Ngứa da là một triệu chứng ai cũng từng gặp phải, bệnh nhân ngứa tại vị trí nhất định hoặc lan ra toàn cơ thể. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số loại bệnh như viêm da, vảy nến, nấm da,.. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên tình trạng này để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Định nghĩa ngứa da
Ngứa da là triệu chứng xuất hiện trên da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như nổi rát, mẩn đỏ, có hạt nước, sưng tấy,…khiến người bị ngứa thường xuyên gãi. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa da mà người bệnh cần biết để xử lý đúng cách khi gặp phải.
Tìm hiểu thêm: Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Nguyên nhân ngứa da
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và trong đó có cả các yếu tố bên trong và bên ngoài:
- Không vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng: Đây là một nguyên nhân hàng đầu khiến da bị ngứa. Môi trường ô nhiễm, không khí chứa nhiều bụi bẩn, lại thêm da không được vệ sinh kỹ khiến vi khuẩn, mồ hôi bí tắc tại các lỗ chân lông từ đó gây nên kích ứng và ngứa ngáy ở da.
- Khô da: Nếu tại vùng da bị ngứa không xuất hiện các triệu chứng bất thường khác thì có thể bạn đã bị khô da. Vào thời tiết mùa hanh khô hay khi cơ thể mất nước, tình trạng khô da kéo dài có thể khiến da ngứa, bong tróc, sần sùi, nứt nẻ…
- Dị ứng: Thời tiết, nhiệt độ, hóa chất, khói thuốc lá, hóa mỹ phẩm là những nguyên nhân có thể gây nên dị ứng trên da. Bên cạnh đó, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da.
- Dược chất: Trong các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào đó của thuốc, cơ thể phản ứng với các loại thuốc gây nên tình trạng phát ban và ngứa ngáy bên ngoài da.
- Côn trùng cắn: Các vết cắn và chất độc của côn trùng có thể làm xuất hiện triệu chứng ngứa da đồng thời đi kèm các dấu hiệu như tấy đỏ, phát ban tại vết cắn.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ có thai có thể gặp các dấu hiệu ngứa ở bụng, ngực, đùi và cánh tay do các vết rạn gây ra.
- Nguyên nhân khác: Các yếu tố như stress, thay đổi nội tiết tố đột ngột, căng thẳng… cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, ngứa có thể tự khỏi mà không cần sử dụng các loại thuốc trị bệnh.
Đọc thêm: Bệnh Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Đối tượng bị ngứa da
- Người thường xuyên sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại
- Người có sức đề kháng yếu kém, hệ miễn dịch suy yếu
- Cơ địa nhạy cảm, dị ứng với thức ăn lạ, thời tiết thay đổi đột ngột làm cơ thể không kịp thích ứng dẫn đến tình trạng dị ứng ngứa da.
- Những người mắc bệnh về gan, chức năng gan suy giảm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Triệu chứng ngứa da
Ban đầu cảm giác ngứa xuất hiện ở một vùng nhỏ nhất định, sau đó sẽ lan dần ra toàn bộ cơ thể. Vùng da bị ngứa có thể sẽ không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi đáng chú ý nào hoặc có khi gặp tình trạng:
- Nổi mẩn đỏ: Các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da ngay tại vị trí ngứa với các kích thước to nhỏ khác nhau.
- Sưng tấy, nổi nốt sần, mọc mụn nước: Các mụn nước thường mọc rải rác trên bề mặt da hoặc mọc lại thành từng chùm như cơm cháy. Nếu người bệnh dùng tay gãi sẽ làm các mụn nước bị vỡ ra và cơn ngứa sẽ nhanh chóng lây lan sang các vùng da xung quanh và tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.
- Xuất hiện tình trạng da sần sùi hoặc có vảy, da khô, da nứt nẻ
Đôi khi tình trạng ngứa ở da xảy ra trong một thời gian dài và ngày càng nặng hơn. Khi bạn gãi ở vùng da đó, cảm giác ngứa sẽ tăng lên và càng gãi càng ngứa.
Đọc thêm: Da Bị Ngứa Châm Chích Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý
Biến chứng ngứa da
Ngứa ở da có gây nguy hiểm không? Xét về bản chất, đây là một tình trạng khá phổ biến, thường gặp trong đời sống và không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi mắc tình trạng này người bệnh thường cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài ra, tình trạng này có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý da liễu hoặc bệnh lý nội khoa khác nhau. Dưới đây là một số căn bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy ở da, bạn đọc cần tham khảo:
Các bệnh da liễu:
- Viêm da: Là tình trạng gọi chung của các bệnh chàm, viêm nang lông, viêm da kích ứng, viêm da dầu, viêm da dị ứng,…Dạng bệnh này thường có biểu hiện khô rát vùng da bị ngứa, ngứa ngáy khó chịu thậm chí nổi mẩn đỏ.
- Nấm da: Tình trạng này bao gồm cả các bệnh lang ben, hắc lào, nấm kẽ tay chân, nấm da đầu,…Bệnh này thường có biểu hiện da bong tróc, tạo vảy, xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, đau rát vùng da bị tổn thương,…..
- Bệnh nổi mề đay: Là tình trạng bệnh trên da sẽ xuất hiện những nốt sẩn phù có kích thước khoảng từ 1mm hoặc cũng có thể lên đến vài cm. Những nốt sẩn phù này tồn tại trên da trong khoảng vài ngày rồi tự hết. Bệnh có thể trở thành mãn tính và tái phát nhiều lần trong năm. Khi nổi mề đay da thường sẽ có cảm giác ngứa, nóng rát, khiến người bệnh phải gãi liên tục.
- Vảy nến: Là bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Bệnh vảy nến thường có biểu hiện da bong tróc, đóng vảy thành mảng và xuất hiện các mụn mủ nằm ẩn dưới bề mặt da.
Các bệnh nội khoa:
- Bệnh tiểu đường: Nồng độ đường huyết trong máu tăng cao, lâu dần sẽ làm các mạch máu bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các tế bào da. Lúc này các vùng da bị thiếu dưỡng chất, sẽ khô và ngứa ngáy.
- Bệnh cường giáp hoặc suy giáp: Khi tuyến giáp bị ảnh hưởng, da sẽ xuất hiện các hiện tượng như ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn đỏ…
- Bệnh gan, thận: Gan và thận là 2 cơ quan chính thực hiện chức năng chuyển hóa và đào thải độc tố cho cơ thể. Các triệu chứng ngứa da thường xảy ra khi người bệnh mắc suy gan, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, suy giảm chức năng thận…. khiến quá trình đào thải độc bị đình trệ dẫn đến ngứa ngáy, nổi mụn, phát ban…
- Bệnh virus: Các virus như giang mai, lậu , HIV… có thể dẫn đến tình trạng da ngứa rát da, bong tróc, nứt nẻ, mụn nhọt…
- Các vấn đề về tế bào máu: Các cơn ngứa da thường xuất hiện sau khi tắm nước ấm hoặc nước nóng gây ra khiến da dễ bị ngứa rát, khô căng, nổi mẩn đỏ do các vấn đề liên quan đến thiếu máu thiếu sắt.
Tìm hiểu định nghĩa: Vảy Nến Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Điều trị ngứa da
Khi phát hiện tình trạng ngứa ngáy trên da người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu để thăm khám rõ tình trạng bệnh, để tìm ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Tây y chữa ngứa da
Dựa vào kết quả thăm khám để biết được chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm ngứa phù hợp. Một số loại thuốc trị mẩn ngứa phổ biến gồm:
- Kem bôi Hydrocortisone Cream 1%: Đây là thuốc kem bôi điều trị ngứa ở da, chuyên dùng cho những bệnh nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa, mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, ít gây tác dụng phụ, an toàn cho hầu hết mọi đối tượng sử dụng.
- Thuốc Dexamethasone: Thuốc thuộc nhóm Corticoid dùng theo đường uống, thường được các bác sĩ chỉ định dùng cho những trường hợp ngứa ngáy do nổi mề đay, viêm da tiếp xúc,…. Thuốc có tác dụng chính là chống viêm, ngăn chặn tình trạng ngứa ngáy trở nên lan rộng.
- Thuốc điều trị ngứa ngáy ở da Cetirizin: Là một loại thuốc trị mẩn ngứa do các bệnh mề đay, viêm nang lông, cơ địa bị dị ứng hoặc dị ứng do thời tiết thay đổi, viêm da và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về da khác. Dạng thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén và dung dịch.
ĐỪNG BỎ LỠ: Review TOP 15 Thuốc Trị Ngứa Da Mặt Tốt Nhất Thị Trường
Mẹo dân gian
Các mẹo dân gian chữa ngứa rát trên da tại nhà sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm và có cách thực hiện đơn giản. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Lá trà xanh: Đem lá trà xanh rửa sạch dưới vòi nước mạnh để trôi hết tạp khuẩn, bụi bẩn. Bỏ lá trà xanh vào nồi, thêm 1 thìa muối hạt cùng 3 lít nước lọc rồi đun sôi, đến khi thấy nước sôi có hơi nước bốc lên thì vặn nhỏ lửa và để sôi thêm khoảng 5 phút nữa rồi đổ ra chậu hòa cùng 1 ít nước lạnh và dùng để tắm.
- Lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch để ráo sau đó đem bỏ vào chảo cùng ít muối trắng để rang nóng, đảo đều trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó đổ hỗn hợp trên ra một chiếc khăn sạch, cột lại và chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi ngứa. Khi thấy bọc lá nguội đi, bạn có thể cho lên chảo sao lại và dùng tiếp. Nên sử dụng cách này ít nhất 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
- Nha đam: Trộn đều hỗn hợp gel nha đam và mật ong sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2-3 lần để thấy rõ kết quả.
Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn TOP 7 Cách Dùng Nha Đam Chữa Dị Ứng Da Mặt Cực Hay Và Hiệu Quả
Phòng tránh ngứa da
Để ngăn ngừa tình trạng gãi ngứa trên da, bạn cần nắm vững các biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:
- Việc đầu tiên cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể hằng ngày, bởi mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trên da nếu không được làm sạch kĩ càng sẽ rất dễ gây nên tình trạng ngứa da và các bệnh viêm nhiễm ở da.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nhất là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc nếu cơ địa của bạn khá nhạy cảm với các tác nhân này.
- Bổ sung nước và vitamin C cho cơ thể để da không bị mất nước, và cơ thể có sức đề kháng chống lại các yếu tố gây bệnh.
- Vệ sinh chăn màn, khăn tắm, quần áo sạch sẽ để tránh vi khuẩn bám trên các vật dụng này lây lan sang da.
- Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể như hải sản để không gặp phải các tình trạng ngứa ngáy trên da.
- Không nên tắm nước quá nóng và thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ da.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các triệu chứng ngứa da cũng như cách chữa trị và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Theo đó, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để có hướng điều trị đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Dị Ứng Hải Sản Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
- Dị Ứng Thời Tiết Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia