Đau vai gáy là vấn đề liên quan đến xương khớp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Trong đó nếu các triệu chứng của bệnh phát triển ở giai đoạn thai kỳ sẽ gây lo ngại vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy trong trường hợp bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 8+ cách cải thiện các biểu hiện của bệnh hiệu quả, an toàn.
Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao – 8 cách cải thiện hiệu quả
Đau vai gáy là hiện tượng xuất hiện khi dây chằng, dây thần kinh và phần xương ở khu vực vai gáy bị chèn ép, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Phụ nữ mang thai, người thường xuyên vận động mạnh và người lớn tuổi là những đối tượng thường mắc chứng bệnh này. Vậy khi bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao để cải thiện? Tham khảo 8 cách an toàn và hiệu quả dưới đây:
Chườm giảm đau
Đối với các cơn đau liên quan đến cơ, xương khớp, bạn hoàn toàn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau ngay lập tức. Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, hỗ trợ làm giảm áp lực lên khớp, dây thần kinh, từ đó đẩy lùi cơn đau nhức, khó chịu, mang đến cảm giác thoải mái. Nếu bạn đang băn khoăn liệu bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao, hãy thử chườm nóng hoặc chườm lạnh. Cụ thể:
- Chườm lạnh: Bạn sử dụng một chiếc khăn mềm, sạch, bọc đá lạnh hoặc có thể dùng chai nước đá để chườm trực tiếp lên khu vực bị đau khoảng 15 phút. Chú ý không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể bị bỏng lạnh.
- Chườm nóng: Tương tự như chườm lạnh, bạn dùng khăn mềm ngâm qua với nước nóng hoặc sử dụng túi chườm để xoa trực tiếp lên vị trí bị đau vai gáy trong khoảng 15 phút. Tránh để làn da tiếp xúc trực tiếp với nước nóng hoặc nhiệt độ quá cao sẽ gây bỏng rát nguy hiểm.
- Tìm Hiểu Thêm: Đau Vai Gáy Sau Khi Sinh Mổ Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao – Dùng giấm táo
Đối với bà bầu khi bị đau vai gáy có thể sử dụng giấm táo để cải thiện triệu chứng, đẩy lùi cơn đau. Lý do là bởi các thành phần có trong nguyên liệu này, đặc biệt là chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả và nhanh chóng, trong khi cách thực hiện vô cùng đơn giản và an toàn.
Cách thực hiện:
- Bạn làm sạch khu vực bị đau nhức.
- Chuẩn bị miếng bông gòn sạch, ngâm vào giấm táo để phần dung dịch thấm vào bông gòn.
- Tiếp đến đắp trực tiếp lên vùng đau vai gáy khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Thủy trị liệu
Thủy trị liệu mặc dù còn khá mới đối với nhiều người nhưng khoa học đã chứng minh phương pháp này có hiệu quả giảm đau vai gáy rất tốt, đặc biệt an toàn cho bà bầu trong quá trình áp dụng. Thủy trị liệu sử dụng lực tác động của nước để massage cơ thể, thúc đẩy máu lưu thông, tạo cảm giác thư giãn, giảm đau nhức khó chịu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bồn tắm có chứa nước ấm, bà bầu ngâm mình sao cho nước ngập phần cổ vai gáy, để nước tác động lên khu vực bị đau từ 3 – 4 phút.
- Tiếp đến bạn chuyển sang sử dụng nước lạnh, ngâm trong khoảng 60 giây.
- Lặp lại chu trình này 2 – 3 lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn vì nước nóng có khả năng kích thích lưu thông máu, làm dịu các cơ đang bị co cứng, trong khi đó nước lạnh giúp giảm viêm, đẩy lùi cơn đau hiệu quả.
Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao – Xoa bóp
Xoa bóp cũng là một cách giảm đau vai gáy cho bà bầu hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Hoạt động này giúp tăng cường máu lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là vùng cổ vai gáy, đồng thời giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh, từ đó giảm đau nhanh chóng.
Bà bầu hoàn toàn có thể tự massage hoặc nhờ người khác xoa bóp để các thao tác được thực hiện dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn ngồi trong tư thế thẳng lưng, dùng tay massage nhẹ nhàng khu vực vai gáy đang bị đau liên tục trong vòng 15 – 20 phút.
- Nên sử dụng các loại tinh dầu như cam thảo, đinh hương, khuynh diệp để tăng hiệu quả giảm đau, thư giãn.
- Mẹ bầu nên thực hiện xoa bóp sau khi tắm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ và liên tục hàng ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
XEM THÊM: Miếng dán đau mỏi vai gáy tác dụng tức thì
Thực hiện bài tập giảm đau
Việc thực hiện các bài tập vận động không chỉ giúp đẩy lùi các biểu hiện của bệnh đau mỏi vai gáy mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở sau này. Các bài tập này có thể giảm chèn ép áp lực lên dây thần kinh, thư giãn các cơ, thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn.
Một số bài tập giảm đau vai gáy cho bà bầu bao gồm:
- Tập yoga tư thế con mèo: Bạn quỳ hai gối, cùng lúc đó chống hai bàn tay xuống sàn sao cho cổ tay tạo với phần vai thành một đường thẳng, phần đùi vuông góc với hông. Tiếp đến bạn hóp bụng, uốn cong lưng, cúi đầu xuống dưới. Nên thực hiện động tác này lặp lại khoảng 15 lần để mang đến hiệu quả cao.
- Ngồi vặn mình: Mẹ bầu ngồi khoanh chân, giữ lưng thẳng và 2 tay thả lỏng. Tiếp đến để chân phải vắt chéo qua đầu gối bên trái, kết hợp duỗi tay trái thẳng để giữ ngón chân trái, cho tay phải co ra phía sau lưng. Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây, trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác với bên còn lại.
- Bài tập hình thang: Đầu tiên đứng thẳng, cho 2 tay bắt chéo và đặt áp sát mông. Lúc này tay trái giữ phần cổ chân, kéo nhẹ, đầu nghiêng về bên trái. Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu và thực hiện lặp lại động tác này với bến còn lại. Chú ý mỗi bên nên tập khoảng 10 lần để tăng hiệu quả giảm đau.
- Đừng Bỏ Lỡ: Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Chi Tiết Kỹ Thuật Thực Hiện Và Lưu ý
Dùng nệm và gối
Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau vai gáy đó là thường xuyên ngủ nghiêng hoặc để tử cung bị chèn ép trong quá trình ngủ. Lúc này bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc sử dụng nệm chèn 2 bên hoặc dùng gối êm chuyên dành cho bà bầu. Những vật dụng này sẽ hạn chế được tình trạng ngủ nghiêng một bên hoặc chèn ép tử cung, mang đến giấc ngủ dễ chịu, ngon hơn, hỗ trợ tinh thần mẹ bầu thoải mái, đẩy lùi các cơn đau nhức vai gáy.
Trong trường hợp bà bầu thường xuyên phải ngồi lâu có thể dùng gối lót phần lưng và vai gáy cũng hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao – Tắm nước nóng
Nếu bạn chưa biết bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao, có thể áp dụng cách tắm nước nóng bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Nước nóng ấm vừa có tác dụng kích thích máu lưu thông khắp cơ thể, vừa làm thư giãn toàn thân và làm giảm các cơn đau nhức vai gáy. Cụ thể nhiệt độ từ nước sẽ hỗ trợ làm giãn nở các cơ, xương khớp, từ đó đẩy lùi các triệu chứng.
Việc tắm nước nóng trước khi đi ngủ là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với mẹ bầu vì nó giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon và sâu hơn, hạn chế hiện tượng đau mỏi vay gáy. Ngoài ra, khi tắm nước nóng vào sáng sớm sau khi thức dậy sẽ tạo cảm giác sảng khoái, thư thái, dễ chịu để bắt đầu một ngày mới năng lượng.
Sử dụng thuốc điều trị
Mặc dù trong quá trình mang thai, bà bầu được khuyến cáo hạn chế dùng thuốc Tây y, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt khi tình trạng đau trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau. Ngoài ra, phụ nữ bị đau vai gáy trong quá trình mang thai cũng được khuyến cáo dùng miếng dán, thuốc xịt hoặc thuốc bôi ngoài da để đẩy lùi cơn đau, kháng viêm vì nó ít ảnh hưởng tới thai nhi.
Cần chú ý khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bà bầu cần có sự cho phép của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống sẽ gây ra những nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.
- Gợi Ý Thêm: Top 11 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Được Mua Nhiều Nhất
Lưu ý khi điều trị và phòng ngừa đau vai gáy ở bà bầu
Bà bầu bị đau vai gáy cần được chú ý tìm cách cải thiện vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Để phòng ngừa và tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đặc biệt chú ý đến thực phẩm tốt cho xương khớp như thức ăn giàu sắt, vitamin C, E, K, canxi,… Cụ thể nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo,…
- Không ăn đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu bia, nước ngọt, chất kích thích,..
- Giữ tư thế đúng khi ngồi, nằm hay vận động để tránh giảm áp lực lên khu vực cổ vai gáy. Mẹ bầu không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu, đồng thời khi ngồi cần tránh ngửa cổ ra phía sau.
- Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm có biện pháp khắc phục nếu sức khỏe mẹ và bé có vấn đề bất thường.
- Tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp giảm đau nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng, stress vì nó sẽ khiến bạn bị đau nhiều hơn cùng nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
- Trong trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài không có hiện tượng cải thiện, vùng cổ không thể cử động, xuất hiện triệu chứng nặng như tê bì chân tay, rối loạn cảm giác, yếu cơ, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Trên đây là 8 cách giúp bạn trả lời câu hỏi bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao. Những biện pháp được gợi ý trong bài đều đảm bảo an toàn với phụ nữ mang thai và cho hiệu quả cao. Bạn có thể kết hợp nhiều cách để tăng hiệu quả điều trị bệnh, tuy nhiên cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ chữa trị tốt nhất.
Tham Khảo Thêm:
- Bệnh Đau Vai Gáy Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Chi Tiết
- Gợi Ý 12 Bài Tập Cho Người Đau Mỏi Vai Gáy Hiệu Quả Nhanh Chóng