Thoát vị đĩa đệm căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh này không chỉ khiến người bệnh gặp phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến chức năng vận động sau này. Vậy nếu bị thoát vị đĩa đệm có chữa được không và phòng tránh bệnh như thế nào? Bạn nên theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết nhất.
Giải đáp chi tiết: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Trước khi giải đáp được thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa được không thì bạn cần tìm hiểu đây là bệnh gì. Bên cạnh đó, các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này cũng cần phải nắm rõ.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm gặp phải tổn thương bao xơ bên ngoài, chẳng hạn như bị mòn hoặc rách. Lúc này, nhân nhầy được bao bọc bởi bao xơ có thể thoát ra ngoài và gây nên hiện tượng chèn ép rễ dây thần kinh chạy qua các lỗ liên hợp trên đốt sống.
Vậy gặp tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Về vấn đề này, theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, đây mặc dù không phải là căn bệnh nan y nhưng nó lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Bởi đĩa đệm là bộ phận đảm nhận chức năng giảm áp lực hoạt động lên phần cột sống khi con người vận động. Trong trường hợp phát hiện và can thiệp đúng cách, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:
- Teo chân tay: Sau khi rễ thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm, máu cùng các dưỡng chất sẽ không thể đi sâu vào nuôi dưỡng các cơ. Hệ quả của tình trạng này là khiến chân hoặc tay sẽ bị teo dần nhưng chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.
- Liệt hoàn toàn: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh khi không được can thiệp điều trị kịp thời có thể sẽ mất hoàn toàn khả năng ăn uống, đi lại, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân hay các hoạt động khác dù là đơn giản nhất.
- Rối loạn cảm giác: Rễ thần kinh bị tổn thương do thoát vị địa đệm cũng khiến một số vùng da bị ảnh hưởng. Bên cạnh những bất thường về sắc tố da thì người bệnh còn có còn phải đối mặt với nguy cơ mất hoàn toàn cảm giác nóng, lạnh hay có phản xạ dựng lông…
- Rối loạn cơ thắt: Biến chứng rối loạn cơ thắt khi mới khởi phát chỉ là triệu chứng bí tiểu bình thường. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân hoàn toàn không thể kiểm soát được việc tiểu tiện của bản thân.
Như vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm, nhất là bệnh này khi đã tiến triển đến giai đoạn 3 và 4.
- Khám Phá Ngay: Các Giai Đoạn Của Thoát Vị Đĩa Đệm Và Dấu Hiệu Đặc Trưng Của Bệnh
Người bị thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không thực sự là thắc mắc chung của khá nhiều người. Bởi đây là bệnh lý cực kỳ phổ biến, nhất là trong xã hội hiện đại.
Về vấn đề thoát vị đĩa đệm có chữa được không thì theo các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp cũng đã đưa ra lời giải đáp thỏa đáng. Cụ thể, nếu xét về cơ chế sinh học, khi một đĩa đệm đã bị thoát vị thì chúng không thể trở lại như ban đầu được nữa dù có áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi khi cơ thể con người có thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, ngay cả khi đã thay thế đĩa đệm nhân tạo hoặc cắt bỏ khối thoát vị bị hư hỏng thì đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời và không triệt để. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ không thể nào chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoát vị đĩa đệm không đồng nghĩa với việc những can thiệp đều vô ích. Nếu như người bệnh được chữa trị đúng hướng, đúng lộ trình, khả năng phục hồi có thể lên đến 80 – 95% so với ban đầu, thậm chí là bệnh còn cải thiện đến mức gần khỏi.
Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay
Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiệu quả hiện nay.
Điều trị không dùng thuốc
Đây là phương pháp không dùng thuốc nên người bệnh không cần quá lo lắng về những tác dụng phụ không mong muốn.
- Chiropractic: Là phương pháp kéo nắn xương khớp mang lại hiểu quả điều trị ở mức độ vừa phải trong trường hợp người bệnh xuất hiện các cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng. Chú ý, việc áp dụng kỹ thuật chiropractic với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ cần hết sức cẩn trọng.
- Châm cứu: Giúp giảm đau lưng và đau cổ kinh niên khá hiệu quả.
- Massage: Giúp giảm đau ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên.
- Yoga: Giúp cải thiện chức năng xương khớp và làm giảm đau lưng kinh niên.
- Tìm Hiểu Thêm: Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Như Thế Nào? Chuyên Gia Giải Đáp
Chữa bệnh bằng Tây y
Người bệnh có thể tham khảo những biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm sau đây.
Điều trị dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Gồm paracetamol, meloxicam và diclofenac, …
- Thuốc chống động kinh chữa thoát vị đĩa đệm.
- Thuốc giãn cơ: Gồm mydocalm, myonal… thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh co cứng cơ cạnh cột sống.
Tiêm corticosteroids giảm đau ngoài màng cứng: Corticosteroids là thuốc kháng viêm mạnh có thể được áp dụng để tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống. Tác dụng của nó là làm giảm triệu chứng đau viêm tại chỗ do thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh ở mức độ trung bình đến nặng. Liệu trình mỗi đợt điều trị là 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 – 7 ngày.
Phẫu thuật: Trong nhiều trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể loại bỏ một phần nhô ra của đĩa đệm hoặc là toàn bộ đĩa đệm. Trong những trường hợp này, các đốt sống của người bệnh thường cần phải được kết hợp với phần cứng kim loại nhằm cung cấp sự ổn định cho cột sống. Phẫu thuật được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm khi:
- Tình trạng thoát vị gây chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa gây nên hội chứng đuôi ngựa, dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như: Bí đại tiểu tiện, mất đi cảm giác đau xung quanh hậu môn và cả bộ phận sinh dục.
- Người bệnh đã áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn nhưng không thể cải thiện được triệu chứng thoát vị đia đệm sau 6 tuần. Thậm chí, còn gặp phải hàng loạt các vấn đề như: Tê yếu chân tay, đứng hoặc đi lại khó khăn, mất kiểm soát bàng quang và ruột.
- Tham Khảo Thêm: 13+ Thuốc Đặc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Mỹ Cho Hiệu Quả Tốt Nhất
Dùng mẹo tại nhà
Một số mẹo dân gian tại nhà giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả bạn có thể tham khảo gồm:
- Dùng cây đinh lăng: Bạn dùng lá đinh lăng sắc cùng 1 lít nước trong ấm khoảng 30 phút sau đó uống nước mỗi ngày. Nên thực hiện cách này ít nhất là 2 tuần để thấy hiệu quả.
- Dùng lá lốt: Lá lốt cắt nhỏ và sao cùng muối trong chảo. Sau đó đổ lá lốt ra vải mỏng, chườm lên vùng bị đau.
- Dùng ngải cứu: Lá ngải cứu xay để lọc lấy nước cốt. Thêm 3 thìa mật ong trộn đều rồi uống mỗi ngày vào buổi sáng.
- Ngay Tại Đây: Hướng Dẫn Đeo Đai Thoát Vị Đĩa Đệm Đúng Chuẩn Và Hiệu Quả
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm cũng giống cũng giống như các bệnh về xương khớp khác đều rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy phòng ngừa chính là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh xa căn bệnh này, cụ thể:
- Tập luyện các bài tập thể dục, thể thao vừa sức mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của hệ thống xương khớp và cột sống.
- Chú ý không mang vác đồ vật nặng hoặc vận động quá sức gây áp lực lên khớp và cột sống.
- Tránh ngồi, nằm và làm việc sai tư thế.
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao của bản thân nhằm giảm áp lực lên cột sống.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung protein, chất xơ, thực phẩm có lợi cho xương khớp.
Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn đã có lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa được không. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng những gợi ý trên đây có thể giúp ngăn chặn các biến chứng mà bệnh này gây ra.
Cùng Tìm Hiểu:
- Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Và Lưu Ý Cần Nhớ
- Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm, Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị