Nội dung chính

Dị ứng da mặt nên uống hay bôi thuốc gì để nhanh khỏi? Tuy thắc mắc này được nhiều người bệnh quan tâm, nhưng để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên thăm khám để xác định mức độ dị ứng. Bởi, việc tự ý sử dụng thuốc luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Dị ứng da mặt nên uống hay bôi thuốc gì nhanh khỏi?
v

Dị ứng da mặt uống thuốc gì?

Dị ứng da mặt do nhiều nguyên nhân gây ra. Hầu hết những người bị dị ứng đều có cơ địa nhạy cảm và làn da dễ bị kích ứng. Khi tiếp xúc với dị nguyên từ bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, thời tiết thay đổi, thành phần mỹ phẩm, thức ăn,…trên da sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

Người bị dị ứng có thể điều trị tình trạng này bằng cách sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi kết hợp theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp làn da sớm phục hồi, phòng tránh tình trạng dị ứng để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ.

Vậy, dị ứng da mặt uống hay bôi thuốc gì? Dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại thuốc uống thường được sử dụng cho bệnh nhân bị dị ứng da mặt.

Xem thêm: Tình Trạng Dị Ứng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Phổ Biến Hiện Nay

1. Thuốc trị dị ứng da mặt Brompheniramine

Đây là một dạng thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa cho da mặt khi đang bị kích ứng. Brompheniramine được bào chế với nhiều dạng viên nén, siro, viên nén nhai hoặc cồn thuốc để người bệnh sử dụng được dễ dàng hơn.

Dị ứng da mặt uống thuốc gì?
Brompheniramine hỗ trợ giảm ngứa cho da mặt khi đang bị kích ứng (Hình ảnh minh họa)

Ngoài công dụng cải thiện tình trạng ngứa, mẩn đỏ, mề đay, sưng viêm, thuốc còn giúp hạ sốt, giảm ho, điều trị cảm lạnh do thời tiết thay đổi. Chính vì thế, khi bị dị ứng da mặt do nguyên nhân dị ứng thời tiết hay những vấn đề liên quan khác, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng Brompheniramine để điều trị.

Cách sử dụng và liều dùng:

Người bệnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua và sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn nếu quá liều, sai thuốc.

Với dạng viên nhai hoặc siro người dùng uống cách nhau 4 tiếng đến 6 tiếng đồng hồ 1 lần, viên nén sử dụng cách 8 tiếng đến 12 tiếng cho 1 lần uống. Không sử dụng quá 24mg trong một ngày.

  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Sử dụng 2mg/ 2 lần uống trong ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Sử dụng 2-4mg, mỗi lần uống cách nhau 6 – 8 giờ.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: Uống 4-8 mg, uống cách 6 giờ một lần.

Thuốc không phù hợp cho đối tượng bệnh nhân đang bị táo bón hoặc bí tiểu. Đặc biệt, cần thận trọng đối với người bị bệnh huyết áp, hen suyễn, bệnh tim hoặc rối loạn tuyến giáp. Tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với các bệnh nhi dưới 4 tuổi trước khi sử dụng thuốc.

Người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc Brompheniramine như đau đầu, buồn ngủ, miệng, mắt, mũi, họng bị khô.

Giá bán: Tham khảo trực tiếp tại các nhà thuốc hoặc cửa hàng bán thuốc tân dược uy tín, chất lượng.

2. Cải thiện dị ứng với thuốc Loratadin 10mg

Loratadin 10mg là một dạng thuốc kháng sinh thế hệ 2. Hiện nay, trên thị trường có bán hai dạng Loratadin là loại 10mg và 5mg. Thuốc được sử dụng phổ biến trong vấn đề điều trị tình trạng viêm mũi, ngứa hoặc nổi mề đay do dị ứng gây ra.

Dị ứng da mặt uống thuốc gì?
Loratadin 10mg là một dạng thuốc kháng sinh thế hệ 2

Người bệnh sử dụng Loratadin sẽ nhanh chóng giảm những biểu hiện của hiện tượng dị ứng da mặt như ngứa, mề đay dưới tác động của sự biến đổi thời tiết hoặc những vấn đề khác. Ngoài ra, thuốc cũng hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mũi hoặc viêm kết mạc do dị ứng.

Cách sử dụng và liều dùng:

Sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành sử dụng mỗi ngày 1 viên.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi, nặng dưới 30 kg uống nửa viên mỗi ngày.

Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đặc biệt, đối tượng có cơ địa mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, phụ nữ đang có bầu hoặc đang cho con bú thận trọng trước khi dùng. Tốt nhất nên thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.

Người bị dị ứng da mặt sử dụng thuốc Loratadin 10mg hơn 10 ngày thường sẽ nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như đau đầu, khô miệng,…Do đó, việc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ là cực kỳ quan trọng để phòng tránh những phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Giá bán: 23.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ (10 viên/ vỉ).

Tìm hiểu định nghĩa: Nổi Mề Đay Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Chẩn Đoán Và Điều Trị

3. Uống thuốc Hydroxyzine khi bị dị ứng da mặt

Dị ứng da mặt nên uống hay bôi thuốc gì? Hydroxyzine là một trong những loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị tình trạng viêm, ngứa và làm dịu da mặt do bị dị ứng. Bên cạnh đó, thuốc còn phát huy hiệu quả đối với tình trạng buồn ngủ, lo âu thường xuyên.

Dị ứng da mặt uống thuốc gì?
Hydroxyzine là một trong những loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị tình trạng viêm, ngứa và làm dịu da mặt do bị dị ứng

Dưới tác động của Hydroxyzine, hệ thần kinh trung ương bị ức chế. Do đó tình trạng đau rát và các tổn thương trên da được xoa dịu. Đồng thời, thuốc còn giúp kháng viêm, giảm ngứa ngáy da mặt khi bị dị ứng hiệu quả.

Cách sử dụng và liều dùng:

Hiện nay Hydroxyzine có hai dạng uống và tiêm trực tiếp. Người bệnh chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều trị tình trạng mề đay, mẩn ngứa do dị ứng, do viêm da thường sẽ có liều dùng tham khảo như:

  • Đối với trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi: Mỗi ngày uống 25-50mg, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Đối với trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày uống nhiều lần, sử dụng trong ngày từ 50-100mg.
  • Đối với người lớn: Uống mỗi ngày 50-100mg/ngày.

Không sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân đang mang thai hoặc những bà mẹ bỉm  sữa đang cho con bú. Thận trọng khi sử dụng, tuân thủ theo liều lượng được hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý gia giảm lượng thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng khi chưa được bác sĩ điều trị yêu cầu để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Giá bán: Tham khảo trực tiếp tại nhà thuốc uy tín.

4. Metasone 0,5mg – Thuốc uống cho da mặt bị ngứa

Dị ứng da mặt nên uống hay bôi thuốc gì cho nhanh khỏi? Đối với thuốc uống, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định loại Metasone. Thuốc có công dụng cải thiện tình trạng phát ban, viêm da tự miễn, dị ứng da mặt, nổi mụn li ti,…Ngoài ra, đối với trường hợp viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn bác sĩ cũng có thể chỉ định Metasone để điều trị khi cần thiết.

Dị ứng da mặt uống thuốc gì?
Metasone có công dụng cải thiện tình trạng phát ban, viêm da tự miễn, dị ứng da mặt, nổi mụn li ti,…

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên sẽ chứa 0.5mg là betamethasone. Công dụng chính giúp ức chế hoạt động của hệ miễn dịch sản sinh histamin gây dị ứng. Nhờ đó mà tình trạng viêm, kích ứng trên da được cải thiện, cơn ngứa ngáy, sưng viêm ngoài da được thuyên giảm đáng kể.

Cách sử dụng và liều dùng: 

  • Trẻ em trên 12 tuổi uống mỗi lần 1 –  2 viên, mỗi ngày sử dụng 2 lần.
  • Người lớn uống 3 viên/ lần. Ngày uống 3 – 4 lần.

Không sử dụng thuốc khi cơ thể đang bị nhiễm virus, nấm. Thận trọng nếu cơ thể quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể bị các triệu chứng khó chịu ở dạ dày hoặc rối loạn kinh nguyệt đối với nữ giới. Sử dụng tốt nhất theo hướng dẫn và theo dõi điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Giá bán: 25.000 – 30.000 VNĐ/ hộp

ĐỪNG BỎ QUA: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường điều trị mề đay dị ứng uy tín HÀNG ĐẦU, được bệnh nhân tin tưởng

5. Trị dị ứng với thuốc Methylprednisolone 40mg

Methylprednisolone là một trong những dạng thuốc kháng sinh có tá dược mạnh. Thuốc được sử dụng cho đối tượng viêm da nặng. Đặc biệt, trên da có mụn nước, mụn mủ hoặc mề đay, mẩn ngứa, vảy nến ở tình trạng nặng nề.

Dị ứng da mặt uống thuốc gì?
Trị dị ứng với thuốc Methylprednisolone 40mg

Ngoài những tác dụng kể trên, một số trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp, đau khớp, rối loạn nội tiết tố hoặc bệnh dạ dày,…cũng được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc Methylprednisolone. Bệnh nhân bị dị ứng da mặt nên uống thuốc gì? Methylprednisolone là một trong những sự lựa chọn được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.

Cách sử dụng và liều dùng:

Người bệnh sử dụng mỗi lần uống ½ viên, mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Đối với trường hợp dị ứng da mặt là trẻ em, liều dùng sẽ được bác sĩ hướng dẫn phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám và chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Thuốc Methylprednisolone không phù hợp với người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Ngoài ra, trường hợp phụ nữ đang mang bầu, đang cho con bú bị dị ứng da mặt trước khi sử dụng phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Những tác dụng phụ mà người dùng có thể gặp trong quá trình điều trị dị ứng da mặt bằng thuốc Methylprednisolone như mất ngủ, chảy máu cam, lông phát triển rậm rạp hơn hoặc đau nhức tại các khớp cơ.

Giá bán: Methylprednisolone 40mg khoảng 70.000 VNĐ/ hộp.

Dị ứng da mặt nên bôi thuốc gì?

Ngoài những loại thuốc uống kể trên, dị ứng da mặt nên bôi thuốc gì cũng là câu hỏi của nhiều người. Để kết hợp chữa những triệu chứng ngoài da, sử dụng thuốc dạng kem bôi có công dụng hữu hiệu, giúp người bệnh đẩy lùi nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Tham khảo các dạng thuốc được sử dụng dưới đây. Lưu ý nên tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng để có kết quả điều trị an toàn, hiệu quả nhất:

1. Dị ứng da mặt bôi Kobayashi

Dị ứng da mặt nên uống hay bôi thuốc gì? Kobayashi là dạng kem bôi được sử dụng nhiều trong việc cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phát ban hoặc chàm trên da,…Các hoạt chất có trong kem giúp giảm viêm, đồng thời dưỡng ẩm cho da, thúc đẩy quá trình tái tạo và ngăn ngừa nguy cơ tái phát dị ứng da mặt.

Dị ứng da mặt nên bôi thuốc gì?
Kobayashi là dạng kem bôi được sử dụng nhiều trong việc cải thiện tình trạng dị ứng da

Cách sử dụng và liều dùng: Dùng bôi trực tiếp lên khu vực da đang bị dị ứng. Trước hết nên vệ sinh sạch sẽ, sau đó thoa một lớp kem mỏng lên da. Sử dụng mỗi ngày 2 lần. Không thoa kem lên vùng da mắt, vết thương hở. Không sử dụng khi cơ thể mẫn cảm với thành phần nào có trong kem, đặc biệt sản phẩm chỉ dùng ngoài da, không nuốt.

Giá bán: 350.000 VNĐ/ tuýp 20g.

Có thể bạn quan tâm: Mách Bạn 11 Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả

2. Kem bôi da khi dị ứng da mặt Daiichi Sankyo

Daiichi Sankyo chứa các thành phần như tinh dầu bạc hà, crotamiton, prednisolone, velerate acetate,…Mang lại công dụng điều trị dị ứng da mặt hiệu quả. Ngoài cải thiện triệu chứng dị ứng, kem còn giúp làm sạch da, chống viêm nhiễm và giúp da kháng khuẩn nhẹ nhàng.

Sử dụng kem Daiichi Sankyo cho đối tượng bệnh nhân đang bị dị ứng da mặt. Ngoài ra, người bị eczema, mề đay, rôm sẩy hoặc bị côn trùng cắn cũng có thể sử dụng để điều trị.

Cách sử dụng và liều dùng: Mỗi ngày, người dị ứng sử dụng 2 – 3 lần. Trước khi thoa kem nên lưu ý vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ, thông qua đó các tinh chất sẽ thẩm thấu tốt hơn. Không bôi kem lên vùng da mắt và quanh miệng.

Kem Daiichi Sankyo không sử dụng cho trường hợp thủy đậu, vảy nến hoặc những nốt mụn có mủ, dịch bên trong, nhất là vết thương hở.

Giá bán: 350.000 – 400.000 VNĐ.

3. Dị ứng da mặt nên bôi thuốc gì? – Keratinamin

Keratinamin là một dạng kem bôi da điều trị tình trạng dị ứng da mặt ở mức độ nhẹ. Với các thành phần có thể kể đến như ure ioio urea 20%, axit glycyrrhetinic, gamma oryzanol,…Kem Keratinamin giúp cải thiện các nứt nẻ, đau rát trên da, thúc đẩy sản sinh tế bào mới, phục hồi nhanh các tổn thương.

Dị ứng da mặt nên bôi thuốc gì?
Keratinamin là một dạng kem bôi da điều trị tình trạng dị ứng da mặt ở mức độ nhẹ

Ngoài ra, kem còn giúp giữ ẩm, ngăn quá trình sản xuất quá mức melanin, giúp làm sáng da nhẹ nhàng. Sản phẩm phù hợp cho đối tượng bệnh nhân bị dị ứng da mặt. Ngoài ra, người bị á sừng, có da khô cũng có thể sử dụng Keratinamin.

Cách sử dụng và liều dùng: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người dị ứng sử dụng sản phẩm thuốc hoặc kem bôi cho phù hợp với mức độ dị ứng của mỗi người. Thông thường, đối với những tổn thương nhẹ trên da, người bệnh sẽ duy trì thoa kem mỗi ngày 2 lần, liên tục dùng trong 2 – 3 tuần.

Giá bán: 

  • 250.000 VNĐ – 380.000 VNĐ/ hộp.
  • 180.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/ tuýp.

Tìm hiểu thêm: Dị Ứng Da Mặt Có Tự Khỏi Được Không? Cách Xử Lý Bệnh Dứt Điểm

4. Kem làm dịu da Eczestop 

Eczestop giúp làm dịu những kích ứng trên da khi tiếp xúc với các dị nguyên gây hại từ bên ngoài. Kem có thành phần như dầu dừa, chiết xuất vỏ núc nác, và những tá dược vừa đủ khác. Công dụng chính giúp da bổ sung kẽm, làm sạch bề mặt da, sát khuẩn, chống viêm,…Ngoài ra, kem bôi còn giúp cấp ẩm cho da, giúp làn da trở nên mềm mịn hơn.

Dị ứng da mặt nên bôi thuốc gì?
Eczestop giúp làm dịu những kích ứng trên da khi tiếp xúc với các dị nguyên gây hại từ bên ngoài

Sử dụng sản phẩm cho đối tượng người đang bị viêm dạ dị ứng do tiếp xúc, chàm, viêm da tiết bã, và các dạng viêm da khác. Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ gây hại cho làn da.

Cách sử dụng và liều dùng: Làm sạch da, thoa một lớp kem mỏng lên da. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 3 – 4 lần.

Giá bán: 150.000 VNĐ – 170.000 VNĐ.

5. Cải thiện dị ứng da mặt – Bôi Hidem Cream

Hidem Cream được bác sĩ chỉ định đối với những bệnh nhân bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng hoặc kể cả bệnh chàm, á sừng,…Đây là một trong những kem bôi trị ngứa, dị ứng da mặt phổ biến. Thành phần có trong Hidem Cream là betamethason dipropionat, clotrimazol,…giúp giảm ngứa, giảm viêm, chống khuẩn cho làn da.

Cách sử dụng và liều dùng: Làm sạch da mặt, thoa kem lên da mỗi ngày 2 lần.

Không sử dụng cho đối tượng bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Đặc biệt, không thoa Hidem Cream trực tiếp lên mắt hoặc vết thương hở.

Giá bán: 110.000 VNĐ/ tuýp 25g.

6. Trị ngứa dị ứng da bằng kem bôi Derumarezone

Derumarezone được sử dụng phổ biến cho người dị ứng mỗi khi thời tiết giao mùa, thay đổi nhiệt độ. Sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản với các thành phần lành tính cho làn da.

Kem Derumarezone nhanh chóng cải thiện những tổn thương trên da, giảm dị ứng, giảm viêm và giúp da loại bỏ các tác nhân gây hại. Do đó, bác sĩ da liễu có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng kem tùy vào trường hợp cụ thể.

Cách sử dụng và liều dùng: Tương tự như những loại thuốc bôi ngoài da trị dị ứng da mặt, người bệnh sẽ làm sạch vùng da cần được điều trị. Sau đó, thoa một lớp mỏng kem lên da, tránh vùng da mắt, da quanh miệng. Mỗi ngày bôi 3 – 4 lần để xoa dịu dị ứng, phục hồi thương tổn cho làn da.

Giá bán: 245.000 VNĐ/ tuýp bôi 10g.

Những bạn đọc thắc mắc “dị ứng da mặt nên uống hay bôi thuốc gì?” hy vọng đã tìm được câu trả lời qua bài viết trên. Dị ứng da mặt mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều về yếu tố thẩm mỹ. Do đó, ngay khi bị dị ứng, bạn nên ngay lập tức ngừng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da, đồng thời thăm khám cùng bác sĩ da liễu để sớm điều trị tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Dị ứng hải sản khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Đây là một trong những tình trạng phổ biến mà nhiều thai phụ gặp phải. Do trong giai đoạn này, cơ thể...

Xem chi tiết

Bị dị ứng mỹ phẩm là một trong những tình trạng bị nổi mẩn đỏ, các đốm mụn viêm, phù nề và ngứa ngáy dữ dội... xảy ra rất phổ biến hiện nay do sử...

Xem chi tiết

Dị ứng mỹ phẩm là một trong những vấn đề da liễu phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều người. Điều đáng lo ngại là khi dị ứng xảy ra, các triệu chứng có thể...

Xem chi tiết

Dị ứng mỹ phẩm có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là mức độ tổn thương, tính chất da và cơ địa mỗi người. Tốt nhất hãy chú...

Xem chi tiết

Bị dị ứng mỹ phẩm nên kiêng gì? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc bởi những tổn thương trên làn da rất dễ bị tác động và ảnh hưởng từ các...

Xem chi tiết

Mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản có nên cho con bú không? Thắc mắc này đang nhận được sự quan tâm  của đông đảo mẹ bỉm sữa. Tình trạng dị ứng thức ăn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe