Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và dấu hiệu đặc trưng [Cảnh giác với giai đoạn 4]
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm đều có các biểu hiện và mức độ tổn thương khác nhau. Việc nhận biết rõ dấu hiệu trong từng thời điểm tiến triển bệnh là điều cần thiết giúp hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa những biến chứng liên quan.
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và dấu hiệu điển hình
Thoát vị đĩa đệm phát triển qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng với những triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm
Phình đĩa đệm là giai đoạn đầu tiên của bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này, người bệnh khó có thể nhận ra mình đang mắc bệnh bởi gần như không thấy bất cứ triệu chứng lâm sàng nào.
Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phình to hơn hơn so với bình thường. Hệ quả là các chức năng của đĩa đệm bị suy giảm đáng kể. Sự lớn lên của đĩa đệm đến một mức độ nhất định có thể gây chèn ép lên các rễ thần kinh và gây ra những cơn đau. Tính chất của những cơn đau dây thần kinh rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau lưng thông thường.
Điều trị: Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1 chủ yếu đến từ việc nghỉ ngơi, tập thể dục và thay đổi thói quen vận động, sinh hoạt sao cho phù hợp. Trong trường hợp cơn đau lưng ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau.
- Chuyên Gia Giải Đáp: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Sinh Con Được Không? Những Điều Cần Lưu ý
Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm
Ở giai đoạn lồi đĩa đệm, đa số người bệnh có thể cảm thấy đau lưng cục bộ. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị chèn ép thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Cơn đau ở giai đoạn lồi đĩa đệm thường bắt đầu ở khu vực lưng dưới sau đó lan xuống vùng hông và hai chân. Lúc này nhân nhầy cũng có xu hướng thoát ra bên ngoài. Lượng nhân nhầy thoát ra càng nhiều sẽ đồng nghĩa với cơn đau ở chân càng gia tăng cường độ.
Ở giai đoạn 2 của thoát vị đĩa đệm, nếu người bệnh không được điều trị sớm có thể gặp phải triệu chứng di chuyển lệch sang một bên trái hoặc phải. Điều này thực sự gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đáng kể tới khả năng vận động hàng ngày.
Điều trị: Người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2 bắt buộc phải đến bệnh viện để thăm khám và điều trị nhằm ngăn ngừa biến chứng. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ cho người bệnh. Ngoài ra, việc ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và vận động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Giai đoạn 3: Thoát vị thực thụ
Ở giai đoạn 3, bao xơ đĩa đệm bị rách hoàn toàn, nhân nhầy cùng các tổ chức khác đã giải phóng hết. Tuy nhiên chúng lại không rời rạc mà bám với nhau thành 1 khối và gây chèn ép vào các rễ thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Thoát vị thực thụ được đánh giá là giai đoạn khá nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không như không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.
Điều trị: Người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3 vẫn có thể được điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hàng ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm thì phẫu thuật là điều cần thiết.
Giai đoạn số 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Giai đoạn này 4, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm đã thực sự rõ ràng. Cụ thể, lúc này các nhân nhầy đã thoát hết ra ngoài đồng thời tách rời hoàn toàn và gây chèn ép lên các rễ thần kinh, từ đó gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh ở giai đoạn 4 còn có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, rối loạn tiểu tiện – đại tiện, mất dần khả năng vận động và thậm chí là tàn phế.
Điều trị: Ở giai đoạn 4, tùy vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà người bị thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật đĩa đệm hoặc kết hợp đồng thời 2 phương pháp này. Với phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi để loại bỏ phần đĩa đệm bị nhô ra bên ngoài. Bên cạnh đó, các nhân đĩa hoặc toàn bộ đĩa đệm đã mất sẽ được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo làm bằng biopolymer hoặc kim loại.
Chú ý: Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh từ thấp đến cao. Do đó, việc phát hiện bệnh càng sớm càng giúp tăng khả năng điều trị dứt điểm và giảm chi phí.
- Đừng Bỏ Lỡ: 13+ Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Hàn Quốc Cho Hiệu Quả Tốt Nhất
Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức mạnh cơ bắp giúp ổn định và hỗ trợ chức năng cột sống.
- Luôn đứng, ngồi, vận động đúng tư thế để giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm. Mẹo dành cho bạn là hãy giữ lưng thẳng, không nghiêng vẹo, đặc biệt là khi phải ngồi làm việc trong thời gian dài, nâng vật nặng.
- Duy trì cân nặng sao cho hợp lý với chiều cao. Bởi tình trạng thừa cân gây rất nhiều áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
- Bỏ hút thuốc, bao gồm thuốc lá điện tử. Bởi chất chứa trong khói thuốc có khả năng đầu độc xương khớp, đĩa đệm và nhiều cơ quan khác trên cơ thể người.
Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ các giai đoạn thoát vị đĩa đệm. Khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng bất thường liên quan đến bệnh lý này, bạn cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác.
Tham Khảo Thêm:
- Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Dứt Điểm Được Không? Và Phương Pháp Điều Trị
- Hướng Dẫn Đeo Đai Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Cho Người Bệnh Tại Nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!