ y tế
Bệnh gout là một dạng viêm khớp do nồng độ acid uric tăng quá mức làm tích tụ tinh thể muối urat tại khớp dẫn tới hiện tượng sưng viêm, đau nhức dữ dội. Bệnh gút được chia làm 2 cấp độ: cấp tính và mãn tính.
Khi bệnh nhân ở giai đoạn gout cấp tính, biểu hiện bệnh chủ yếu là sưng đau đột ngột, đau viêm dữ dội. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách và kịp thời, tình trạng mãn tính tới rất nhanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống xương khớp, cản trở khả năng vận động.
Điều đáng nói là tới nay vẫn chưa có loại thuốc điều trị Gout đặc hiệu. Vì vậy, người bệnh nên chủ động phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời khi còn nhẹ. Mục đích của việc điều trị sớm là thực hiện các biện pháp kiểm soát nồng độ acid uric ngăn không cho guot phát triển nặng hơn.
Nguyên tắc chung trong phác đồ điều trị gout cấp bộ y tế là:
- Giảm đau, giảm viêm trong các cơn đau gout cấp tính
- Dự phòng tái phát, ngăn ngừa biến chứng bằng cách hạ acid uric trong máu
Nguyên tắc điều trị thực hiện liên tục, duy trì và toàn diện theo mục tiêu:
- Điều trị triệu chứng: Xoa dịu triệu chứng, ngăn ngừa các đợt viêm gút cấp tái phát.
- Giảm và duy trì nồng độ acid uric không vượt hơn 10 mg/dl
- Điều trị các bệnh lý có thể kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì,…
Bệnh Nhân Gout Cần Biết: Cách Nhận Biết Các Biến Chứng Bệnh Gout Để Kịp Thời Chữa Trị
Phác đồ điều trị Gout cấp của Bộ y tế
Phác đồ trị Gout của Bộ y tế sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ cũng như triệu chứng cụ thể ở từng người bệnh. Điều quan trọng lúc này của người bệnh là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thuốc điều trị gút cấp trong phác đồ điều trị gout
Thông thường với những người bệnh Gout cấu mới xuất hiện triệu chứng, nồng độ acid uric vượt ngưỡng thấp thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để làm hạ acid uric. Đồng thời dùng thuốc kháng viêm, giảm đau,… cụ thể như:
- Thuốc Colchicine: Có tác dụng chống viêm, giảm đau từ đó xoa dịu triệu chứng sưng, đau nhức do gout gây ra. Thuốc thường được sử dụng ngay sau khi có cơn đau gout phát sinh và có hiệu quả tốt nhất trong vòng 24h sử dụng. Liều lượng sử dụng cho người mới bắt đầu là 2 – 6mg/ngày, liều duy trì 1 – 2mg/ngày.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Một số loại thuốc thường được chỉ định như Indomethacin, Diclofenac, Naproxen, Ketoprofen,…, liều lượng sử dụng 50mg/ lần, dùng tối đa 4 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý: Nhóm này thuốc chống viêm không steroid không chỉ định với người bị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân suy thận. Thuốc NSAIDs có thể dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp cùng với thuốc colchicin trong phác đồ điều trị gout cấp.
- Thuốc Corticoid toàn thân: Thường người bệnh chỉ được bác sĩ chỉ định sử dụng Corticoid toàn thân khi các loại thuốc trên không phát huy tác dụng tốt. Corticoid có tác dụng giảm viêm và đau. Chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và có thể kết hợp với corticoid tại chỗ (tiêm vào khớp bị ảnh hưởng) để tăng cường hiệu quả.
- Thuốc giảm acid uric trong máu: Thường là allopurinol với liều 100mg/ngày thời gian kéo dài trong vòng 1 tuần, sau đó liều lượng được tăng lên 200 đến 300mg/ngày. Thuốc các tác dụng hạ nồng độ acid về bình thường từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 15 Thuốc Trị Bệnh Gút Hiệu Qủa, Thường Được Bác Sĩ Kê Đơn
Phác đồ điều trị gout cấp tính với thuốc dự phòng biến chứng
Gout nếu không kiểm soát kịp thời sẽ rất nhanh phát triển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy trong phác đồ trị bệnh gout cấp tính, người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc dự phòng như:
- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Tiêu biểu như Allopurinol và Febuxostat có tác dụng giúp ức chế quá trình sản sinh ra acid uric trong cơ thể. Thuốc này thường được chỉ định sử dụng sau khi tình trạng viêm khớp do gout đã thuyên giảm, sau khoảng 1 – 2 tuần sử dụng colchicin.
- Thuốc tăng thải acid uric: Tiêu biểu như probenecid có tác dụng tăng cường quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, các cơn đau nhức gout cấp tính không còn xuất hiện.
- Thuốc Pegloticase: Đây là một loại porcine uricase – enzyme có tác dụng chuyển đổi urat kém tan thành dạng dễ tan. Nhờ đó acid uric dễ dàng được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng phát triển nặng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mách Bạn Cách Làm Giảm Đau Gout Tại Nhà – Bệnh Nhân Gout Truyền Tai Nhau Thực Hiện
Phác đồ trị bệnh gout cấp bằng chế độ ăn uống – sinh hoạt khoa học
Gout ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống và luyện tập không khoa học hàng ngày. Do vậy trong phác đồ điều trị bệnh gút cấp tính ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định chế độ ăn uống, luyện tập nghiêm ngặt. Điều này không chỉ có tác dụng giúp tăng đào thải acid uric và còn nâng cao đề kháng, phòng ngừa triệu chứng gout tái phát, tiến triển nặng hơn.
Chế độ ăn uống cho người bệnh gút:
- Người bệnh gout kiêng các thực phẩm chứa nhiều purin vì đây là tác nhân chính làm nồng độ acid uric tăng cao. Một số thực phẩm như nội tạng thực vật, thịt bò, thịt chó, thịt cừu, thịt dê,… Đảm bảo không ăn quá 150g thịt cho 1 ngày.
- Nên thay thế đạm từ thịt động vật bằng các nguồn khác như trứng, rau củ, trái cây và sữa ít béo.
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi tăng cường chất xơ cho cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.
- Uống nhiều nước, khoảng 3 – 4l/ngày đặc biệt là các loại nước khoáng có chứa kiềm để thích thích quá trình bài tiết qua đường nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat.
- Kiêng tuyệt đối rượu, bia và các thức uống có cồn vì chúng làm tăng nồng độ acid uric khiến tình trạng gout phát triển nghiêm trọng hơn.
Thông Tin Quan Trọng: Thực Đơn Người Bị Gout Cần Tuân Thủ Tránh Tái Phát Các Cơn Đau Gout
Chế độ luyện tập cho người bệnh gout:
Gout thường gây sưng, đau nhức tại các vùng khớp. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên thực hiện luyện tập thể dục thường xuyên với các bài tập như đi bộ, đạp xe,…. Cách này giúp lưu thông máu, giãn cơ, giúp cải thiện tình trạng và làm xương khớp linh hoạt hơn. Đồng thời, luyện tập sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải acid uric và ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat.
Tập thể dục còn giúp giảm cân và làm cơ bắp thêm khỏe mạnh. Khi bạn kiểm soát được cân nặng sẽ làm giảm gánh nặng tại khớp và ngăn ngừa triệu chứng gout cấp tái phát trở lại.
Tuy nhiên, người bệnh gout cần chú ý khi triệu chứng sưng đau, nhức dữ dội thì không nên luyện tập thể dục. Lúc này việc luyện tập chỉ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất khi cơn đau gout tái phát, bạn nên nghỉ ngơi kết hợp ăn uống khoa học để đợi cơn đau giảm. Khi triệu chứng đã dịu xuống, bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để giúp xương khớp linh hoạt trở lại. Để an toàn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc luyện tập phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phác đồ điều trị gout cấp của bộ y tế cho người bệnh thường không giống nhau về thuốc sử dụng vì còn phụ thuộc vào tình trạng về thể trạng người bệnh. Tuy nhiên nguyên tắc chế độ ăn uống và luyện tập thường giống nhau. Gout nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, do vậy người bệnh nên chủ động nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để sớm kiểm soát chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
THAM KHẢO:
- Bật Mí: Khám Gout Ở Bệnh Viện Nào Uy Tín, Bác Sĩ Giỏi
- Chuyên Gia Dinh Dưỡng Chia Sẻ: Bị Gút Có Ăn Được Mì Tôm Không?