Nội dung chính

Mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản có nên cho con bú không? Thắc mắc này đang nhận được sự quan tâm  của đông đảo mẹ bỉm sữa. Tình trạng dị ứng thức ăn nói chung và dị ứng hải sản nói riêng, sau sinh khá phổ biến. Các triệu chứng dị ứng gây khó khăn cho mẹ bỉm trong vấn đề chăm sóc con. Bên cạnh đó còn có nguy cơ bùng phát dị ứng cho trẻ nhỏ qua sữa mẹ.

Mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản có nên cho con bú?
Nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm đến vấn đề khi bị dị ứng hải sản có nên cho con bú hay không

Vì sao mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản?

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghê khám chữa bệnh, lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn y khoa đài PTTH VTV2, VTC2 – Thầy thuốc nam tiêu biểu 2020 – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường) cho biết, giai đoạn mang thai cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết. Sau khi sinh, nhất là trong thời gian cho con bú, hormone trong cơ thể người mẹ cũng có nhiều biến đổi. Có thể nói, giai đoạn này cơ thể mẹ bỉm sữa khá nhạy cảm, dễ bị tác động không thua kém giai đoạn mang thai.

Tình trạng dị ứng có thể khởi phát bất cứ lúc nào, đặc biệt là đối với các mẹ có cơ địa mẫn cảm. Chỉ cần tiếp xúc với tác nhân gây hại từ bên ngoài có thể gây nên phản ứng kích ứng cho cơ thể. Một trong số đó không thể không kể đến trường hợp dị ứng thức ăn sau khi sinh, cụ thể là hải sản.

Mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân là do hoạt động của hệ miễn dịch bị suy giảm sau khi trải qua quá trình sinh nở. Do đó, khi dung nạp hải sản, thực phẩm được cho là có nguy cơ cao gây kích ứng cho cơ thể, khiến cho mẹ bỉm bị dị ứng.

Khi đó, trên da của mẹ sau sinh bắt đầu xuất hiện những mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Chúng có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau. Trong đó, mặt, cổ, lưng, cánh tay là các khu vực phổ biến nhất. Điều này gây ra nhiều trở ngại cho mẹ bỉm trong việc chăm sóc con. Ngoài ra tình trạng dị ứng hải sản còn ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe của các mẹ.

Xem thêm bài viết: Dị Ứng Hải Sản Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Mẹ sau sinh dị ứng hải sản có nên cho con bú không?

Vấn đề được đặt ra nhiều nhất khi đối mặt với tình trạng này là liệu rằng mẹ sau sinh dị ứng hải sản có nên nên cho con bú không. Theo các chuyên gia, phụ nữ trong thời kỳ cho con bú thường có nội tiết không ổn định. Kèm theo đó chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có thể tác động đến sức khỏe của cơ thể.

Mẹ sau sinh dị ứng hải sản có nên cho con bú không?
Mẹ sau sinh dị ứng hải sản có nên cho con bú không?

Tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ có thể khởi phát do tác động của các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, nguy cơ dị ứng thức ăn là khá cao nếu mẹ bỉm không lựa chọn thực phẩm phù hợp. Mẹ sau sinh dị ứng hải sản có thể bắt nguồn từ di truyền hoặc đột ngột khởi phát do cơ thể không ổn định sau sinh.

Mặc dù các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay khó chịu do dị ứng hải sản gây ra không lây lan từ người sang người. Đồng nghĩa với việc em bé sẽ không bị tác động nếu tiếp xúc ngoài da với mẹ. Tuy nhiên, do thức ăn của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho con bú nên việc em bé có thể vẫn sẽ bị dị ứng thông qua nguồn sữa mẹ.

Chính vì thế, khi bị dị ứng hải sản sau sinh, mẹ bỉm nên tạm thời ngừng việc cho con bú để tránh nguy cơ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Song song đó, mẹ nên nhanh chóng điều trị dị ứng trước khi quay trở lại cho con bú mẹ như bình thường.

CHUYÊN GIA ĐANG ONLINE

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG HẢI SẢN

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sau khi bú mẹ

Trường hợp bạn đã cho con bú sau đó phát hiện mình bị dị ứng khi ăn hải sản. Bạn nên theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ trong vài giờ khi con đã bú mẹ. Mặc dù có một số bé sẽ không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, thông thường khi bị dị ứng sữa mẹ, các bé sẽ có biểu hiện như sau:

  • Trẻ quấy khóc không rõ nguyên do, khó chịu, bứt rứt.
  • Trên da của trẻ bắt đầu xuất hiện một vài nốt ban đỏ, một số trẻ bị nôn sau khi bú vài giờ.
  • Trẻ hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho liên tục.
  • Trẻ sau khi bú mẹ bị tiêu chảy, phân lỏng.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sau khi bú mẹ
    Sau khi bú mẹ, bé có thể bị dị ứng biểu hiện thông qua tình trạng quấy khóc, phát ban trên da, tiêu chảy,…

Một số bé có những biểu hiện này nhưng không phải do dị ứng sữa mẹ. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến thăm khám y tế để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị cho phù hợp.

Đọc thêm: Trẻ Bị Dị Ứng Hải Sản Do Đâu? Có Chữa Được Không? Cách Phòng Ngừa

Cách giảm dị ứng hải sản cho mẹ bỉm sau sinh

Mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản có nên cho con bú không là một trong nhiều thắc mắc của mẹ bỉm sữa. Bên cạnh đó, khi bị dị ứng nên điều trị như thế nào để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa sau này cho con. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng cho mẹ bỉm sau sinh bị dị ứng:

Giảm ngứa bằng thảo dược thiên nhiên

Một số loại thảo dược mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm ngứa, cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da an toàn cho mẹ bỉm sữa. Chẳng hạn như lá bưởi, chanh, sả, bạc hà, gừng,…Những dược liệu này giúp mẹ bỉm thư giãn, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu, đồng thời còn giúp làm dịu da, trị dị ứng hải sản an toàn.

Mẹ bỉm có thể sử dụng những loại lá được gợi ý để nấu nước xông hơi hoặc dùng để tắm trực tiếp mỗi ngày để cải thiện tình trạng dị ứng. Các mẹ chỉ cần sử dụng ít nhất một loại lá. Đồng thời, nên kiêng gió và nước khi áp dụng phương pháp xông hơi.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc nam có thành phần đều chứa thảo dược tự nhiên lành tính. Các bài thuốc này không chỉ giúp chống lại những tác nhân gây bệnh hiệu quả, mà còn vô cùng an toàn cho sức khỏe phụ nữ đang cho con bú. 

Chườm nóng giảm ngứa dị ứng hải sản 

Mẹ sau sinh có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng, cho vào nước ấm và chườm trực tiếp lên khu vực đang bị dị ứng. Thông qua nhiệt độ của nước, mẹ sẽ giảm được tình trạng ngứa ngáy, giúp cơ thể được dễ chịu hơn.

Cách giảm dị ứng hải sản cho mẹ bỉm sau sinh
Chườm nóng giúp mẹ bỉm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu

Ngoài cách chườm bằng nước ấm, mẹ sau sinh cũng có thể sử dụng muối rang nóng, bọc vải và áp nhẹ nhàng vào da. Tránh sát trực tiếp muối có thể làm viêm nhiễm, trầy xước gây đau rát. Trong quá trình điều trị, các mẹ nên lưu ý không cào gãi da, sử dụng nhiệt độ nước hoặc muối rang vừa phải, tránh làm bỏng da.

Uống trà thảo mộc cải thiện dị ứng

Sử dụng trà thảo mộc giúp mẹ sau sinh giảm dị ứng ngay cả khi mẹ đang cho con bú. Biện pháp này không chỉ cải thiện tình trạng kích ứng ngoài da mà còn giúp mẹ sau sinh trẻ hóa làn da, giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc hơn.

Tham khảo các loại trà như trà hoa cúc, trà gừng, trà cam thảo táo gai, atiso,…Khi sử dụng trà thảo mộc, mẹ bỉm có thể tận dụng cả phần bã đắp lên vị trí da bị mẩn đỏ để giảm ngứa. Tác dụng của trà giúp mẹ sớm loại bỏ độc tố tồn đọng bên trong cơ thể, giảm dị ứng và hỗ trợ cải thiện vóc dáng sau sinh hiệu quả.

Các biện pháp kể trên phù hợp cho đối tượng mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản nhẹ. Nếu nhận thấy tình trạng ngày càng nghiêm trọng không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt là mẹ bỉm có hiện tượng sưng phù mắt, miệng sau khi ăn hải sản nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Dựa vào tình trạng thực tế của mẹ sau sinh, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương án điều trị cho phù hợp, nhanh chóng nhất để mẹ sớm trở lại cho con bú bình thường.

Tham khảo thêm: Bị Dị Ứng Hải Sản Uống Thuốc Gì Tốt Nhất? TOP 3 Thuốc Điều Trị Hiệu Quả

Lưu ý cho mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản

Khi bị dị ứng hải sản trong thời gian cho con bú, ngoài việc tạm ngưng cho con bú, mẹ bỉm nên lưu ý thêm một số vấn đề sau để sớm chấm dứt tình trạng dị ứng:

Lưu ý cho mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản
Lưu ý cho mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm phù hợp. Tránh ăn những loại có nguy cơ làm gia tăng dị ứng như thịt bò, sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò, đậu phộng,…
  • Giữ vệ sinh da, lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, hạn chế để cơ thể đổ mồ hôi làm mẩn ngứa bùng phát dữ dội hơn.
  • Uống nhiều nước, ăn trái cây, nhiều rau xanh giúp thanh lọc cơ thể, sớm loại bỏ hết độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế đi ra ngoài trời nắng, trời có nhiều gió để giảm nguy cơ ảnh hưởng cho làn da đang bị dị ứng. Đồng thời, mẹ bỉm tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, môi trường có hóa chất độc hại, khói bụi,…để bảo vệ sức khỏe.
  • Đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, đặc biệt là trường hợp bệnh dị ứng nghiêm trọng hơn. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để tình trạng sớm cải thiện, mau chóng chữa dứt bệnh để quay trở lại cho con bú mẹ như bình thường.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc: “Mẹ sau sinh bị dị ứng hải sản có nên cho con bú không?”. Bên cạnh vấn đề này, bài viết cũng gợi ý một vài phương pháp cải thiện dị ứng an toàn cho mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, để đảm bảo việc điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả, các mẹ nên kết hợp với thăm khám y tế để xác định mức độ dị ứng và có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu? Vấn đề này đang là thắc mắc mà đa số người bệnh quan tâm. Do dị ứng thời tiết...

Xem chi tiết

Bị dị ứng mỹ phẩm nên kiêng gì? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc bởi những tổn thương trên làn da rất dễ bị tác động và ảnh hưởng từ các...

Xem chi tiết

Dị ứng da mặt kéo dài bao lâu và có thể tự khỏi không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với trường hợp bị dị ứng nhẹ thì tổn thương có thể tự...

Xem chi tiết

Dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Có chữa được không? Vấn đề hiện đang là thắc mắc của nhiều người. Tình trạng dị ứng có thể gây nên nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa...

Xem chi tiết

Bị dị ứng mỹ phẩm là một trong những tình trạng bị nổi mẩn đỏ, các đốm mụn viêm, phù nề và ngứa ngáy dữ dội... xảy ra rất phổ biến hiện nay do sử...

Xem chi tiết

Dị ứng hải sản khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Đây là một trong những tình trạng phổ biến mà nhiều thai phụ gặp phải. Do trong giai đoạn này, cơ thể...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe