Nội dung chính

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Một kế hoạch tốt sẽ giúp khắc phục các triệu chứng, thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng vận động của hệ cơ xương khớp.

Căn cứ để lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Để có thể có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tốt và phù hợp cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Đánh giá tình trạng bệnh nhân

Đối với điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, đầu tiên bạn cần thu thập các thông tin từ hồ sơ y tế và gia đình bao gồm trước và trong quá trình điều trị, các chẩn đoán của bác sĩ cũng như các loại thuốc người bệnh đã, đang sử dụng. Mặt khác, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng mãn tính và tiến triển nặng hơn nên điều dưỡng viên cần phải nhẹ nhàng, chu đáo khi làm việc với bệnh nhân.

Đánh giá tình trạng để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Đánh giá tình trạng để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Đánh giá tình trạng cơ bản của bệnh nhân qua các triệu chứng bao gồm đau, khả năng vận động, vị trí các khớp tổn thương có bị biến dạng hay không,… Đi kèm đó, điều dưỡng viên và bác sĩ cũng cần đánh giá các biến chứng do sử dụng thuốc lâu ngày hoặc bệnh đi kèm, đặc biệt chú ý đến bệnh đường tiêu hóa như đau bụng hoặc các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa.

Các dấu hiệu quan trọng cần đánh giá trước khi xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Bệnh nhân có thể tự đi lại hay cần sự hỗ trợ?
  • Đánh giá tình trạng khớp bị tổn thương, đặc biệt chú ý các bề mặt và mức độ sưng của khớp.
  • Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng có nghiêm trọng hay không?
  • Tăng thân nhiệt xuất hiện do bệnh khớp.
  • Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do sử dụng thuốc chống viêm trong thời gian dài.
  • Nguy cơ tàn tật do tiến triển nghiêm trọng của bệnh.

Bên cạnh đó, một vấn đề không thể bỏ qua chính là trạng thái tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi và chán nản sau quá trình điều trị khó khăn lâu dài. Điều này một phần là do cơn đau gây ra căng thẳng và giải phóng các chất hóa học gây thay đổi tâm trạng. Khi cảm xúc thay đổi, bệnh nhân thường khó ngủ hơn và mức độ căng thẳng có thể tăng lên.

Theo các chuyên gia, lo lắng và trầm cảm dường như làm cho cơn đau viêm khớp dạng thấp ở người bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc khó kiểm soát hơn. Chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng bệnh mà không giải quyết các rối loạn tâm lý như lo lắng hoặc trầm cảm ở bệnh nhân có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến kết quả chữa trị.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cụ thể nhất

Với những dữ liệu thu thập được từ việc đánh giá tình trạng của bệnh nhân, điều dưỡng viên và bác sĩ sẽ phân tích, tổng hợp để lập một kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất. Việc xây dựng kế hoạch chăm sóc cần dựa trên nhu cầu, tình trạng cơ bản của bệnh nhân để đề xuất các ưu tiên và quyết định thứ tự những điều cần thực hiện.

Chăm sóc bệnh nhân với tinh thần nhân ái, hướng dẫn và theo sát
Chăm sóc bệnh nhân với tinh thần nhân ái, hướng dẫn và theo sát

Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ bao gồm những mục cơ bản sau đây:

Chăm sóc cơ bản:

  • Giải thích tình trạng tiến triển bệnh cho bệnh nhân và gia đình.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và người thân cách vận động khớp để tránh teo cơ và biến chứng.
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái nhất, tránh nằm sai tư thế, đặc biệt là trong giai đoạn cấp tính.
  • Ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng và phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Vệ sinh hàng ngày để tránh ổ nhiễm trùng, phát hiện và điều trị nhiễm trùng, loét da kịp thời cho bệnh nhân.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình theo dõi các tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể.
  • Động viên và trấn an bệnh nhân để luôn cảm thấy thoải mái khi trị liệu.

Thực hiện các bài kiểm tra cơ bản định kỳ:

  • Theo dõi các chỉ số cơ bản của bệnh nhân bao gồm mạch, thân nhiệt, huyết áp, nhịp thở,…
  • Theo dõi tổn thương khớp và tiến triển của bệnh.
  • Theo dõi một số xét nghiệm như: Công thức máu tổng quát, chỉ số huyết thanh, tốc độ lắng hồng cầu,…
  • Theo dõi tác dụng phụ và mức độ phản ứng của thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có đặc điểm là bệnh diễn tiến nặng hơn theo thời gian nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, điều này có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng dẫn đến tàn phế, tổn thương nặng chức năng vận động của cơ thể. Chính vì vậy, nguyên tắc của việc chăm sóc, theo dõi bệnh nhân là chăm sóc nhân ái và giúp người bệnh cũng như gia đình người bệnh hiểu rõ căn nguyên, bệnh lý, tiến triển của bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Cách chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tiêu chuẩn

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, chỉ cần chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể cải thiện nhanh chóng theo thời gian. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tiêu chuẩn cần đảm bảo giải quyết những vấn đề sau:

1. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi khi cơn đau bắt đầu

Đau là một triệu chứng phổ biến và đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu xuất hiện những cơn đau dữ dội, người bệnh cần có thời gian để nghỉ ngơi nhằm hạn chế tác động vật lý và cơ học lên vùng khớp bị tổn thương.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi khi đau khớp cấp tính
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi khi đau khớp cấp tính

Việc nghỉ ngơi trong giai đoạn đau cấp tính sẽ giúp quá trình chữa lành vết thương tốt hơn. Nếu tình trạng bệnh xuất hiện với triệu chứng sưng nặng và gây đau nhiều ở khớp bàn chân, ngón chân hoặc đầu gối, người bệnh cần được nghỉ ngơi trong vài ngày ở tư thế nằm thoải mái. Khi cảm giác đau đớn thuyên giảm, bệnh nhân có thể tập dần việc đi lại và thực hiện một số công việc mà không cần quá nhiều sức hay tác động lên khớp.

2. Giải tích tình trạng sức khỏe cho người bệnh

Bác sĩ, nhân viên y tế, điều dưỡng viên cần nói chuyện cởi mở, chính xác tình trạng bệnh, hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, đây chính là điều gia đình và chính bản thân người bệnh quan tâm. Đặc biệt, người bệnh và người nhà cần hiểu rõ những biến chứng có thể xảy ra nếu không kiểm soát tốt diễn tiến bệnh.

Mục đích của việc giải thích tình trạng bệnh là để bệnh nhân có ý thức hơn trong việc tự chăm sóc bản thân, cũng như để người thân có sự chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Điều dưỡng viên cũng cần thông báo, hướng dẫn bệnh nhân về những điều nên và không nên làm hàng ngày.

3. Cho bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định

Việc sử dụng thuốc là rất quan trọng và mang lại hiệu quả cao khi điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thuốc, pháp trị không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, bác sĩ và nhân viên điều dưỡng cần nhắc nhở bệnh nhân về tần suất, thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc một cách chính xác nhất để có thể kiểm soát tốt sự phát triển của bệnh.

Dùng thuốc đúng chỉ đinh để đảm bảo hiệu quả điều trị
Dùng thuốc đúng chỉ đinh để đảm bảo hiệu quả điều trị

4. Chăm sóc dinh dưỡng

Chế độ ăn uống rất được coi trọng trong việc điều trị bất kỳ căn bệnh nào, bao gồm bệnh viêm khớp dạng thấp. Một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng viêm khớp, thúc đẩy quá trình chữa lành và giúp xương khớp phục hồi nhanh chóng hơn.

Một số nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Các loại rau xanh là nguồn vitamin tuyệt vời cho người bệnh khớp. Bên cạnh đó, một số nhóm thực phẩm như trứng, đu đủ, cà rốt, bí, bơ bổ sung vitamin A; trái cây họ cam quýt, cà chua và kiwi rất giàu vitamin C; cá, sữa chua và pho mát chứa nhiều vitamin B12; trong khi đó vitamin D có nhiều trong trứng, ngũ cốc và dầu cá,…. Đây đều là những loại thực phẩm nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn của bệnh nhân viêm khớp.
  • Thực phẩm giàu canxi: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, nước cam, phô mai, cá biển, bắp cải,…
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Hạt lanh, quả óc chó, quả bơ, cá biển,…
  • Gia vị giảm đau, tiêu viêm: Nghệ, gừng, tỏi,… là những gia vị giàu chất chống viêm, giảm đau tự nhiên.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý những thực phẩm mà người bị viêm khớp dạng thấp nên tránh bao gồm:

  • Thức ăn cay và nóng.
  • Thịt đỏ, nội tạng động vật.
  • Đồ ăn nhanh, đồ hộp.
  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm có nhiều gia vị, muối và đường.
  • Bia, rượu, nước ngọt có ga.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

5. Hướng dẫn bệnh nhân viêm khớp dạng thấp luyện tập thể thao, vận động

Nhiều bệnh nhân có xu hướng sợ đau nên ngại vận động. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn do hạn chế máu lưu thông, thậm chí dẫn tới nhiều biến chứng như yếu cơ, teo cơ,… Chính vì vậy, một chế độ vận động đúng cách, khoa học là không thể thiếu khi chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Khi cơn đau thuyên giảm và tình trạng bệnh dần cải thiện, bệnh nhân có thể luyện tập các bài tập vận động khớp để cải thiện lưu thông máu và giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Người nhà cần khuyến khích và hỗ trợ trong quá trình tập luyện những bài tập này để người bệnh vận động dễ dàng hơn.

Nhiều bài tập Yoga, đi bộ, Gym nhẹ phù hợp cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thực hiện trong và sau quá trình điều trị bệnh. Những bài tập này nên được sự cho phép và hướng dẫn cụ thể về cường độ, thời gian luyện tâp bởi ​​bác sĩ vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn.

Nên xem: Mách Bạn 7 Cách Chữa Đau Xương Khớp Bằng Ngải Cứu Tốt Nhất

6. Vệ sinh hàng ngày cho bệnh nhân

Một số người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì vệ sinh cá nhân hàng ngày. Vì vậy, điều dưỡng viên và gia đình phải giúp đỡ bệnh nhân khi cần thiết. Việc vệ sinh thân thể hàng ngày bao gồm vệ sinh răng miệng, da, đồ dùng cá nhân, giường chiếu cũng như khu vực nghỉ ngơi của bệnh nhân để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các ổ nhiễm trùng nếu có.

7. Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc Corticosteroid được sử dụng trong điều trị viêm khớp đều có thể gây ra tác dụng phụ bất cứ lúc nào, đặc biệt nếu sử dụng trong thời gian dài. Chính vì vậy, bác sĩ cần trao đổi chi tiết, chính xác với người nhà và bệnh nhân về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc dùng thuốc theo toa.

Sau đó, khi bắt đầu quá trình điều trị, bác sĩ và điều dưỡng viên cũng cần giải thích cho người bệnh việc chủ động theo dõi, đồng thời có ý thức phòng tránh các tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân nên thông báo cho người chăm sóc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình điều trị bằng thuốc.

Chú ý các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc để có phương án xử lý
Chú ý các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc để có phương án xử lý

8. Chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh

Người bệnh thường có xu hướng bi quan và lo lắng thái quá về bệnh tình của mình. Điều này gây ra căng thẳng, stress, mất ngủ và tình trạng ăn không ngon ở bệnh nhân. Tâm lý bất ổn và tinh thần suy giảm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, làm chậm hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp, phục hồi chức năng vận động mà còn có thể khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn.

Nhân viên điều dưỡng nên có mặt kịp thời để khuyến khích bệnh nhân cảm thấy an toàn, yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, người thân, gia đình và bạn bè nên dành thời gian trò chuyện, động viên, hỗ trợ bệnh nhân. Những điều này sẽ giúp người bệnh tĩnh tâm, suy nghĩ lạc quan và tránh được những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần trong quá trình chữa bệnh.

Trên đây là hướng dẫn về việc lập và thực hiện chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tiêu chuẩn, phù hợp, an toàn nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp người chăm sóc có thể hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp tốt hơn đồng thời giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Câu hỏi liên quan

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể tới ý thức khắc phục bệnh ở mỗi người. Bệnh nếu được phát hiện sớm...

Xem chi tiết

Nhiều người cho rằng khi bị các vấn đề về xương khớp như thoái hóa, cần hạn chế vận động, di chuyển để tránh gặp chấn thương và khiến bệnh trở nặng hơn. Tuy nhiên...

Xem chi tiết

Thống kê hiện nay cho thấy có đến 1% dân số thế giới đang bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ mắc bệnh này thường gặp ở người có độ tuổi...

Xem chi tiết

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý liên quan đến xương khớp khá phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh này không chỉ phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội...

Xem chi tiết

Gout là bệnh lý phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của bệnh. Cũng bởi vậy...

Xem chi tiết

Bị gout uống bia được không, có gây hại gì cho cơ thể? Bia vốn là đồ uống rất được yêu thích bởi cả nam giới và nữ giới, đặc biệt vào ngày hè oi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa