Dị Ứng Hải Sản: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
Dị ứng hải sản là tình trạng phổ biến ngoài làm bùng phát tổn thương trên da thì còn đi kèm với một số triệu chứng tiêu hóa và hô hấp. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng mà sẽ có giải pháp khắc phục phù hợp. Riêng đối với các trường hợp nặng thì tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ là rất cần thiết.
Dị ứng hải sản là gì?
Hải sản là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào nhưng lại rất dễ gây dị ứng. Dị ứng hải sản đề cập tới phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với protein có trong một số loại hải sản. Điển hình là các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, hàu, nghêu, sò, ốc…
Nguyên nhân trực tiếp là do hệ miễn dịch bị nhầm lẫn protein có trong các loại hải sản là dị nguyên. Sau đó kích thích cơ thể đối kháng bằng cách tăng sản sinh kháng nguyên (IgE) trong huyết tương. Đồng thời phóng thích histamine vào da cũng như niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa.
Lúc này, các triệu chứng trên da như nổi mề đay, phát ban da gây ngứa ngáy sẽ khởi phát. Một số biểu hiện khác đi kèm có thể là sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa cổ họng, đau bụng, tiêu chảy… Ngoài ra còn có thể làm bùng phát một số triệu chứng có liên quan tới cơ địa như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn hay viêm da cơ địa…
Thực tế cho thấy, mức độ dị ứng sẽ có sự khác biệt rất rõ rệt ở từng cá thể. Một số người, triệu chứng có thể kích hoạt ở mức độ nhẹ. Đôi khi chỉ gây ngứa ngáy cổ họng, đẩy hơi, đau bụng.
Nhiều trường hợp, hệ miễn dịch cũng có thể phản ứng quá mức với protein trong hải sản. Từ đó gây phóng thích 1 lượng lớn histamine vào trong niêm mạc và da. Lúc này các triệu chứng có thể biểu hiện cả qua da, cơ quan tiêu hóa và hô hấp.
Nếu sớm kiểm soát thì triệu chứng thường có xu hướng thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên dù hiếm xảy ra nhưng ở một số ít trường hợp, người bệnh có thể bị dị ứng nghiêm trọng. Điều này rất dễ dẫn tới sốc phản vệ, thậm chí là đe dọa cả tính mạng.
Chính vì vậy cần chủ động tìm hiểu các kiến thức cần thiết để có thể nhận biết sớm các triệu chứng dị ứng. Đồng thời có cách xử lý kịp thời và đúng đắn khi không may gặp phải tình trạng này.
Tìm hiểu khái niệm: Bệnh Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Về bản chất, dị ứng hải sản chính là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Cho đến nay, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, thông qua kết quả của nhiều nghiên cứu, các khoa học đã nhận thấy rằng, cơ chế bệnh sinh có sự liên quan mật thiết với vai trò của tế bào miễn dịch, kháng nguyên IgE và các thành phần trung gian.
Khi tiêu thụ một số loại hải sản, hệ miễn dịch có thể xác định nhầm protein trong hải sản là chất dị nguyên. Từ đó có xu hướng đối kháng bằng cách tăng nồng độ kháng nguyên IgE trong huyết tương.
Nồng độ IgE trong máu tăng sẽ kích thích tế bào mast và các tế bào bạch cầu hạt. Đồng thời thúc đẩy hoạt động phóng thích histamine vào niêm mạc và da. Trong khi đó, histamine lại chính là thành phần trung gian làm bùng phát các triệu chứng ngoài da, cơ quan tiêu hóa, hô hấp…
Thực tế cho thấy, tình trạng bệnh chỉ kích hoạt ở một số cá thể nhất định. Và nếu một người bị dị ứng nhiều lần thì mức độ dị ứng ở lần sau sẽ nặng nề hơn ở những lần trước đó.
Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị dị ứng hải sản:
- Độ tuổi:
Số liệu thống kê cho thấy, trẻ nhỏ và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với những người trưởng thành. Nguyên nhân là cơ quan tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc bị suy giảm chức năng. Điều này khiến cho protein trong các loại hải sản không được dung nạp hoàn toàn mà tích tụ lại trong cơ thể.
- Yếu tố di truyền:
Trên thực tế, người bị dị ứng hải sản thường có tiền sử cá nhân hay gia đình mắc phải các vấn đề sức khỏe có liên quan tới dị ứng. Điển hình như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng hay bệnh chàm.
- Cơ địa nhạy cảm:
Hầu hết những người bị dị ứng hải sản đều là do cơ địa quá nhạy cảm. Các trường hợp bị mắc các bệnh như viêm da cơ địa, nổi mề đay, hen suyễn, viêm xoang dị ứng… thì khả năng bị kích ứng khi dùng hải sản là rất cao. Cần đặc biệt cẩn trọng nếu bạn thuộc vào các trường hợp này.
- Chức năng nội tạng suy giảm:
Khi tiêu thụ thức ăn thì hàm lượng dưỡng chất sẽ được hấp thụ ở ruột non. Sau đó chuyển hóa qua gan và bài tiết tại đại tràng. Trường hợp các cơ quan này bị suy giảm chức năng thì các dưỡng chất sẽ không được chuyển hóa hoàn toàn. Chúng có xu hướng tích tụ trong cơ thể và kích thích các phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Từ đó làm bùng phát các triệu chứng dị ứng.
Tình trạng dị ứng hải sản thường sẽ không có mối liên hệ với với khối lượng thức ăn tiêu thụ. Nếu bạn bị dị ứng thì dù chỉ ăn một chút hải sản cũng có thể làm bùng phát triệu chứng. Còn các triệu chứng xảy ra do ăn quá nhiều hải sản thường liên quan tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nó không phải là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.
Xem thêm định nghĩa: Tìm Hiểu Bệnh Chàm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Các dấu hiệu nhận biết dị ứng hải sản
Khi dung nạp các loại hải sản gây dị ứng thì phản ứng có thể bùng phát chỉ một vài phút sau đó. Triệu chứng dị ứng thường khởi phát đột ngột. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp triệu chứng tiến triển chậm và âm thầm.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng dị ứng hải sản:
Biểu hiện ngoài da
Tổn thương bùng phát trên da là dấu hiệu khó tránh khỏi khi bị dị ứng hải sản. Các triệu chứng trên da thường thấy bao gồm:
- Da bị nổi mề đay hay ban đỏ. Kèm theo đó là tình trạng nóng rát và ngứa ngáy.
- Vùng da tổn thương có thẻ bằng phẳng hay nổi cộm lên so với các vùng da xung quanh
- Tổn thương da có xu hướng kích hoạt ở vùng mặt, cổ. Sau đó mới lan tỏa ra lưng, ngực và tay
- Bề mặt tổn thương da do dị ứng hải sản thương không bị nổi mụn nước, mụn mủ hay có vết thương hở
- Khi có phản ứng cào gãi hay chà xát thì tổn thương da có xu hướng bị phù nề. Tình trạng ngứa ngáy cũng trở nên dữ dội hơn
- Một số trường hợp bị dị ứng nặng thì vùng mặt có thể bị phù nề, mí mắt sưng húp lên.
Ngoài da, dị ứng hải sản có thể kích thích triệu chứng của các bệnh lý da liễu mãn tính bùng phát. Điển hình nhất là bệnh viêm da cơ địa hay viêm da dầu.
Các triệu chứng đi kèm khác
Ngoài gây ra tổn thương trên da thì dị ứng hải sản còn kích hoạt các triệu chứng đi kèm khác. Bao gồm:
- Sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và thở khò khè.
- Sưng lưỡi, cổ họng bị ngứa, phù nề.
- Ho khan hay khàn giọng.
- Chóng mặt, ù tai.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.
- Nếu bị dị ứng nặng có thể gây khó thở, thậm chí là ngất xỉu.
Đọc thêm: Bệnh Dị Ứng Hải Sản Khi Nào Thì Khỏi? Có Tự Khỏi Được Không?
Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?
Dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Các chuyên gia cho biết đa phần các trường hợp bị dị ứng hải sản đều không quá nghiêm trọng. Ở một số người, triệu chứng có thể tự biến mất trong thời gian ngắn. Hoặc chỉ cần can thiệp điều trị đúng cách thì triệu chứng sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.
Tuy nhiên, thực tế ghi nhận, một số trường hợp bị dị ứng hải sản còn có khả năng dẫn tới sốc phản vệ. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như choáng váng đầu óc, nghẹn cổ họng, khó thở, chân tay lạnh, hạ huyết áp… thì cần tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu không kịp thời kiểm soát, sốc phản vệ có thể gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, dị ứng hải sản còn kích thích sự bùng phát của một số bệnh lý có liên quan tới cơ địa. Ví dụ như sốt cỏ khô, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, viêm da cơ địa…
Trường hợp bị dị ứng hải sản nhiều lần thì triệu chứng ở những lần sau thường nghiêm trọng hơn ở lần trước. Nếu không chủ động phòng ngừa thì có thể làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ nếu tình trạng dị ứng kích hoạt nhiều lần.
Chẩn đoán tình trạng dị ứng hải sản
Triệu chứng dị ứng hải sản có thể bị nhầm lẫn với một số tình trạng dị ứng khác. Chính vì vậy, để chẩn đoán xác định, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng thì bác sĩ có thể yêu cần người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Bao gồm:
- Test da:
Nếu nghi ngờ triệu chứng dị ứng xảy ra là do ăn hải sản thì bác sĩ sẽ cho 1 lượng nhỏ protein có trong loại hải sản như tôm, cua tiếp xúc trực tiếp với da. Sau đó từ từ quan sát biểu hiện. Trường hợp có dị ứng xảy ra thì da sẽ xuất hiện mề đay, mẩn ngứa và phát ban.
- Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm máu được thực hiện với mục đích để đo nồng độ kháng thể IgE trong máu. Khi có dị ứng xảy ra thì nồng độ IgE sẽ tăng lên một cách bất thường. Nồng độ IgE trong huyết tương càng cao thì triệu chứng dị ứng càng bùng phát ở mức độ nặng nề. Đồng thời phạm vi ảnh hưởng cũng sẽ lớn hơn.
Có thể bạn quan tâm: Dị Ứng Hải Sản Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Hướng Điều Trị
Các phương pháp khắc phục tình trạng dị ứng hải sản
Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng, mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp xử lý phù hợp. Trong một số trường hợp, dị ứng có thể được chữa trị qua một số mẹo đơn giản tại nhà. Nhưng nhiều người phải cần sử dụng thuốc để kết thúc tình trạng này.
Khắc phục dị ứng hải sản ngay tại nhà
Nếu bạn bị dị ứng nhẹ, gây nổi mề đay, chảy nước mũi hay đau bụng nhẹ, thì một số mẹo tại nhà sau đây sẽ rất hiệu quả.
Với những trường hợp dị ứng gây tổn thương da
Đa số những người bị dị ứng bởi tôm cua, cá,… đều gây nổi mề đay, phát ban kèm ngứa âm ỉ hay châm chích, da sưng đỏ. Để giảm tình trạng này, bạn có thể áp dụng cách sau:
- Chườm lạnh, tắm nước mát: Những triệu chứng dị ứng da có thể được khắc phục bằng việc tắm nước mát hoặc chườm lạnh. Nó giúp làm mát da và cải thiện tình trạng ngứa, sưng đỏ trên da.
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn cần uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để điều hòa hệ miễn dịch, duy trì độ ẩm cho da cũng như cân bằng thân nhiệt.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ da trước những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng giúp da mềm mại, giảm ngứa ngáy.
Với trường hợp dị ứng hải sản gây triệu chứng hô hấp
Bên cạnh những tổn thương trên da, người bị dị ứng hải sản có thể gây triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho, ngứa họng. Lúc này bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây để cải thiện tình trạng này.
- Rửa mũi bằng nước muối: Nước muối sinh lý giúp làm dịu niêm mạc hô hấp và loại bỏ dịch tiết. Qua đó tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi cũng giảm dần.
- Súc miệng nước muối ấm: Nếu bị ngứa họng, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để giúp giảm ho, giảm ngứa, loại bỏ những dị nguyên bên trong họng và lưỡi.
- Dùng mật ong ấm: Mật ong ấm có thể giúp giảm ho, ngứa họng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, uống mật ong ấm cũng giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế những triệu chứng do dị ứng hải sản trong thời gian dài.
Với những người bị dị ứng gây tổn thương ở hệ tiêu hóa
Nếu tình trạng dị ứng gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn thì bạn có thể xử lý theo những cách như sau:
- Gây nôn: Nếu bạn thấy khó chịu dạ dày và đường ruột, hãy kích thích cổ họng để giúp nôn hải sản ra bên ngoài.
- Uống trà gừng: Nhờ tính ấm nên dùng trà gừng sẽ giúp bạn giảm lạnh bụng, tiêu chảy sau khi ăn hải sản. Ngoài ra, trà gừng cũng giúp giảm tình trạng nôn và buồn nôn.
- Ăn hạt sen: Hạt sen có thể giúp giảm tiêu chảy cũng như giảm dị ứng do hải sản. Bạn có thể dùng hạt sen nấu cháo và ăn trong 1 – 2 ngày để cải thiện tình trạng này.
Đọc thêm: Trẻ Bị Dị Ứng Hải Sản Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm
Dùng thuốc Tây y chữa dị ứng do ăn hải sản
Khi hiện tượng dị ứng gây ngứa cùng nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm đến y bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Thông thường, một số thuốc chữa dị ứng hải sản được nhiều người sử dụng là:
- Thuốc Epinephrine: Gồm thuốc dạng tiêm và dạng uống. Thuốc dạng tiêm dùng để chống co thắt và ngăn sốc phản vệ. Trong khi đó thuốc dạng uống dùng cho những người có cơ địa dị ứng, hen suyễn và dùng trong trường hợp cấp bách.
- Thuốc kháng histamin: Gồm Cetirizin, Phenergan, Certirizin, Chlorpheniramin,… Đây là nhóm thuốc được dùng chính trong điều trị hải sản và giúp ức chế phóng thích histamin, giảm triệu chứng bên ngoài da, hệ tiêu hóa.
- Thuốc bên ngoài da: Một số thuốc được dùng bôi ngoài da gồm sulfat kẽm, kem bôi chứa menthol hoặc thuốc chống ngứa,… giúp giảm mẩn đỏ, mề đay.
Thuốc Đông y đẩy lùi dị ứng hải sản
Một số vị thuốc trong Đông y có thể kết hợp giúp giảm tình trạng viêm ngứa do hải sản, bao gồm:
- Bài thuốc Đông y với mạch môn: Gồm mạch môn, kim ngân hoa, đan bì, huyền sâm, đương quy, sinh địa, đan sâm, cát cánh, bản lam căn. Các vị thuốc cho vào ấm sắc uống mỗi ngày để giúp giảm triệu chứng của dị ứng.
- Bài thuốc mề đay, dị ứng Đỗ Minh: Gồm diệp hạ châu, bồ công anh, hoàng kỳ, cà gai, tơ hồng xanh, sài hồ, ngải cứu,… Các vị thuốc kết hợp theo tỷ lệ vàng và giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm nhiễm, sưng đỏ, mẩn ngứa do dị ứng hải sản gây ra.
- Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang: Gồm bồ công anh, kim ngân cành, phòng phong, xuyên khung, ké đầu ngựa, ngải cứu, đương quy, diệp hạ châu,… Bài thuốc là sự kết hợp của 30 dược liệu quý giúp giảm ngứa da và bổ gan, hoạt huyết, cải thiện cơ địa, ngăn tình trạng dị ứng tái phát.
Nên xem: Chia Sẻ 11 Cách Điều Trị Dị Ứng Da Mặt Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả
Biện pháp khắc phục tình trạng dị ứng hải sản
Tình trạng bệnh thường có mức độ nghiêm trọng hơn nếu tái diễn ở lần tiếp theo. Chính vì vậy, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý:
- Tuyệt đối không tiêu thụ các loại hải sản mà bạn đã từng có tiền sử bị dị ứng với nói. Trường hợp bị dị ứng với tôm thì bạn cũng nên thận trọng khi ăn các loại hải sản có vỏ khác. Điển hình như hàu, sò, cua, nghêu…
- Khi ăn hải sản, tốt nhất cần rửa sạch và chế biến chín hoàn toàn. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ bị dị ứng và đau bụng.
- Trường hợp chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, bạn nên đọc bảng thành phần. Tránh mua các sản phẩm có chứa thành phần hải sản trong đó nếu bạn từng bị dị ứng.
- Khi chọn mua hải sản cần phải chọn loại tươi sống. Ngoài đảm bảo độ tươi ngon thì còn giúp an toàn hơn khi sử dụng.
- Tránh ăn hải sản chung với các thực phẩm giàu vitamin C. Bởi chất asen pentavenlent có trong một số loại hải sản khi ăn kèm với vitamin C có thể chuyển đổi thành asen trioxide. Đây là hoạt chất có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, gây ngộ độc và thậm chí là đe dọa đến cả tính mạng.
- Những người có cơ địa quá nhạy cảm nên hạn chế ăn các loại hải sản có nguy cơ dị ứng cao. Ví dụ như tôm, cua, mực, nghêu, sò, hàu… Thay vào đó có thể ăn các loại hải sản khác như cá thu, cá hồi, bào ngư…
Dị ứng hải sản là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cần cẩn trọng bởi một số trường hợp, tình trạng dị ứng có thể kích hoạt các triệu chứng nặng nề. Lúc này cần thăm khám bác sĩ và điều trị đúng cách để tránh gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị Dị Ứng Hải Sản Kiêng Gì Nhanh Khỏi? Các Biện Pháp Bạn Nên Làm
- Dị Ứng Hải Sản Dùng Thuốc Gì? TOP 3 Thuốc Điều Trị Bệnh Dứt Điểm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!