Đối tượng bị thoát vị đĩa đệm không chỉ có sức khỏe bị giảm sút mà khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt trong trường hợp nặng, họ cần đến sự hỗ trợ của người thân trong cuộc sống hàng ngày để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Vậy nên chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như thế nào là hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc về thắc mắc này cùng một số lưu ý quan trọng không nên bỏ qua.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Chúng ta đều biết, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến xương khớp, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó phổ biến là người lớn tuổi. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm suy giảm khả năng vận động.
Bên cạnh quá trình điều trị của bác sĩ, người mắc bệnh rất cần đến sự chăm sóc của những người thân xung quanh để có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Vậy chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như thế nào là hiệu quả và đúng cách?
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi bị đau
Đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân bị đau nhức khó chịu là vấn đề thường gặp. Những cơn đau có thể xuất hiện với tần suất dày đặc và ở mức độ nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp đúng cách. Để giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi hiện tượng đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động, bạn nên áp dụng các biện pháp như:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Đây là mẹo giảm đau nhanh được ưu tiên hàng đầu vì an toàn, không gây ra tác dụng phụ và có thể áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào. Việc chườm nóng mang đến công dụng hỗ trợ làm tăng thân nhiệt, làm giãn cơ, dây chằng, giảm sự nhạy cảm của dây thần kinh và ức chế cơn đau, đồng thời tăng tuần hoàn máu lưu thông giúp vết thương nhanh lành. Cùng với đó, chườm lạnh khiến thân nhiệt giảm, tốc độ dòng chảy của máu chậm lại, giảm phản ứng viêm và đau nhức. Mỗi lần chườm giảm đau nên giới hạn thời gian tối đa 20 phút, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp áp dụng mẹo chườm nóng hoặc lạnh không hiệu quả, bạn có thể cho người bệnh uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng và cách dùng để đảm bảo an toàn.
- Xem Ngay: 7 Loại Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Mỹ Hiệu Quả Nhất Thị Trường
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm
Kể cả sau quá trình điều trị bằng phẫu thuật hoặc đang áp dụng các biện pháp chữa trị khác, người bệnh đều cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng chuẩn với chế độ dinh dưỡng đó là:
Thực phẩm cần bổ sung:
- Canxi: Canxi là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, không chỉ có tác dụng làm chắc xương, tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho hệ xương khớp mà còn ngăn ngừa được tình trạng loãng xương và một số bệnh xương khớp khác. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên ăn cua đồng, tôm, sữa, cá để bổ sung canxi.
- Vitamin D: Tương tự như canxi, vitamin D cũng cần thiết cho hệ xương khớp, nó đảm nhận vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thụ được toàn bộ canxi để đảm bảo sức khỏe và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như trứng, cá hồi, tôm, hàu, yến mạch, sữa, nước ép trái cây,..
- Protein: Đây là thành phần dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ sự tăng trưởng của tế bào, phục hồi các tổn thương ở sụn, mô mềm. Thực phẩm giàu protein nên có trong thực đơn hàng ngày đó là bông cải xanh, thịt bò, hạnh nhân, yến mạch,…
- Chất xơ: Chất xơ không chỉ có vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa ổn định, kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng béo phì mà còn làm giảm đau nhức và tăng sức khỏe xương khớp. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, cần tây, bơ,…
- Omega-3: Thành phần này sau khi được đưa vào bên trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành prostaglandin hoạt động như một chất kháng viêm, giảm đau hiệu quả, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương. Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tốt nhất là bổ sung cá hồi, cá ngừ, đậu nành vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Thực phẩm cần tránh:
- Chất đạm, chất béo: Nếu dung nạp quá nhiều chất này, cơ thể cần sản sinh nhiều axit để có thể tiêu hóa, đồng thời khi đó lấy đi nhiều canxi để trung hòa axit, lúc này sẽ tăng khả năng đào thải canxi, gây ra quá trình lão hóa xương, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm thoái hóa. Vậy nên người bệnh cần tránh các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt cừu,…
- Thực phẩm nhiều fructose và purin: Các thành phần này tác động tiêu cực đến vị trí bị viêm, khiến các cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc và mức độ nặng hơn. Bạn không nên thêm dưa muối, cà muối hay nội tạng động vật vào thực đơn của người bệnh.
- Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa khiến hiện tượng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời gây ra tình trạng tăng cân không kiểm soát, gây chèn ép cột sống và xương khớp.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Người bị thoát vị đĩa đệm tuyệt đối không nên sử dụng nhóm thực phẩm này vì nó gây cản trở đến quá trình trị bệnh.
Đọc thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Chuyên gia giải đáp
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm với chế độ vận động
Thông thường, đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ khuyến khích nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, với tần suất phù hợp để tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp và giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra nhanh hơn.
Khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Để bệnh nhân cử động nhẹ nhàng, hạn chế gập, cúi, vặn mình và không thay đổi tư thế một cách đột ngột.
- Tốt nhất nên sử dụng đai lưng để cột sống được cố định khi di chuyển, đồng thời nên dùng tay đỡ hông, bả vai để hạn chế mức độ lệch lạc của đĩa đệm.
- Khi ngồi trên ghế cần nhắc nhở người bệnh ngồi thẳng lưng, đúng tư thế và dùng tựa lưng.
- Nên nằm trên mặt phẳng, đệm cứng, không nằm võng hoặc ghế sofa vì chúng có thể gây tổn thương cột sống.
- Không để người bệnh mang vác vật nặng hoặc nếu trong trường hợp cần thiết, nên nhắc nhở họ dùng lực từ cả bàn chân để nâng đỡ.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không nên ngồi hoặc đứng quá lâu với một tư thế, cần thường xuyên vận động, di chuyển nhẹ nhàng.
- Tìm Hiểu Thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Tê Chân, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bài tập vật lý trị liệu
Bệnh nhân gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu phù hợp với tình hình sức khỏe và mức độ bệnh. Do đó người nhà cần dành thời gian hỗ trợ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và tránh những biến chứng có thể xảy ra. Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị thoát vị đĩa đệm là:
- Xoa bóp, massage: Bạn sẽ dùng lực từ tay để tác động nhẹ nhàng lên vị trí vị tổn thương của người bệnh. Việc làm này giúp cơ bắp được thư giãn, làm nóng cơ thể, kích thích máu lưu thông, giảm đau nhanh và hỗ trợ sản sinh dịch nhờn để mô sụn vận động linh hoạt hơn.
- Châm cứu, bấm huyệt: Đây là bài tập tác động trực tiếp lên các huyệt đạo để giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu đến vùng bị tổn thương, giải phóng áp lực bị chèn ép trên đĩa đệm và dây thần kinh. Nếu là người có kinh nghiệm, biết xác định chính xác các huyệt đạo, nên thực hiện tại nhà, trong trường hợp chưa hiểu rõ kỹ thuật, bạn có thể đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để thực hiện.
Xem thêm: Điểm Mặt 5 Đai Đeo Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay
Chăm sóc sau khi phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, các cơn đau xảy ra liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm và khó có thể vận động, người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định phẫu thuật. Lúc này bạn cần chú ý đến cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau khi can thiệp ngoại khoa như sau:
- Trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật: Để người bệnh nằm yên trên giường, không nên vận động, di chuyển hay vặn xoắn cơ thể.
- Trong 2 – 4 ngày tiếp theo: Người nhà sẽ giúp đỡ bệnh nhân đi tiểu tiện, vệ sinh cơ thể. Lúc này bạn cần hỗ trợ bệnh nhân đứng dậy, di chuyển nhẹ nhàng, không vận động quá mạnh. Đồng thời nếu đang trong tư thế nằm, cần co chân từ từ và nghiêng người sang một bên rồi mới nâng thân ngồi dậy.
- Sau khi xuất viện về nhà: Hạn chế để người bệnh vận động mạnh hay mang vác vật nặng, cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu, tránh đồ ăn quá cứng, dai, cay nóng,…
- Trong 3 tháng sau phẫu thuật: Thường xuyên theo dõi người bệnh, nếu có những bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người bệnh tập bài tập vật lý trị liệu phù hợp.
Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Luôn theo sát quá trình vận động, tập luyện của bệnh nhân để hỗ trợ ngay khi xảy ra tình huống bất ngờ.
- Lắng nghe lời dặn của bác sĩ để chăm sóc người bệnh đúng cách.
- Phân chia từng loại thuốc để người bệnh sử dụng đảm bảo an toàn.
- Giúp bệnh nhân giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực.
- Khuyên nhủ bệnh nhân có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không nên thức khuya hoặc làm việc quá sức.
- Đưa bệnh nhân thăm khám theo lịch hẹn hoặc định kỳ 3 – 6 tháng mỗi lần để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường nếu có.
Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo và áp dụng nếu người thân của mình đang gặp tình trạng này. Hy vọng qua đó bạn đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích để hỗ trợ người bệnh đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
- Có Thể Bạn Chưa Biết: 4 Giai Đoạn Thoát Vị Đĩa Đệm Và Những Lưu ý Quan Trọng