Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Gây Khó Thở: Nguyên Nhân, Cách Chữa
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở xảy ra ở khá nhiều bệnh nhân lo lắng bởi nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị tình trạng này tại bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn khó thở
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở là hiện tượng đau nhức vùng thần kinh liên sườn kèm hiện tượng tức ngực, khó thở. Bệnh lý này do những nguyên nhân sau đây gây ra:
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống không chỉ gây đau nhức vùng cột sống thắt lưng và còn khiến người bệnh bị đau tức vùng ngực.
- Bệnh lý về tủy sống: Bệnh về tủy sống có khiến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn trầm trọng hơn và gây khó thở.
- Lao cột sống: Lao cột sống khiến người bệnh bị đau hai bên mạn sườn dữ dội và luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không muốn ăn uống.
- Chấn thương cột sống: Người bị chấn thương cột sống sẽ xuất hiện triệu chứng đau vùng sườn và khó thở, mệt mỏi.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Cơ thể có sức đề kháng kém sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa cao hơn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và gây đau nhức vùng thần kinh liên sườn.
- Ngồi sai tư thế: Ngồi làm việc hoặc vận động sai tư thế có thể khiến vùng ngực và bụng bị tác động và gây đau nhức cơ thể.
- Do ảnh hưởng của thuốc: Người dùng thuốc kháng viêm chứa corticoid trong thời gian dài cũng có thể nguy cơ bị đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở.
- Thời tiết thay đổi: Trời quá nóng, quá lạnh hoặc thời điểm giao mùa sẽ khiến người bệnh dễ mắc bệnh phải bệnh lý này.
Triệu chứng bệnh
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở có thể được nhận biết dễ dàng thông qua những triệu chứng sau đây. Người bệnh nên chú ý để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
- Đau nhức, tức ngực ở một hoặc hai bên ngực. Cơn đau sẽ lan đến mạn sườn theo từng đợt hoặc kéo dài liên tục.
- Khi dùng tay ấn vào vùng bị bệnh hoặc khi ho, khi hắt hơi, đổi tư thế đột ngột cơn đau sẽ tăng lên rõ rệt.
- Đôi khi tình trạng đau buốt như bị dao đâm kèm những khó chịu vùng ngực xuất hiện khiến người bệnh khó chịu.
- Một số trường hợp thở khò khè, thở dốc và luôn cảm thấy khó chịu.
- Triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều nhất khi bạn vận động mạnh hoặc vào buổi tối.
- Nếu nguyên nhân gây bệnh là do phát ban thì có thể bị phát ban, nổi mụn nước.
Khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên đây bạn cần đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám chữa, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nhận biết thêm các Dấu Hiệu Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn.
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh kèm theo triệu chứng khó thở có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh tim, bệnh về đường hô hấp. Vậy nên nếu không được điều trị kịp thời, một số tình trạng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải như:
- Đau mạn sườn, cơn đau tái phát nhiều lần trong ngày gây khó chịu.
- Đau nhiều có thể gây thiếu oxy, suy hô hấp, ngừng thở,…
- Sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu và người bệnh luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung.
- Một số biến chứng nặng hơn là mắc xơ cứng khớp, zona thần kinh hoặc ung thư vú.
Điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn có thể được điều trị bằng một trong những cách như: Áp dụng mẹo tại nhà, dùng Tây y chữa bệnh hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y. Tùy vào mức độ nặng nhẹ cũng như cơ địa của bệnh nhân và bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Áp dụng mẹo tại nhà chữa bệnh
Một trong những biện pháp chữa bệnh hiệu quả trong giai đoạn nhẹ đó là dùng những mẹo đơn giản, an toàn ngay tại nhà. Một số cách thực hiện đơn giản bạn có thể tham khảo như:
- Dùng cây rau má: Cây rau má bạn rửa sạch và say cùng 1 lít nước sau đó lọc lấy nước cốt để uống mỗi ngày. Phần bã có thể dùng để sao vàng cùng rượu hoặc muối để đắp lên chỗ đau nhức.
- Tập hít thở sâu: Biện pháp này giúp ngăn chặn tình trạng khó thở và giúp lồng ngực linh hoạt hơn. Cách thực hiện là người bệnh đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa ra trước mặt và lòng bàn tay ngửa lên trời. Từ từ hít vào rồi đưa 2 tay lên trời và hạ xuống.
- Uống trà gừng: Trà gừng có thể giúp giảm tình trạng bệnh khá hiệu quả. Bạn có thể dùng gừng đun cùng 300ml nước hoặc hãm với nước khoảng 10 phút. Khi dùng có thể thêm mật ong, nước cốt chanh khuấy đều để tăng hiệu quả sử dụng.
- Tắm nước nóng: Tắm với nước ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau khá hiệu quả. Ngoài ra, khi ngâm mình trong nước nóng cũng giúp người bệnh thư giãn, kiểm soát cơn đau ở lồng ngực và dễ chịu hơn.
Bạn cần biết: Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
Áp dụng Tây y chữa bệnh đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở
Một số thuốc Tây y giúp điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn bao gồm:
- Gel Capocaine: Thuốc giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm đau nhức và hạn chế tình trạng khó thở.
- Kem Capsaicin, miếng dán da: Các sản phẩm này giúp cải thiện cơn đau cũng như những áp lực lên xương sườn.
- Thuốc điều trị bệnh: Các thuốc được dùng phổ biến nhất là: Nortriptyline, Duloxetine, Amitriptyline, Desipramine, Venlafaxine, Imipramine,… Các loại thuốc này chỉ nên dùng khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc chống co giật: Một số thuốc chống co giật được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp có thể kể đến như: Pregabalin, Gabapentin, Oxcarbazepine, Carbamazepine,…
Chữa đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở ở đâu?
Người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ chữa bệnh dưới đây để đảm bảo việc điều trị diễn ra hiệu quả, chính xác.
- Bệnh viện Lão khoa Trung Ương: Đây là bệnh viện tuyến Trung Ương và giúp điều trị các bệnh về xương khớp, thần kinh cho mọi người. Tại đây ứng dụng nhiều kỹ thuật như X quang kỹ thuật số, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ,… giúp việc chữa bệnh, chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Người bệnh có thể đến đường Phương Mai, Hà Nội để được bác sĩ tư vấn khám chữa.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Đây là địa chỉ chữa bệnh bằng Đông y với hơn 150 tuổi và có thế mạnh về các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau dây thần kinh liên sườn…. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, các bài thuốc an toàn, lành tính được áp dụng, hàng nghìn bệnh nhân đã khỏi bệnh khi chữa trị tại đây. Liên hệ nhà thuốc để khám chữa bệnh ở Văn Cao, Hà Nội hoặc đường Đặng Dung tại HCM.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Địa chỉ này cũng là một trong những cơ sở khám chữa bằng Đông y được nhiều người tìm đến. Rất nhiều bệnh nhân xương khớp sau khi đến đây đã được chữa khỏi, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Liên hệ khám cùng Thuốc dân tộc ở Nguyễn Thị Định Hà Nội hoặc đường Hoa Lan của TP HCM.
- Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Là địa chỉ kế thừa những tinh hoa của Y học cổ truyền, ứng dụng những thành tựu của y học hiện đại, Quân dân 102 đã trở thành cơ sở khám chữa bệnh bằng Đông Tây y hàng đầu hiện nay. Không chỉ chữa bệnh xương khớp, yếu sinh lý, viêm da,… cũng là thế mạnh tại đây. Liên hệ khám cùng các bác sĩ tại địa chỉ này ở đường Lê Quang Đạo, TP Hà Nội và đường Nguyễn Văn Thương, Q.Bình Thạnh.
- Bệnh viện Quân Y 175: Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng và là địa chỉ hàng đầu cho người dân miền Nam đến khám chữa bệnh. Tại đây được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và có thể khám chữa được nhiều bệnh lý khác nhau nên người bệnh có thể yên tâm. Liên hệ khám chữa tại Bệnh viện ở Nguyễn Kiệm Q.Gò Vấp, TPHCM.
Biện pháp phòng tránh bệnh
Là bệnh lý khá nguy hiểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng những cách sau đây:
- Không mang vác đồ vật quá nặng làm việc quá sức và gây áp lực cho cơ thể.
- Chơi thể thao lành mạnh, nhẹ nhàng và phù hợp, tần suất vừa phải.
- Ngủ đúng tư thế và ngủ trên gối mềm, nệm êm.
- Ăn uống đủ bữa, bổ sung nhiều canxi, vitamin, omega 3.
- Không tự ý dùng thuốc và lạm dụng thuốc quá nhiều vì không tốt cho xương.
- Khi trời trở lạnh hãy giữ ấm cơ thể và có thể tiêm vacxin phòng bệnh đau dây thần kinh, zona, thủy đậu.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở là bệnh lý khá nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu thêm về cách chữa trị, phòng tránh bệnh để có một sức khỏe tốt và cuộc sống vui vẻ.
- Chuyên Gia Giải Đáp: Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Có Tự Khỏi Được Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!