Nội dung chính

Bệnh gút có ăn được thịt dê không – câu hỏi được nhiều người thắc mắc trên các diễn đàn sức khỏe. Như chúng ta đã biết gút thuộc dạng bệnh chuyển hóa, một trong những nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn nhiều đạm. Vậy bệnh gút có ăn được thịt dê không, nên ăn thịt gì và ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe? Thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này. 

Giải đáp chi tiết: Bệnh gút có được ăn thịt dê không?

Trước tiên để giải đáp được thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt dê không, bạn cần hiểu rõ được mối liên hệ giữa gout và chế độ ăn. Bệnh gút là một dạng rối loạn chuyển hóa purin làm axit uric máu tăng cao (nồng độ uric máu > 6,8 mg/dL). 

Người bệnh gút có ăn được thịt dê không?
Người bệnh gút có ăn được thịt dê không?

Có nhiều nguyên nhân bị gout, trong đó chế độ ăn chứa nhiều đạm, hàm lượng purin cao chính là một trong những tác nhân làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Nếu bị gút, người bệnh không ăn uống khoa học, sử dụng nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, lượng axit uric không thể đào thải ra bên ngoài mà lắng đọng tại các khớp làm hình thành cục tophi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Vậy bị gút có ăn được thịt dê không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng người bệnh gút không nên ăn thịt dê. Nguyên nhân bởi trong thịt dê nhiều protein, hàm lượng purin cao. Trong mỗi 100g thịt dê chứa tới 400mg purin. Thậm chí lượng purin ở các bộ phận như nội tạng dê còn cao gấp nhiều lần so với thịt dê. Do vậy để đảm bảo sức khỏe, người bệnh gút nên kiêng tất cả các món ăn có liên quan đến dê.

Người bệnh gút nên ăn thịt gì ăn bao nhiêu là đủ?

Như vậy có thể thấy giải đáp cho câu hỏi bệnh gút có ăn được thịt dê không là KHÔNG. Tuy nhiên thịt lại đóng một vai trò đặc biệt trong cơ thể của con người, vậy với người bệnh gút ăn thịt gì là ăn toàn và ăn bao nhiêu thì đủ? Gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng một chế độ ăn khoa học tốt cho sức khỏe.

Người bệnh gút ăn thịt thế nào là đủ?

Người bệnh gút hoàn toàn có thể bổ sung thịt trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên bạn cần xây dựng thực đơn với các món ăn từ thịt với hàm lượng cho phép để đảm bảo vừa cung cấp đủ dưỡng chất vừa đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các đợt gút cấp, mãn tính tái phát làm ảnh hưởng tới cuộc sống.

Người bệnh gút nên ăn lượng thịt vừa đủ để an toàn cho sức khỏe
Người bệnh gút nên ăn lượng thịt vừa đủ để an toàn cho sức khỏe

Một số nguyên tắc ăn thịt cho người bệnh gút như: 

  • Người bệnh gút không ăn quá hàm lượng 100g đạm/ngày, trong đó bao gồm cả đạm từ động và thực vật. Người bệnh có thể đối chiếu theo các quy đổi sau 100g thịt = 180g đậu phụ tương đương với 70g lạc và 100g cá hoặc 100g tôm. 
  • Người bệnh gút có thể ăn thịt nhưng nên lựa chọn loại thịt trắng, thịt chứa hàm lượng đạm và purin thấp. 
  • Các món ăn thì thịt cần được nấu chín, tránh ăn tái sống. 
  • Phương thức chế biến món ăn ưu tiên dạng luộc, hấp và tránh sử dụng lại phần nước luộc, hấp, nước hầm xương. 
  • Nên kết hợp thịt và rau xanh để giúp trung hòa lượng purin trong thịt. 

Tham khảo thêm: Top 20+ Cách Trị Bệnh Gout Tại Nhà Được Đánh Giá Tốt Nhất 2023

Các loại thịt người bệnh gút nên ăn

Thay vì lo lắng bệnh gút có ăn được thịt dê không, bạn có thể lựa chọn những loại thịt tốt cho sức khỏe người bệnh gút như:

Người bệnh gút nên ăn thịt ức gà để hạn chế nhân purin
Người bệnh gút nên ăn thịt ức gà để hạn chế nhân purin
  • Thịt gà: Thịt gà đặc biệt là phần ức gà được đánh giá là thực phẩm tốt cho người bị bệnh gút. Bởi trong thịt gà có hàm lượng purin thấp đặc biệt là phần ức gà. Do vậy trong thực đơn ăn của người bệnh gút bạn có thể bổ sung khoảng 2 – 3 bữa thịt gà/tuần. 
  • Thịt lợn: Bạn nên ăn thịt lợn tuy nhiên nên chọn loại thịt lợn trắng để giảm thiểu lượng purin và đạm tối đa. Hàm lượng an toàn cho người bệnh gút ăn thịt lợn là 50 – 150 gam mỗi ngày và khoảng  2 – 3 lần/tuần. 
  • Thịt ngan: Trong mỗi 100g thịt ngan có khoảng 138mg purin. Đây là hàm lượng không quá cao do vậy người bệnh gút có thể bổ sung thịt ngan vào trong thực đơn ăn hàng tuần của mình để đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho sức khỏe. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo hàm lượng cho phép người bệnh gút sử dụng thịt ngan là 50 – 80g/ngày. Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi sử dụng thịt ngan thì cần tránh sử dụng thêm các loại thịt hoặc rau khác có chứa thành phần purin.
  • Thịt cá sông: Một số loại cá có hàm lượng purin thấp được khuyến cáo người bệnh gút nên ăn 2 – 3 bữa/tuần như cá chép, cá diêu hồng, cá quả, cá trắm,….

Từ Chuyên Gia: Chi Tiết Danh Sách Các Loại Thịt Bệnh Nhân Gout Nên Ăn.

Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thịt đỏ không tốt cho người bệnh gút như thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt thỏ, thịt mèo,… Một chế độ ăn khoa học với loại thịt phù hợp, lượng sử dụng cho phép sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn đau gút cấp, ngăn ngừa bệnh phát triển hiệu quả. Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt dê không từ đó xây dựng chế độ ăn phù hợp để bảo vệ sức khỏe. 

Chế độ ăn kiêng với người bệnh gout rất quan trọng, nhưng điều trị đúng cách và kịp thời lại càng quan trọng hơn. Bởi nồng độ acid uric không tự nhiên hạ xuống mà cần thải trung hòa – đào thải bằng loại thuốc phù hợp.

XEM THÊM:

Câu hỏi liên quan

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Bị gout uống bia được không, có gây hại gì cho cơ thể? Bia vốn là đồ uống rất được yêu thích bởi cả nam giới và nữ giới, đặc biệt vào ngày hè oi...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe