Với các trường hợp bị dị ứng hải sản nhẹ thì việc chăm sóc tại nhà có thể kiểm soát tốt triệu chứng. Tuy nhiên với các trường hợp nặng thì tốt nhất bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ. Vậy bị dị ứng hải sản nên dùng thuốc gì là tốt nhất? Vấn đề này sẽ được làm rõ cùng nội dung bài viết dưới đây.
Bị dị ứng hải sản có nên dùng thuốc không?
Dị ứng hải sản là tình trạng rất phổ biến không chỉ gây tổn thương trên da mà còn làm phát sinh các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa đi kèm. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể có phản ứng quá mức với protein có trong một số loại hải sản. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch nhầm lẫn các protein này là dị nguyên.
Tình trạng dị ứng kích hoạt khiến da bị phát ban, nổi mề đay gây ngứa ngáy rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, ho, ngứa cổ họng, đau bụng hay tiêu chảy. Mức độ biểu hiện của các triệu chứng ở mỗi cá thể là hoàn toàn khác nhau.
Ở các trường hợp bị dị ứng nhẹ thì triệu chứng có thể sẽ bùng phát đột ngột và giảm nhanh chỉ sau khoảng vài ba giờ. Tuy nhiên, một số ít người có thể gặp dị ứng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ. Thậm chí đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Riêng với các trường hợp bị dị ứng nặng thì việc dùng thuốc điều trị là rất cần thiết. Kết hợp dùng thuốc với chăm sóc điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng hơn. Đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan tỏa rộng và trở nên nặng nề. Việc dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ còn giúp hạn chế các vấn đề rủi ro phát sinh trong quá trình điều trị dị ứng hải sản.
Xem thêm khái niệm: Dị Ứng Là Bệnh Gì? Biến Chứng Bệnh Và Cách Điều Trị
Bị dị ứng hải sản dùng thuốc gì – Thuốc uống Tây y
Thuốc uống được dùng trong các trường hợp dị ứng hải sản gây ngứa ngáy dữ dội. Đồng thời làm phát sinh các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa hay có dấu hiệu sốc phản vệ.
Liệu bị dị ứng hải sản nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Dưới đây là một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê toa:
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine được dùng rất phổ biến với tác dụng khắc phục các vấn đề dị ứng. Trong đó có tình trạng dị ứng hải sản. Loại thuốc này sẽ giúp làm giảm một số triệu chứng như ngứa da, nóng rát và nổi mề đay, mẩn ngứa.
Một số loại được dùng phổ biến bao gồm:
- Loratadin:
Loratadin là thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến việc phóng thích histamine vào da. Ngoài ra còn giúp khắc phục các triệu chứng của viêm mũi dị ứng hay viêm kết mạc dị ứng. Tuy nhiên thuốc này không có tác dụng hỗ trợ với các trường hợp bị sốc phản vệ.
- Chlorpheniramin:
Clorpheniramine là một hoạt chất giúp làm giảm tác dụng của histamine tự nhiên trong cơ thể. Loại thuốc này có hiệu quả với các triệu chứng như ngứa mũi, phát ban, ngứa da, chảy nước mũi, nước mắt, ngứa cổ họng… Cần chú ý thận trọng bởi thuốc có thể làm giảm thụ lực, gây mệt mỏi, buồn ngủ và phản ứng chậm.
- Cetirizin:
Đây cũng là một loại thuốc kháng histamine có thể được bác sĩ kê toa trong điều trị dị ứng hải sản. Cetirizine HCl 10mg là thành phần chính có trong thuốc dạng viên nén. Còn dung dịch uống thì chứa hoạt chất Cetirizine Hydrochloride 1mg trong 1ml.
Có thể bạn quan tâm: Bị Dị Ứng Hải Sản Bao Lâu Thì Khỏi? Một Số Lưu Ý Cho Bạn
Bị dị ứng hải sản dùng thuốc gì – Thuốc Epinephrine
Thuốc Epinephrine hay còn được gọi là Adrenaline – Sản phẩm của Công ty Dược phẩm Teva (Hoa Kỳ). Với các trường hợp bị dị ứng hải sản ở mức độ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này. Mục đích là giúp chống co thắt đường thở và ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ.
Epinephrine có thể làm giảm sự giãn mạch xảy ra trong quá trình bị sốc phản vệ. Ngoài ra còn giúp làm giảm cơ trơn của phế quản, tăng glycogenolysis ở gan và gia tăng lượng đường trong máu.
Thông thường thuốc được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, với những người bị hen suyễn hay có cơ địa dễ dị ứng thì nên chuẩn bị thuốc Epinephrine ở dạng khí dung để dễ dàng sử dụng trong các trường hợp cấp bách.
Thuốc chống xung huyết
Thuốc chống xung huyết thường được chỉ định nếu tình trạng dị ứng hải sản làm bùng phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Điển hình như hắt hơi thường xuyên, chảy nước mũi, nghẹt mũi, niêm mạc mũi bị xung huyết.
Các thuốc chống xung huyết được dùng phổ biến bao gồm:
- Phenylephrine:
Đây là một loại thuốc chống xung huyết có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị dị ứng hải sản. Phenylephrine có tác dụng làm co các mạch máu ở trong đường mũi. Từ đó sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng hay viêm xoang bùng phát. Chú ý tuyệt đối không dùng cho người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, bệnh di truyền, phì đại tuyến tiền liệt…
Pseudoephedrine:
Cơ chế tác dụng của thuốc Pseudoephedrine là làm giảm xung huyết nhờ tác động thần kinh giao cảm. Nó có tác dụng làm giảm xung huyết rất hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Đồng thời làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt.
Đọc thêm: Trẻ Bị Dị Ứng Hải Sản Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không? Giải Đáp
Một số loại thuốc bôi trị dị ứng hải sản
Để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mề đay trên da thì bác sĩ còn có thể chỉ định dùng một số loại thuốc bôi. Ngoài giúp làm giảm triệu chứng thì còn tạo điều kiện thúc đẩy tổn thương da chóng lành hơn.
Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được dùng trong điều trị dị ứng hải sản:
Phenergan cream
Phenergan cream là thuốc bôi ngoài da có tác dụng khắc phục triệu chứng ngứa ngáy do côn trùng đốt, bỏng bề mặt, mề đay mẩn ngứa, kích ứng da do tia X… Ngoài ra, loại thuốc bôi này còn được dùng phổ biến trong việc làm giảm tình trạng ngứa ngáy do dị ứng thời tiết gây ra.
Hoạt chất Promethazin 0.2g là thành phần chính của Phenergan cream. Hoạt chất này thuộc nhóm kháng histamine tổng hợp có đặc tính là gây tê tại chỗ. Do đó Promethazin được dùng tại chỗ nhằm làm giảm ngứa ngáy. Đồng thời ngăn chặn các phản ứng do histamine gây ra.
Không sử dụng thuốc bôi trị ngứa Phenergan cho trẻ dưới 2 tuổi. Đồng thời không thoa lên tổn thương da bị chảy nước hay dịch và các tổn thương da do nhiễm trùng. Mặc dù có tác dụng giảm ngứa tốt nhưng thuốc này không được dùng trong điều trị bệnh chàm.
Kem làm dịu da chứa vitamin B5
Khi bị dị ứng hải sản, hàng rào bảo vệ da thường có xu hướng suy yếu do có tổn thương kích hoạt trên da. Điều này sẽ khiến cho làn da của bạn dễ bị nhạy cảm và kích ứng hơn so với bình thường. Vì vậy, việc sử dụng một số loại kem bôi có tác dụng làm dịu và phục hồi da khi bị dị ứng hải sản được cho là cần thiết. Nếu bạn chưa biết dị ứng hải sản dùng thuốc gì thì kem B5 là lựa chọn an toàn.
Vitamin B5 hay còn gọi là acid pantothenic – thành phần có khả năng làm giảm dị ứng và phục hồi da nhanh chóng. Thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm, làm giảm ngứa nhẹ. Đòng thời thúc đẩy tốc độ tái tạo các mô da mới.
Ngoài ra, vitamin B5 còn có tác dụng làm dày hàng rào bảo vệ da để tăng khả năng giữ ẩm cho da. Từ đó ngăn ngừa các tình trạng da khô ráp, bong tróc và thâm sạm sau khi bị dị ứng thời tiết.
Với các trường hợp dị ứng hải sản gây ra tổn thương da nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số kem có chứa vitamin B5 để làm dịu và hỗ trợ phục hồi da. Điển hình như Nature Republic Vitamin B5 cream, La Roche-posay Cicaplast Baume B5…
Tham khảo thêm: Dị Ứng Hải Sản Nên Kiêng Gì? Cách Xử Lý Khi Bị Bệnh
Thuốc corticoid dạng bôi
Thuốc bôi chứa corticoid thường được chỉ định trong các trường hợp dị ứng hải sản dẫn tới viêm da. Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng và chống viêm rất mạnh. Nhờ đó mà sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ, nổi mẩn và ngứa ngáy.
Corticoid hoạt động bằng cơ chế ức chế miễn dịch ngay tại vùng da dùng thuốc. Do đó, trường hợp tổn thương da có kèm theo nhiễm khuẩn thì nên dùng các loại kem bôi chứa corticoid và các hoạt chất khác sinh. Điều này giúp tránh tình trạng nhiễm khuẩn bùng phát mạnh.
Một số loại thuốc bôi có chứa corticoid như Dermovat, Flucina hay Eumovate thường chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn. Việc lạm dụng hay dùng kéo dài có thể gây mỏng da, giãn mao mạch hay giảm sức đề kháng của da. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dày sừng nang lông.
Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trị dị ứng hải sản
Đa số các loại thuốc bôi trị dị ứng hải sản đều có cách sử dụng tương tự nhau. Mặc dù liều lượng và tần suất dùng của từng loại có thể khác biệt. Điều này còn phụ thuộc vào biểu hiện của triệu chứng và mức độ dị ứng.
Việc dùng thuốc đúng cách sẽ giúp đảm bảo hiệu quả điều trị. Đồng thời tránh được các vấn đề rủi ro phát sinh trong thời gian sử dụng.
Nên dùng các loại thuốc bôi trị dị ứng hải sản theo hướng dẫn sau:
- Dùng xà phòng kháng khuẩn để vệ sinh tay và lau kho với khăn mềm
- Sau đó tiến hành làm sạch vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý
- Cần phản đợi cho da khô hoàn toàn trước khi thoa thuốc
- Lấy 1 lượng thuốc vừa đủ để thoa đều lên bề mặt da
- Đợi thuốc thẩm thấu rồi mới mặc quần áo
- Rửa tay lại với xà phòng kháng khuẩn để tránh thuốc dính vào mũi, mắt, miệng
Nếu da tay là vùng da cần điều trị thì bạn bỏ qua bước rửa tay sau khi dùng thuốc.
Có thể bạn quan tâm: TOP 3 Mẹo Chữa Dị Ứng Da Mặt Bằng Nước Muối Đơn Giản, Hiệu Quả
Thuốc nam chữa dị ứng hải sản an toàn
Để quá trình điều trị dị ứng hải sản triệt để hơn, ngoại trừ việc sử dụng các loại thuốc Tây đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng chỉ hỗ trợ khắc phục triệu chứng tạm thời. thì người bệnh nên sử dụng các bài thuốc nam, dựa theo phương pháp điều trị xưa của Y học cổ truyền nhằm loại bỏ hoàn toàn bệnh. Đây cũng là giải pháp điều trị được giới chuyên gia đánh giá cao.
Bài viết xem thêm
- Bị Dị Ứng Mỹ Phẩm Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Sần Sùi Ở Mặt Là Gì? Cách Chữa Dứt Điểm
- BỎ TÚI NGAY 11 Cách Điều Trị Dị Ứng Da Mặt Tại Nhà Hiệu Quả Nhất