Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý xương khớp khá phổ biến không chỉ khiến sức khỏe suy giảm mà còn ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động, sinh hoạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.
Định nghĩa đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn là thuật ngữ y học dùng để chỉ một cơn đau do bắt nguồn từ các dây thần kinh liên sườn (nằm ở tủy sống, dưới xương sườn). Cơn đau này có thể khởi phát một cách tự nhiên hoặc do nguyên nhân bệnh lý.
Bệnh được chia thành 3 loại là:
- Đau thần kinh liên sườn nguyên phát: Là cơn đau không thể xác định rõ nguyên nhân
- Đau thần kinh liên sườn tiên phát: Cơn đau này có liên quan đến yếu tố thời tiết và vận động sai tư thế.
- Đau thần kinh liên sườn thứ phát: Là cơn đau khởi phát do các bệnh lý về xương khớp và thần kinh.
Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn
Sau khi tách khỏi rễ chùng, các dây thần kinh liên sườn kết hợp cùng mạch máu tạo thành bó mạch. Bó mạch này chính là dây thần kinh gian sườn nằm ở vị trí bờ dưới của mỗi bên xương sườn. Vì mối liên quan như vậy mà các bệnh lý liên quan đến tủy sống, cột sống, xương sườn và cả thành ngực đều có thể tác động trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Ngoài ra, loại dây thần kinh này cũng nằm ở vị trí nông nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn tiên phát
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn tiên phát thường xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:
- Thời tiết lạnh.
- Vận động, ngồi làm việc sai tư thế hoặc vươn quá tầm với.
- Các cơn đau thường tăng dần cường độ mỗi khi tư thế thay đổi, hít thở sâu hoặc vận động. Tình trạng này tái phát thường xuyên gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân viêm dây thần kinh liên sườn thứ phát
Tình trạng này thường do các bệnh lý về cột sống, tủy sống và nhiễm khuẩn. Cụ thể:
- Thoái hóa cột sống: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến các dây thần kinh liên sườn bị đau. Thoái hóa cột sống gặp chủ yếu ở đối tượng đang trong độ tuổi lao động, nhất là người cao tuổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những cơn đau âm ỉ ở ngực xuất hiện cả khi vận động và lúc nghỉ ngơi.
- Lao cột sống hoặc ung thư cột sống: Hai bệnh này đều có thể gây ra những cơn đau dữ dội và cục bộ ở vị trí đoạn cột sống tương ứng sau đó lan sang hai bên sườn. Ngoài gây đau, lao cột sống và ung thư cột sống còn kèm theo hàng loạt các triệu chứng khác như sốt nhẹ về chiều, sụt cân, mệt mỏi.
- Bệnh lý tại tủy sống: Bệnh lý này thường gây đau một bên dây thần kinh liên sườn nhưng khi người bệnh đi khám cột sống lại thường không cho kết quả rõ ràng.
- Chấn thương cột sống: Hiện tượng đau thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn sớm khi người bệnh bị chấn thương cột sốt.
- Nhiễm khuẩn: Một số bệnh nhiễm khuẩn, trong đó điển hình nhất là bệnh zona cũng được xem là nguyên nhân khiến các dây thần kinh liên sườn bị đau.
- Sự thay đổi hormone khi mang thai: Bệnh đau thần kinh liên sườn cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể của họ cùng với sự phát triển của thai nhi gây chèn ép đáng kể lên khoang ngực.
- Nguyên nhân khác: Viêm đa rễ thần kinh, sức đề kháng kém, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa do dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài.
Đối tượng đau dây thần kinh liên sườn
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn thường gặp ở người trưởng thành đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động từ 20-50. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Người làm việc sai tư thế, lười vận động: Dân văn phòng, tài xế lái xe đường dài, thợ sơn, thợ cắt tóc...
- Những người làm công việc nặng nhọc: Nhân viên vận chuyển nhà, nhân viên vận chuyển hàng điện lạnh, ngư dân, nông dân, thợ kéo xe, thợ xây...
- Vận động viên, người có sở thích chơi các môn thể thao dễ chấn thương như đá bóng, đấu vật, cử tạ, trượt tuyết, bóng rổ...
- Người mắc bệnh viêm hệ thống, bị zona, nhiễm virus...
- Ngoài ra phụ nữ mang thai, người có sẵn bệnh lý nền, người gặp chấn thương khi tham gia giao thông... cũng có nguy cơ cao bị bệnh
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn bên phải hay bên trái đều có các dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Cơn đau mỏi khởi phát ở vùng cạnh sống hoặc là vùng liên sống – bả vai. Cảm giác này có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên đồng thời lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực và khu vực thượng vị.
- Cơn đau xảy ra âm ỉ, kéo dài cả ngày lẫn đêm. Cường độ đau tăng lên khi người bệnh hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
- Cảm giác đau thường xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Trong đó, đau nhất ở khu vực rễ sau lưng, đường nách giữa và sụn ức đòn. Ở các vị trí này, người bệnh dù ho hay thở đều đau.
- Trong trường hợp dây thần kinh liên sườn bị đau nhức do bệnh zona thì người bệnh sẽ có biểu hiện đau rát ở vùng tổn thương. Cơn đau có thể tái phát nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, da cũng xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, lan rộng dần theo sự phân bố của dây thần kinh liên sườn.
Biến chứng đau dây thần kinh liên sườn
Dây thần kinh liên sườn bị đau không phải là yếu tố gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Một số hệ lụy mà việc dây thần kinh liên sườn bị đau có thể để lại cho người bệnh là:
- Cơn đau xuất hiện dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Mất ngủ.
- Sa sút tinh thần, trí tuệ, ảnh hưởng đến công việc.
- Trầm cảm, sức đề kháng bị suy giảm.
Chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn
Khi tới bệnh viện thăm khám tình trạng dây thần kinh liên sườn bị đau, người bệnh sẽ được các bác sĩ áp dụng hai phương pháp chẩn đoán sau:
Chẩn đoán lâm sàng:
- Hỏi các triệu chứng bất thường mà người bệnh mắc phải.
- Ấn vào vùng xương sườn hoặc yêu cầu hít một hơi thật sâu. Nếu một trong hai động tác trên khiến người bệnh bị đau thì tình trạng dây thần kinh liên sườn bị đau có thể liên quan tới yếu tố bệnh lý.
Chẩn đoán cận lâm sàng:
- Chụp X-quang: Giúp đánh giá hình thái cột sống từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như thoái hóa cột sống hay lao cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp chẩn đoán nguyên nhân khiến dây thần kinh liên sườn bị đau từ các bệnh lý cột sống, thoát vị đĩa đệm, tủy sống hoặc viêm nhiễm…
- Xét nghiệm cơ bản: Gồm xét nghiệm tốc độ máu lắng, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Gồm xét nghiệm chỉ số ure, AST, ALT hay creatinin.
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Tùy vào từng mức độ bệnh mà bạn có thể tham khảo cách điều trị cơn đau tại vị trí dây thần kinh liên sườn bằng mẹo dân gian, biện pháp Đông y hoặc Tây y.
Mẹo dân gian
Rau má, lá lốt và sâm ngọc linh là 3 nguyên liệu thường được dân gian áp dụng để điều trị tình trạng dây thần kinh liên sườn bị đau. Bởi chúng đều giúp bồi bổ xương khớp, tăng cường sức đề kháng và chống oxy hóa.
Sử dụng cây rau má
Cách thực hiện:
- Lấy 2 nắm rau má tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn sau đó để ráo nước.
- Xay nhuyễn rau má cùng với khoảng 1 lít nước rồi lọc lấy nước cốt chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Mẹo dân gian với lá lốt
Cách thực hiện:
- Sử dụng 200gr lá lốt tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo nước.
- Vò nát lá lốt và cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước. Khi nước thuốc cạn còn khoảng 2 thì bạn mới được tắt bếp.
- Uống nước lá lốt khi còn ấm, ngày sử dụng 2 – 3 lần và duy trì đều đặn trong vòng 1 tháng để giúp giảm triệu chứng đau.
Sử dụng sâm ngọc linh
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lít mật ong, 100g sâm ngọc linh và bình thủy tinh.
- Rửa sạch sâm ngọc linh rồi thái thành lát mỏng.
- Cho sâm vào bình thủy tinh rồi đổ thêm mật ong đã chuẩn bị, đậy kín nắp và để nơi khô ráo, thoáng mát để ngâm trong vòng 1 tháng.
- Để giảm tình trạng dây thần kinh liên sườn bị đau, mỗi ngày người bệnh cần uống 1 chén nhỏ mật ong ngâm sâm ngọc linh (chú ý chia làm 2 lần uống).
Thuốc Đông y
Theo Y học phương Đông, nguyên lý điều trị cơn đau tại vị trí dây thần kinh liên sườn là “khu phong – tán hàn – trừ thấp – thông kinh hoạt lạc – trị thống”. Mục đích là làm cho các nguyên nhân gây bệnh biến mất hoàn toàn, từ đó kinh lạc thông lợi giúp hết đau.
Một số bài thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo để điều trị chứng bệnh này là:
Bài thuốc Đông y Tiêu dao tán gia giảm
Công dụng: Giảm đau do can khí uất kết.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị sài hồ, đương quy, bạch thược, hương Phụ, phục linh mỗi vị thuốc 40g, cam thảo 20g.
- Các vị thuốc trên tán thành bột, sử dụng 15-20g pha với nước ấm để uống, chia làm 3 lần uống.
Bài thuốc Đông y với phòng phong, khương hoạt
Công dụng: Điều trị cơn đau do lạnh đồng thời khu tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị phòng phong, đan sâm mỗi vị 12g, khương hoạt 10g, quế chi, bạch chỉ, xuyên khung, uất kim mỗi vị 8g; thanh bì 6g.
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị cho bài thuốc trên đem nghiền thành bột. Mỗi ngày sử dụng khoảng 15-20g bột thuốc pha với nước ấm để uống (chia làm 3 lần uống).
Bài thuốc Đông y điều trị trục ứ, thông lạc
Công dụng: Điều trị các triệu chứng như ăn uống kém, đau nhức, khó ngủ, hay gắt gỏng, trướng bụng do đau thần kinh liên sườn gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Tô mộc 20g; trinh nữ 16g; bạch thược, củ gấu mỗi vị 12g; ngũ đế túc, cam thảo 10g, phá môn, thạch sinh hoa 6g.
- Các vị dược liệu đã chuẩn bị đem sắc cùng 6 bát nước tới khi thuốc cạn còn 3 bát thì tắt bếp.
- Chia thuốc sắc được làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn để giảm đau, thông kinh lạc và điều hoà khí huyết.
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Bài thuốc đã được các lương y của dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu và bào chế thành công cách đây hơn 150 năm và được Bộ Y tế cấp phép trên toàn quốc.
Bài thuốc có 5 chế phẩm:
- Thuốc đặc trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn: Gồm tơ hồng xanh, vương cốt đằng, hy thiêm, chi mẫu, độc hoạt,...
- Thuốc hoạt huyết bổ thận: Gồm xích đồng, bách bộ, cành sung, bồ công anh, nhân trần, ba kích.
- Thuốc bổ gan giải độc: Gồm bồ công anh, kim ngân cành, hạ khô thảo, sài đất, tơ hồng xanh,...
- Thuốc kiện tỳ ích tràng: Gồm phục linh, bạch truật, hoàng kỳ, trần bì, quế chi, ý dĩ, phụ tử,..
- Thuốc xoa bóp: Gồm bạc hà, mã tiền, địa liền, đại hồi,....
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng Tây y
Có hai nhóm thuốc giảm đau thường được các bác sĩ sử dụng cho người bị đau nhức tại dây thần kinh liên sườn là:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Gồm paracetamol, ibuprofen, hay diclofenac,...Mặc dù không cần kê đơn nhưng những loại thuốc này lại không mang lại hiệu quả cao, thậm chí nếu trường hợp dùng quá liều có thể gây hại cho gan và dạ dày.
- Thuốc giảm đau hướng thần kinh: Là nhóm thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn và cần phải được bác sĩ kê đơn thì mới có thể sử dụng. Với thuốc này, bệnh nhân cần dùng liều thấp trước tiên sau đó mới tăng dần.
- Một số trường hợp, cường độ cơn đau quá dữ dội, người bệnh có thể cần tới một số loại thuốc giãn cơ. Mục đích của thuốc này là làm giảm co thắt các cơ gian sườn và thông qua đó giảm đau hiệu quả.
Hiện nay, đa số các bệnh nhân đều được bác sĩ yêu cầu dùng thêm một số loại vitamin nhóm B. Đây là nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ hoạt động của bao myelin và cả các tế bào thần kinh.
Phòng tránh đau dây thần kinh liên sườn
Để kiểm soát và phòng tránh tình trạng đau tại vị trí dây thần kinh liên sườn hiệu quả, bạn cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
- Không mang vác nặng, vận động sai tư thế, làm việc quá sức.
- Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ không khí xuống thấp, nhất là ở thời điểm giao mùa.
- Đeo dụng cụ bảo hộ khi phải tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Bạn nên tiêm phòng lao - căn bệnh có nguy cơ cao gây đau đau dây thần kinh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân khiến dây thần kinh liên sườn bị đau.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể thông qua việc ăn đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục thường xuyên và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Trên đây là thông tin tổng hợp về chứng đau thần kinh liên sườn. Nếu muốn khắc phục bệnh bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở chuyên khoa để được khám, điều trị.