Thoát vị địa đệm hiện nay là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, có nhiều dạng khác nhau, có thể bao gồm hiện tượng tê chân. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người mắc mà còn cản trở quá trình sinh hoạt, vận động và tiềm ẩn nhiều nguy hại. Vậy thoát vị đĩa đệm gây đau chân là bệnh gì, có nguy hiểm không? Bạn đọc hãy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây và nắm rõ cách điều trị hiệu quả.
- Chuyên Gia Giải Đáp: Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm, Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là bệnh lý gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh xuất hiện khi các nhân nhầy bị thoát ra ngoài bao xơ, là chèn ép các dây thần kinh trung ương ở khu vực cột sống và dây chằng cơ chân, tay. Một trong những biến chứng thường gặp đi kèm là tê chân, làm xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi vận động, mức độ và tần suất cơn đau tăng dần.
Thông thường, thoát vị đĩa đệm gây tê chân gây tê chân xảy ra nhiều với bệnh nhân bị tổn thương ở cột sống lưng vì dây thắt lưng nối trực tiếp xuống phần hông, đùi và lòng bàn chân. Người bệnh có thể gặp chứng tê chân sau khi ngủ dậy hoặc di chuyển nhiều, vận động liên tục trong thời gian dài.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân rất dễ để phát hiện ra bởi nó có biểu hiện cụ thể. Khi bị thoát vị, người bệnh có thể gặp các cơn đau ở lòng bàn chân, gót chân, ngón chân hoặc toàn bộ phần cẳng chân tùy từng vị trí bị nhân nhầy chèn ép. Một số trường hợp bệnh nhân bị tê chân kéo dài sẽ dần mất cảm giác ở chân và gần như không còn cảm giác đau nhức.
Vị trí thoát vị đĩa đệm ở lưng thường mang đến những cơn đau dữ dội, nhói và khó chịu hơn nhiều, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động, kèm theo đó, bệnh nhân cũng gặp tình trạng tê chân và thậm chí lan đến tay gây tê tay.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Trong đó phổ biến nhất là do người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Lúc này bao nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép trực tiếp lên các dây thần kinh và gây ra những cơn đau nhức khó chịu, kéo dài dai dẳng.
Bên cạnh đó, nếu người bị thoát vị đĩa đệm ngồi lâu không di chuyển, ngồi sai tư thế, thường xuyên mang vác đồ nặng, vận động mạnh hoặc chấn thương do lao động, chơi thể thao cũng gây ra hiện tượng tê chân.
Đặc biệt khi nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh quá lâu mà không có biện pháp can thiệp sẽ khiến việc truyền tín hiệu đến các chi ở chân giảm đi đáng kể, tuần hoàn máu lưu thông kém, lưu lượng máu không đủ để vận chuyển đến các chi, đặc biệt là vùng chân, gây ra hiện tượng tê bì chân ngày càng nặng nề, nghiêm trọng.
- Xem Thêm: Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Uống Thuốc Gì? Top 5 Loại Thuốc Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân là có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho rằng, thoát vị đĩa đệm gây tê chân không phải là bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên lại gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hại về sau.
Những ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm gây tê chân gồm có:
- Gây khó khăn cho việc vận động: Những vấn đề liên quan đến xương khớp, cụ thể là thoát vị đĩa đệm sẽ làm cản trở quá trình sinh hoạt, đi lại, vận động của người bệnh do chức năng của dây thần kinh giao cảm đến hệ vận động của chân bị suy giảm. Khi đó người bệnh thường xuyên gặp đau nhức, khó chịu trong việc di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.
- Các cơ trở nên yếu dần: Nếu xương khớp bị ảnh hưởng trong thời gian dài, chân tê cứng quá lâu sẽ làm cho rễ thần kinh xung quanh chân bị tác động tiêu cực, từ đó làm giảm khả năng hoạt động của cơ, các cơ chân trở nên yếu dần đi và tiềm ẩn nguy cơ teo chân.
- Bại liệt tứ chi: Thoát vị đĩa đệm gây tê chân nếu để trong thời gian dài không có biện pháp cải thiện sẽ gây bại liệt tứ chi, khiến người bệnh bị tàn phế, phải nằm một chỗ, không thể cử động.
Xem thêm: Tổng Hợp 7 Cách Điều Trị Gai Cột Sống Bằng Xương Rồng Hiệu Quả 2023
Chi tiết cách điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân hiệu quả
Như đã nói, thoát vị đĩa đệm gây tê chân tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu để thời gian dài mà không can thiệp. Do đó ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường, tùy theo mức độ bệnh, bạn cần áp dụng những cách chữa trị khác nhau như mẹo dân gian, thuốc Đông y hay Y học hiện đại.
Mẹo dân gian cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm tê chân
Người bệnh bị các triệu chứng ở thể nhẹ, mới khởi phát hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian với những nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên cần chú ý biện pháp này chỉ có tác dụng kiểm soát bệnh, không thể điều trị tận gốc, do đó nếu bệnh nặng cần thăm khám bác sĩ để tìm phác đồ điều trị tốt nhất.
Những mẹo dân gian người bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể áp dụng đó là:
Dùng ngải cứu
Bạn có thể sử dụng lá ngải cứu trong trường hợp này. Các dưỡng chất có trong ngải cứu hỗ trợ chứng đau nhức xương khớp và tình trạng tê chân hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá ngải cứu cùng lá lốt, rửa sạch, để ráo rồi giã nát.
- Tiếp đến bạn nhồi phần lá này cùng một chút rượu trắng vào ống tre và nướng lên, sau đó chắt lấy nước cốt cho vào bình để bảo quản tủ lạnh.
- Khi cơn đau nhức tái phát, lấy hỗn hợp đun nóng và xoa bóp lên vùng bị đau sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Sử dụng xương rồng
Tương tự như ngải cứu, xương rồng khi được áp dụng đúng cách cũng cho hiệu quả cao trong việc đẩy lùi tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm và hiện tượng tê bì chân tay ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 2 – 3 đọt xương rồng loại 3 chia, bỏ gai, rửa sạch, mang thái nhỏ rồi giã nát cùng một ít giấm và cám gạo.
- Tiếp đến mang tất cả nguyên liệu này rang nóng, bọc vào lá chuối và người bệnh nằm trực tiếp lên trên cho đến khi nguội.
- Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện từ 2 – 3 lần và kiên trì thời gian dài để thấy hiệu quả.
Đẩy lùi các triệu chứng với cây trinh nữ
Cây trinh nữ được biết đến với tên gọi cây xấu hổ, là nguyên liệu dân gian có thể hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 50g cây trinh nữ khô, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất rồi để ráo.
- Tiếp đến mang cây trinh nữ sắc cùng 1 lít nước để uống trong ngày.
- Người bệnh nên sử dụng thường xuyên và kiên trì khoảng 1 tháng sẽ cho tác dụng rất tốt.
Thuốc Tây y chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Nếu áp dụng mẹo dân gian không thể thuyên giảm, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể dùng thuốc Tây y sẽ hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng và cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên thuốc tân dược thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hại cho cơ thể nếu lạm dụng và không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, do đó bạn nên thận trọng, không tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ kê cho bệnh nhân trong trường hợp này đó là:
- Thuốc giảm đau nhanh: Nhóm thuốc này tác động trực tiếp đến các dây thần kinh trung ương, từ đó ức chế các cơn đau nhanh chóng, hiệu quả ở vùng thắt lưng, cột sống, chân tay và khu vực xung quanh. Trong nhóm này, paracetamol là loại thuốc được dùng phổ biến nhất.
- Thuốc chống viêm: Người bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng viêm như diclofenac hay meloxicam để ngăn ngừa các phản ứng viêm nhiễm tại vị trí nhân xơ thoát ra khỏi vị trí ban đầu.
- Thuốc giãn cơ: Nếu bệnh nhân gặp tình trạng các cơ co cứng, giảm khả năng vận động, các cơn đau nhức khiến họ không thể đi lại được, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giãn cơ như mydocalm hay myonal,…
- Thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất: Ngoài các loại thuốc đặc trị, người bị thoát vị đĩa đệm có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương.
- Tìm Hiểu Thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Khỏi Được Không? Và Phương Pháp Điều Trị
Vật lý trị liệu
Những đối tượng bị thoát vị đĩa đệm nặng, bên cạnh dùng thuốc sẽ được chỉ định áp dụng vật lý trị liệu hàng ngày để các cơ được dẻo dai, vận động linh hoạt và tăng khả năng phục hồi, giảm hẳn những cơn đau nhức khó chịu. Những bài tập vật lý trị liệu phổ biến cho người bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân đó là:
- Bấm huyệt, châm cứu: Đây là các hình thức được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền đối với bệnh nhân đang gặp vấn đề về xương khớp, bị chèn ép các dây thần kinh. Bấm huyệt và châm cứu kích thích máu lưu thông, giúp đả thông kinh mạch và làm giảm áp lực lên các dây thần kinh. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để thực hiện.
- Kéo giãn cột sống: Kỹ thuật vật lý trị liệu này sử dụng máy chuyên dụng kéo giãn cột sống người bệnh nhằm mục đích giải phóng những dây thần kinh đang chịu áp lực, từ đó giảm cảm giác đau nhức, tê bì chân tay, khó chịu, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
- Massage: Đối với hình thức này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, nếu không biết cách xoa bóp, nên ưu tiên đến cơ sở uy tín. Việc massage tác động đến các huyệt đạo và khu vực bị đau, giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông, đả thông kinh mạch, giảm đau nhanh chóng, ngoài ra còn tạo tinh thần thoải mái cho người bệnh.
- Tập yoga: Những người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp thường được khuyến khích tập luyện yoga với những bài tập vận động nhẹ nhàng để xương khớp được dẻo dai, linh hoạt, tránh tình trạng co cứng cơ, đồng thời hỗ trợ tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, cải thiện khả năng vận động.
Nên xem: Khám Cơ Xương Khớp Ở Đâu Tốt Nhất? Top 10 Địa Chỉ Uy Tín Cho Bạn
Phẫu thuật
Trong trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân sử dụng các biện pháp nêu trên không hiệu quả, các triệu chứng có xu hướng nặng hơn, tổn thương trở nên nghiêm trọng, không thể sinh hoạt hay vận động, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Việc can thiệp ngoại khoa sẽ giúp làm lành khu vực đang chịu tổn thương, nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau nhức khó chịu và phục hồi chức năng của hệ xương khớp.
- Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi: Đối với biện pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở khu vực bị tổn thương, sau đó đưa ống nội soi có gắn camera siêu nhỏ ở đầu vào trong cơ thể. Lúc này tất cả thao tác loại bỏ vùng đĩa đệm bị thoát bị được trình chiếu trên màn hình máy tính.
- Mổ mở: Bác sĩ tiến hành mổ một đường nhỏ ở vị trí bị thoát vị rồi cắt hoặc điều chỉnh bao nhân xơ thoát ra bên ngoài sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Mổ mở giúp bác sĩ nhìn rõ những gì đang diễn ra tại vùng chịu tổn thương, từ đó đưa ra nhận định chính xác và có phương án điều trị lâu dài để phòng tránh bệnh tái phát.
- Phẫu thuật hợp nhất cột sống: Khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ hết những đĩa đệm bị hỏng và tổn thương trước tiên, sau đó hợp nhất 2 đốt sống lại để ổn định cột sống cho người bệnh. Sau khi phẫu thuật, khả năng vận động không bị ảnh hưởng, ngược lại còn giúp giảm hẳn tình trạng đau nhức, tê bì chân tay và tránh cảm giác khó chịu khi sinh hoạt.
- Thay thế đĩa đệm: Hình thức này được hiểu là việc loại bỏ đĩa đệm cũ bị hỏng và thay bằng đĩa đệm nhân tạo để ổn định cột sống, phục hồi khả năng vận động và tránh đĩa đệm cũ gây nguy hại cho những khu vực đang khỏe mạnh cũng như sức khỏe tổng thể.
Xem thêm thông tin: TOP 12+ Thuốc Điều Trị Gai Cột Sống Của Nhật Bản Cho Hiệu Quả Tức Thì
Những lưu ý cần nhớ khi chữa trị và phòng tránh bệnh
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sinh hoạt và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên bạn không được chủ quan, bên cạnh việc tìm cách chữa trị được gợi ý trong bài, cần chú ý những vấn đề sau:
- Không mang vác vật nặng hoặc lao động quá sức, cần ngồi và nằm đúng tư thế.
- Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể lao lực quá sức khiến các cơn đau nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung những dưỡng chất có lợi cho quá trình trị bệnh như canxi, vitamin D, kali, magie, vitamin có trong rau xanh, trái cây, sữa, nước ép, cá biển, hải sản,…
- Tránh xa những thực phẩm có hại như thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…
- Thường xuyên vận động với các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng, tăng sự dẻo dai và hỗ trợ phục hồi tổn thương tốt hơn.
- Tuân thủ tất cả những chỉ định của bác sĩ đưa ra, đồng thời thăm khám theo lịch hẹn để theo dõi tình hình sức khỏe và kịp thời phát hiện những bất thường để điều trị.
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân khiến quá trình sinh hoạt, vận động của người bệnh trở nên khó khăn, đặc biệt nếu không nhanh chóng chữa trị còn xuất hiện nhiều biến chứng. Vậy nên ngay khi phát hiện cơ thể có những bất thường, bạn hãy thăm khám bác sĩ để nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị phù hợp, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.
Đừng Bỏ Lỡ:
- Các Giai Đoạn Của Bệnh Thoát Vị Đĩa ĐệmVà Dấu Hiệu Đặc Trưng [Cảnh Giác Với Giai Đoạn 4]
- Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Thoát Vị Đĩa ĐệmTại Nhà