Nội dung chính

Khi bị đau nhức xương khớp, mỏi vai gáy, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để giảm đau và hỗ trợ phục hồi các tổn thương, trong đó bao gồm bấm huyệt. Đối với hình thức này, bạn cần biết cách xác định chính xác huyết vị và thực hiện đúng thao tác để tránh những chấn thương và mang đến kết quả tốt nhất. Vậy bấm huyệt chữa đau vai gáy có thực sự hiệu quả không, kỹ thuật như thế nào và cần lưu ý điều gì? 

Bấm huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả thế nào?

Theo Đông y, đau vai gáy là hiện tượng thuộc chứng kiên tý, nguyên nhân do các yếu tố hàn, phong, thấp xâm nhập vào bên trong cơ thể, khiến khí huyết ứ trệ, tổn thương kinh lạc và gây đau nhức. Những bệnh nhân nặng hơn có thể đau toàn bả vai, lan xuống cánh tay, gây tê bì vai, cứng cổ và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Đau vai gáy có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào
Đau vai gáy có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào

Đau vai gáy không gây nguy hiểm nghiêm trọng, tuy nhiên hoàn toàn có thể cải thiện được bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có bấm huyệt. Đây là liệu pháp điều trị bệnh, giảm đau thường được ứng dụng trong Y học cổ truyền và thực hiện đối với bệnh nhân bị các vấn đề về xương khớp, bao gồm đau mỏi vai gáy.

Bấm huyệt là biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế nếu chưa biết đến các kỹ thuật chính xác. Cách làm này sử dụng lực từ bàn tay, day ấn, tác động trực tiếp đến các huyệt vị quan trọng trên cơ thể. Những huyệt vị này đều liên quan đến khu vực bị tổn thương. Khi đó các triệu chứng của bệnh được giảm đáng kể.

Y học cổ truyền có ghi chép lại rằng, bấm huyệt mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh, cụ thể:

  • Giúp sẽ giải phóng được khí huyết ứ trệ, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông và giảm đau nhanh chóng.
  • Hỗ trợ cơ thể tăng cường hấp thu dưỡng chất, đồng thời kích thích tái tạo nội sinh, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh từ bên trong.
  • Bấm huyệt giúp thư giãn cơ, giải phóng những chèn ép trên dây thần kinh, cải thiện hiện tượng co cứng ở khu vực vai gáy.
  • Các thao tác của biện pháp này tác động trực tiếp vào phần da, mạch máu và nhóm cơ, có tác dụng đả thông kinh mạch, đẩy lùi phong, hàn, thấp nhiệt – nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy.
  • Tăng tính linh hoạt, dẻo dai cho hệ xương khớp ở khu vực bị tổn thương, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
  • Đẩy nhanh tốc độ phục hồi những tổn thương bên trong xương khớp.

Có thể thấy, bấm huyệt chữa đau vai gáy có nhiều tác dụng đối với người bệnh, đặc biệt khá an toàn và dễ thực hiện, không gây ra những tác dụng phụ như thuốc Tây y. Do đó nếu đang gặp tình trạng này, bạn hãy thử áp dụng để hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng đau nhức mỏi vùng vai gáy.

Bấm huyệt chữa đau vai gáy có nhiều tác dụng đối với người bệnh
Bấm huyệt chữa đau vai gáy có nhiều tác dụng đối với người bệnh

Các kỹ thuật bấm huyệt chữa đau vai gáy đúng chuẩn

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là biện pháp đơn giản, hiệu quả cao, được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Thông thường, người bệnh sẽ khó có thể tự xoa bóp cho mình, thay vào đó sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của người thân. Tuy nhiên dù trong trường hợp nào, bạn cũng cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo tác dụng tốt nhất.

Một số kỹ thuật sử dụng trong bấm huyệt chữa đau vai gáy đúng chuẩn đó là:

Kỹ thuật xoa bóp

Xoa bóp là thao tác khá đơn giản và thường xuyên được áp dụng khi người bệnh bị đau nhức, khó chịu ở bất kỳ vị trí nào. Kỹ thuật này tác động một lực nhẹ nhàng đến vùng cổ và khu vực dưới cổ, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn đến những vị trí này, đồng thời mạch có thể giãn nở và mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích thụ cảm thần kinh tại chỗ, tránh hiện tượng phù nề.

Khi thực hiện xoa bóp, bạn sẽ dùng các đầu ngón tay để di chuyển nhẹ nhàng trên da từ cổ gáy đến hai vai theo vòng tròn. Để tránh ma sát với da và tăng hiệu quả cải thiện, bạn nên sử dụng thêm tinh dầu hoặc dầu bôi trơn.

Kỹ thuật nhào

Kỹ thuật nhào trong bấm huyệt chữa đau vai gáy tác động trực tiếp đến nhóm cơ, gân và mạch máu ở khu vực đang chịu tổn thương. Thao tác này hỗ trợ đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng ở vùng cổ và vai gáy, đồng thời còn tăng cường tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn khắp cơ thể, đặc biệt là khu vực bị bệnh, tránh co thắt quá mức.

Khi thực hiện, bạn cần sử dụng 2 tay để véo vào các vùng cơ ức đòn chũm, cơ thang và cơ delta một cách liên tục trong vòng 3 – 5 phút sẽ cho hiệu quả cải thiện tốt nhất.

Kỹ thuật này tác động đến nhóm cơ, gân và mạch máu
Kỹ thuật này tác động đến nhóm cơ, gân và mạch máu

Kỹ thuật day miết

Day miết cũng là kỹ thuật thường được áp dụng trong bấm huyệt chữa đau vai gáy. Thao tác này tác động trực tiếp đến vai và cổ, kích thích các mạch máu giãn nở, từ đó máu lưu thông tốt hơn để phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, kỹ thuật day miết còn tác động đến dây chằng, đám rối thần kinh để người bệnh có được sự thoải mái, thư giãn tốt hơn, tránh hiện tượng chèn ép gây co cứng và đau nhức ở cổ, vai, gáy. Đặc biệt day miết hỗ trợ tăng cường quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.

Để có thể thực hiện động tác này hiệu quả, bạn cần sử dụng gốc bàn tay để ấn nhẹ xuống da, di chuyển theo đường vòng tròn và thực hiện trong khoảng 4 – 5 phút. Tiếp đến, bạn sẽ sử dụng ngón tay cái để miết và kéo căng da, tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Kỹ thuật đấm chặt

Nếu muốn cải thiện các triệu chứng của bệnh đau vai gáy bằng cách bấm huyệt, bạn không nên bỏ qua kỹ thuật đấm chặt. Thao tác này tác động sâu đến hệ xương khớp, đặc biệt là khu vực bị đau. Công dụng chính của kỹ thuật này đó là gây ức chế dây thần kinh trung ương, từ đó mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh, tránh những cơn đau ảnh hưởng đến vận động.

Khi thực hiện kỹ thuật đấm chặt, bạn cần nắm lòng bàn tay chặt, sau đó dùng mô ngón út đấm nhẹ lên khu vực đang bị đau nhức. Tiếp đó duỗi bàn tay thẳng và dùng mô cơ ngón út để tác động trực tiếp vào phần cổ, vai, gáy, thực hiện liên tục khoảng 10 phút để giảm đau.

Thao tác này tác động sâu đến hệ xương khớp, đặc biệt là khu vực bị đau
Thao tác này tác động sâu đến hệ xương khớp, đặc biệt là khu vực bị đau

Tham khảo thêm: Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Đơn Giản, Mang Lại Hiệu Quả

Hướng dẫn các thực hiện với từng huyệt vị để giảm đau

Việc xác định chính xác các vị trí huyệt vị khi bấm huyệt chữa đau vai gáy vô cùng quan trọng, vừa giúp tăng hiệu quả điều trị, vừa đảm bảo an toàn, tránh gây chấn thương. Dưới đây là hướng dẫn cách xác định và thực hiện đối với từng huyệt vị trên cơ thể để giảm đau.

Huyệt Kiên Tỉnh

Huyệt Kiên Tỉnh rất dễ xác định, nó nằm ở đỉnh vai. Lúc này bạn cần kẻ đường thẳng nối liên từ huyệt Kiên Ngung đến huyệt Đại Chùy và lấy trung điểm của đường thẳng để xác định huyệt Kiên Tỉnh. Khi tác động vào huyệt vị này sẽ giúp cải thiện bệnh đau vai gáy và làm giảm áp lực chèn ép lên khu vực xung quanh.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng ngón tay trỏ và tay cái tác động lực nhẹ nhàng vào quanh huyệt Kiên Tỉnh, day liên tục khoảng 7 lần.
  • Tiếp đến thực hiện thao tác ấn mạnh hơn cho đến khi cảm thấy cơn đau nhức lan khắp bả vai hoặc đến các vị trí xung quanh. Lúc này bạn giữ nguyên thao tác khoảng 5 – 7 giây rồi thả ra, thực hiện liên tục khoảng 3 lần.
  • Trong trường hợp vẫn cảm thấy đau, nên bấm huyệt nhiều lần nữa.

Huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì có thể được xác định ở chỗ lõm của bờ ngoài cơ thang bám ở đáy hộp sọ và bờ trong ức đòn chũm. Đây được xem là nơi chứa gió từ bên ngoài vào, vậy nên trong trường hợp bị trúng phong hàn, tác động vào huyệt vị này sẽ giúp đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn đưa 2 ngón tay cái để áp vào 2 bên tai, sau đó day nhẹ vào huyệt Phong Trì từ 5 – 7 lần.
  • Tiếp đến, tác động vào huyệt vị với lực mạnh dần cho đến khi có cảm giác căng tức lan sang khu vực mắt, lúc này bạn giữ nguyên tay khoảng 8 giây rồi từ từ thả ra.
  • Nên lặp lại cách làm này 3 lần để đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất.
Bấm huyệt Phong Trì chữa đau vai gáy
Bấm huyệt Phong Trì chữa đau vai gáy

Huyệt Lạc Chẩm

Huyệt Lạc Chẩm nằm ở mu bàn tay, cụ thể là giữa 2 xương bàn tay số 2 và số 3, cách khớp bàn tay khoảng 0,5 thốn. Khi bạn tác động lên huyệt Lạc Chẩm sẽ cải thiện được các triệu chứng của bệnh đau nhức vai gáy, cho cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, bạn lấy ngón tay cái của tay bấm day nhẹ nhàng lên huyệt Lạc Chẩm từ 5 – 7 lần.
  • Sau đó dựng ngón tay cái vuông góc với bề mặt da, kết hợp ấn lực từ nhẹ đến mạnh cho đến khi có cảm giác căng tức và đau, bạn giữ nguyên tay trong 10 giây rồi từ từ thả ra.
  • Tiếp đến lặp lại các thao tác tương tự với bên còn lại, có thể thực hiện nhiều lần nếu các cơn đau vẫn còn.

Huyệt Liệt Khuyết

Để biết huyệt Liệt Khuyết nằm ở vị trí nào, bạn cần xác định chỗ lõm, cách lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn về phía xương quay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy huyệt vị này dựa vào phần lõm ở phía đầu tay trỏ khi chéo ngón trỏ và ngón cái. Huyệt Liệt Khuyết được biết đến là một trong các huyệt đạo quan trọng có thể cải thiện các cơn đau nhức ở vùng vai gáy. Do đó khi thực hiện bấm huyệt sẽ cho người bệnh cảm giác thoải mái và dễ chịu.

Cách thực hiện:

  • Để tiến hành bấm huyệt chữa đau vai gáy, bạn sử dụng ngón tay cái của tay đối diện để đặt lên huyệt Liệt Khuyết.
  • Lúc này day nhẹ huyệt theo hình tròn, tiếp đến sử dụng đầu ngón tay cái đặt thẳng đứng với bề mặt da và tác động vào huyệt với lực từ nhẹ đến mạnh.
  • Khi đã cảm thấy những cơn đau nhức ở khu vực này thì giữ nguyên tay trong khoảng 10 phút, từ từ thả ra.

Huyệt Kiên Trung Du

Huyệt Kiên Trung Du sẽ nằm ở khu vực ngang với đốt sống cổ 7 với khoảng cách 2 thốn khi đo ra ngoài. Huyệt vị này nằm trên đường kinh Tiểu trường chạy từ ngón tay út lên vai, vậy nên khi bạn tác động vào sẽ cho hiệu quả giảm đau vai gáy rất tốt.

Huyệt Kiên Trung Du ở khu vực ngang với đốt sống cổ 7
Huyệt Kiên Trung Du ở khu vực ngang với đốt sống cổ 7

Cách thực hiện:

  • Sau khi đã xác định chính xác huyệt vị, bạn dùng đầu ngón tay trỏ và ngón giữa để day ấn nhẹ lên huyệt Kiên Trung Du.
  • Tiếp theo, vừa day và sử dụng lực từ nhẹ đến mạnh để bấm cho đến khi cảm thấy đau nhức, bạn giữ nguyên tay trong khoảng 5 – 7 giây rồi từ từ thả ra.
  • Sau cùng, thực hiện các thao tác này từ 3 – 5 lần sẽ cho hiệu quả cải thiện tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Đau Vai Gáy Có Nên Tập Gym Không? Một Số Bài Tập Cho Người Bệnh

A Thị Huyệt

A Thị Huyệt không phải một huyệt đạo cố định, nó được Đông y gọi là lấy điểm đau làm huyệt. Bạn sẽ xác định bằng cách dùng tay day ấn nhẹ từ gáy xuống vai để tìm điểm đau nhức, đó chính là A Thị Huyệt. Tác dụng của việc bấm huyệt vị này đó là hỗ trợ các kinh huyệt được lưu thông, đồng thời giảm cơn đau nhức.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng đầu ngón tay cái để day nhẹ vào khu vực bị đau, sau đó bấm trực tiếp vào A Thị Huyệt.
  • Tiếp theo, bạn kết hợp thực hiện cả 2 thao tác này với lực tác động từ nhẹ đến mạnh để cảm thấy thoải mái nhất. Trong trường hợp cơn đau xuất hiện quá mức chịu đựng, nên điều chỉnh lực bấm phù hợp.

ĐỌC THÊM: Các bài tập chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả dễ thực hiện tại nhà

Lưu ý quan trọng khi bấm huyệt chữa đau vai gáy

Bấm huyệt chữa đau vai gáy mặc dù có cách thực hiện đơn giản và cho hiệu quả cao, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ làm giảm cơn đau và góp phần cải thiện các tổn thương, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Do đó người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phác đồ chữa trị tốt nhất.
  • Thời điểm tốt nhất để bấm huyệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ mang đến hiệu quả cao.
Thời điểm tốt nhất để bấm huyệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ
Thời điểm tốt nhất để bấm huyệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Việc xác định huyệt vị với người mới áp dụng phương pháp này không hề dễ dàng, do đó tốt nhất bạn hãy đến các cơ sở uy tín để được chuyên gia trực tiếp thực hiện.
  • Tuyệt đối bệnh nhân không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích trước, trong và sau quá trình bấm huyệt, đồng thời lúc này không nên ăn no.
  • Bên cạnh việc bấm huyệt chữa đau vai gáy, người bệnh nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập luyện các bài tập phù hợp, kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng.
  • Trong quá trình thực hiện nếu các cơn đau không thuyên giảm, ngược lại còn trở nặng hơn, bạn hãy nhanh chóng tìm đến gặp bác sĩ để được xử lý.

Trên đây là hướng dẫn cách xác định huyệt vị và các bước thực hiện bấm huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả nhất. Người bệnh có thể tự áp dụng hoặc nhờ người thân thực hiện tại nhà để giảm các triệu chứng, ngăn ngừa cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên điều quan trọng đó là bạn cần thăm khám với bác sĩ để có biện pháp điều trị dứt điểm.

Tìm hiểu thêm:

Câu hỏi liên quan

Trên thực tế, không ít người đã gặp phải tình trạng đau vai gáy. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu và còn ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt và công...

Xem chi tiết

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả người già và người trẻ. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và...

Xem chi tiết

Đau vai gáy là vấn đề liên quan đến xương khớp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Trong đó nếu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa