Da Bị Ngứa Châm Chích Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Da bị ngứa châm chích có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ngoài da như mề đay mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng da,… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu ảnh hưởng chức năng gan, thận hoặc các tổn thương bên trong cơ thể. Nếu chủ quan bỏ qua triệu chứng này, chúng ta có thể đối mặt với nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm, tốt nhất nên thăm khám kịp thời khi có bất thường về da.
Ngứa châm chích dưới da là tình trạng không hiếm gặp và có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng từ các độ tuổi khác nhau. Không ít người ban đầu vì chủ quan mà bỏ lơ dấu hiệu này, tuy nhiên, ngoài cảnh báo các vấn đề về da liễu, các chuyên gia nhận định đây có thể còn là dấu hiệu cho thấy những tổn thương từ bên trong, đặc biệt là gan. Vậy, cụ thể triệu chứng bị ngứa châm chích dưới da là dấu hiệu bệnh lý nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì?
Triệu chứng da bị ngứa châm chích khá phổ biến, mức độ nặng nhẹ biểu hiện ở mỗi người khác nhau. Có người chỉ bị ngứa châm chích đơn thuần, có người bị ngứa da kèm các biểu hiện khác như khô da, da sưng đỏ, bong tróc vảy hay nổi chàm đỏ như mề đay…. Cụ thể, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích từng vấn đề:
Da bị ngứa châm chích do bệnh mề đay
Đây là vấn đề đầu tiên rất nhiều người nghĩ đến khi có triệu chứng ngứa châm chích ở da. Rất nhiều người bị ngứa, nổi mẩn đỏ trên da do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng mỹ phẩm hay dị ứng thuốc, khói, bụi, hóa chất,…
Dị ứng mề đay biểu hiện rõ ràng nhất là nổi phát ban đỏ trên da, ngứa ngáy châm chích khó chịu, càng gãi càng ngứa lan rộng. Có nhiều trường hợp ngứa da có thể kết hợp với các biểu hiện khác như sưng phù, sốt,… Bệnh mề đay mẩn ngứa rất dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi, đặc biệt là sự tác động của dị nguyên.
Nếu không sớm điều trị dứt điểm, mề đay mẩn ngứa có khả năng tái phát hàng năm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc của người bệnh. Không ít người bệnh vì chủ quan mà bệnh chuyển biến thành mề đay mãn tính, gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng dưới da, sốc phản vệ,…
Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bị ngứa châm chích dưới da do gan tổn thương
Gan là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải độc tố trong cơ thể, vì thế cơ quan này rất dễ tổn thương nếu không được điều trị đúng cách, khi gan có vấn đề, các biểu hiện bất thường sẽ biểu thị qua da là điển hình nhất.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của gan có thể kể đến như thức khuya, làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất, ăn uống thiếu khoa học,… Tổn thương từ gan sẽ biểu hiện qua nhiều bộ phận khác, đặc biệt triệu chứng ngứa ở da là điển hình số 1.
Ngoài biểu hiện ngứa châm chích, nếu bạn còn thấy các dấu hiệu khác như da vàng, mắt vàng, mệt mỏi chán ăn, nước tiểu đậm màu,… thì nguy cơ mắc bệnh về gan rất cao.
Thận tổn thương khiến da bị ngứa châm chích
Thận và gan đều là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt 2 bộ phận này có chức năng thải độc, lọc máu để duy trì trạng thái bình thường, khỏe mạnh. Khi thận bị suy yếu hoặc tổn thương sẽ phát ra tín hiệu qua da, lúc này, một trong những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua là ngứa châm chích dưới da.
Nói một cách dễ hiểu, thận giữ vai trò lọc máu, đào thải độc tố, khi thận tổn thương, chức năng bài tiết suy yếu, chất độc tích tụ trong cơ thể sẽ bài tiết qua da gây nên hiện tượng ngứa. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị mụt nhọt, mẩn đỏ khắp người, ớn lạnh hay tiểu đêm, tiểu nhiều,…
Khi gặp các dấu hiệu này, bạn nên thận trọng và thăm khám sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Da ngứa châm chích do nhiễm giun sán
Trong một số trường hợp, nhiễm giun sán cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa châm chích dưới da. Nhiễm giun sán là hiện tượng giun sán ký sinh dưới da hoặc trong máu, trong phổi, gan hoặc nhiều bộ phận khác,… Từ đây dẫn đến các dấu hiệu bất thường như ngứa da, tiêu chảy, đau bụng,…
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm giun sán có thể kể đến như vệ sinh tay chân không sạch sẽ, không tẩy giun, không gian sống không sạch sẽ, tiếp xúc với vật nuôi,… Thông thường, cơn ngứa da do nhiễm giun sán không tự dứt nếu bạn không điều trị. Vì thế, khi phát hiện cơ thể mình có triệu chứng bất thường, cần thăm khám kịp thời và điều trị sớm.
Ngứa châm chích dưới da do rối loạn thần kinh
Hệ thống thần kinh ngoại biên bao gồm tổng hợp những sợi dây thần kinh ngoại biên về cảm giác, vận động. Khi hệ thống dây thần kinh này bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp các dấu hiệu ngứa châm chích dưới da, ngứa râm ran cả ngày hay đau nhói ở một số bộ phận trên da. Kèm theo đó, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng suy giảm vận động, mất vận động, vận động khó khăn, đau nhức xương khớp, hạ huyết áp,…
Đọc thêm: Đau Thần Kinh Tọa: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Biện Pháp Điều Trị
Bị ngứa châm chích dưới da do bệnh tuyến giáp
Trong trường hợp bạn bị ngứa châm chích dưới da kèm theo các biểu hiện như đau cơ khớp, tóc dễ xơ rối, da khô, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm ham muốn tình dục, xuất hiện bướu cổ, cổ sưng,… thì bạn nên thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.
Lúc này, cần bĩnh tĩnh và thăm khám kịp thời để bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ thích hợp nhất.
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị ngứa châm chích dưới da. Đây là bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần thận trọng với các dấu hiệu đi kèm như sút cân bất thường, thị lực giảm, khát nước thường xuyên, mệt mỏi,… Hãy tiến hành thăm khám sớm khi cơ thể gặp những triệu chứng trên.
Ngoài những bệnh lý kể trên, bị ngứa châm chích dưới da cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề như dị ứng thuốc, dị ứng hải sản, bị bệnh u lympho tế bào T, người đang trong thời kỳ mãn kinh, tác dụng phụ khi uống thuốc, rối loạn chức năng của tuyến giáp, bệnh HIV/AIDS, mang thai,…
Tốt nhất, để chẩn đoán chính xác bệnh lý mắc phải, khi bị ngứa châm chích dưới da, bạn cần theo dõi các triệu chứng đi kèm và đi khám để có hướng xử lý kịp thời.
Da bị ngứa châm chích khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các chuyên gia nhận định, da bị ngứa châm chích không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý hoặc tổn thương trong cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người bị, triệu chứng này còn có thể gây mất thẩm mỹ, các tổn thương ngoài da ngày càng nhiều, sâu hơn khi ngứa kéo dài không dứt.
Khi gặp tình trạng ngứa châm chích khó chịu, bạn cần chủ động liên hệ đến các bác sĩ chuyên khoa hoặc thăm khám ngay tại các cơ sở uy tín.
Trong nhiều trường hợp, ngứa da cũng có thể do kích ứng từ môi trường, dị ứng môi trường, dị ứng cơ địa, hải sản,… Lúc này ngứa thường kết thúc trong thời gian ngắn. Người bệnh cần theo dõi sát sao và thăm khám khi gặp trường hợp này:
- Ngứa ngáy châm chích diễn ra trên toàn cơ thể, đặc biệt ở các vị trí kín như bẹn, nách, thân mình, lưng, bụng,…
- Ngứa diễn ra dai dẳng không dứt (trên 2 tuần), càng gãi càng ngứa, mức độ tăng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh
- Ngứa da đi kèm các triệu chứng bất thường khác như mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân, sốt, tiêu chảy, mụt nhọt,…
Có thể bạn quan tâm: Dị Ứng Hải Sản Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Các phương pháp điều trị tình trạng da bị ngứa châm chích
Như đã nói ở trên, người bệnh cần thăm khám kịp thời để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bị ngứa da. Từ đây, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh lý, các biểu hiện, thể trạng cơ thể,… để đưa ra phác đồ điều trị, tư vấn cách xử lý hợp lý nhất cho mọi người.
Xử lý ngứa dưới da tại nhà bằng mẹo dân gian
Nếu trong trường hợp bạn bị ngứa dưới da không quá nghiêm trọng, nguyên nhân do kích ứng, dị ứng hoặc mề đay mẩn ngứa thì có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để hỗ trợ giảm ngứa. Một số mẹo nhỏ có thể lưu ý như:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lau khô người bằng khăn sạch, mềm, hạn chế sử dụng biện pháp sấy khô dưới nhiệt độ cao, sấy,..
- Dùng đá lạnh chườm lên da để làm giảm kích ứng và ngứa
- Thường xuyên dưỡng da bằng sản phẩm có thành phần chiết xuất từ tự nhiên để tránh kích ứng. Khi da được cấp ẩm thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng ngứa ngáy, châm chích.
- Bạn có thể tham khảo một số phương pháp tắm lá dân gian như sử dụng lá khế, lá bàng, lá trầu không đun với nước, pha thêm nước lã để tắm. Các loại lá kể trên đều có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, chúng hỗ trợ tiêu trừ vi khuẩn kí sinh trên da gây ngứa, khắc phục những tổn thương và làm dịu mẩn đỏ ở da.
Chú ý nên mặc quần áo rộng rãi, chọn chất liệu cotton hoặc lụa nhẹ nhàng, mát, hạn chế cọ xát vào da gây tổn thương nặng hơn, thấm hút mồ hôi tốt. Bạn nên hạn chế các trang phục bó sát, cứng, nhiều lông xù,… ma sát mạnh vào da khiến tình trạng ngứa ngáy thêm phức tạp.
Nên xem: 9 Cách Chữa Dị Ứng Da Mặt Bằng Mật Ong Hiệu Quả Nhất 2023
Dùng thuốc Tây điều trị da bị ngứa châm chích
Với trường hợp bạn bị ngứa da do các bệnh lý, tổn thương bên trong cơ thể như suy giảm chức năng gan, thận, mắc bệnh tuyến giáp, tiểu đường, HIV/AIDS,… các bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc điều trị bệnh lý “gốc” để cải thiện triệu chứng này. Tùy thuộc từng bệnh lý khác nhau mà đơn thuốc cũng sẽ khác, giới hạn trong nội dung bài viết này, chúng tôi không đề cập cụ thể đến từng đơn thuốc.
Trong trường hợp kê thuốc đơn lẻ để trị triệu chứng da bị ngứa châm chích, bác sĩ có thể cân nhắc kê cho bạn thuốc uống, thuốc bôi để giảm thiểu ngứa tại chỗ. Cơ chế hoạt động chung của các loại thuốc này là ức chế giải phóng chất trung gian hóa học, cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Một số loại thuốc thường dùng có thể kể đến như:
- Thuốc bôi ngoài da: Cụ thể là thuốc kháng sinh histamin điều chế dạng bôi (benadryl hay nytol), thuốc chứa thành phần corticoid (Gentrisone, thuốc Phenergan hay Silkron,…)
- Thuốc uống trị ngứa da: Thuốc Acrivastine, Dexchlorpheniramin, thuốc Cetirizin, Diphenhydramine,..
Các loại thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ngứa châm chích dưới da hiện được bán rất nhiều ở các hiệu thuốc, thậm chí không ít người chưa thăm khám nhưng đã mua thuốc về dùng, điều này rất nguy hiểm. Lưu ý rằng, các loại thuốc uống chữa ngứa da châm chích có thể đi kèm một số tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, ngủ nhiều,… chống chỉ định với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, mẹ đang cho con bú, người có bệnh lý nền (về tim mạch, huyết áp, gan, thận…)
Thế nên, tốt nhất khi điều trị bằng tây y, bạn nên thăm khám kỹ lưỡng, biết rõ nguyên nhân và sử dụng đúng theo đơn thuốc của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định.
XEM NGAY: Review TOP 15 Thuốc Điều Trị Ngứa Da Mặt Tốt Nhất Thị Trường
Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng triệu chứng da bị ngứa châm chích kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều người bị ngứa về đêm dai dẳng khiến họ mất ngủ triền miên, từ đây cũng sinh ra các vấn đề khác về hệ thần kinh, tâm lý nói riêng và sức khỏe nói chung. Vậy nên, khi gặp triệu chứng này, bạn cần bình tĩnh và thăm khám kịp thời để được tư vấn nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Chia Sẻ TOP 11 Cách Chữa Dị Ứng Da Mặt Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả
Thưa bác sĩ dạo này em cứ vận động là cơ thể ngứa như kim châm còn ngồi ko hay làm những việc nhẹ thì ko đôi lúc vẫn bị ngứa mùa hè thì em ko bị,cơ thể nóng lên em cũng bị ngứa